Chứng khoán Mỹ tăng vọt sau tin tốt
Ngày 18/9, nhiều thông tin hỗ trợ đã giúp chứng khoán Mỹ có ngày tăng điểm ấn tượng nhất trong 6 năm qua
Ngày 18/9, nhiều thông tin hỗ trợ đã giúp chứng khoán Mỹ có ngày tăng điểm ấn tượng nhất trong 6 năm qua.
Chứng khoán Mỹ: Phiên tăng điểm mạnh nhất trong 6 năm
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 10 tại NYMEX trong ngày 18/9 đã tăng 72 cent/thùng, tương đương 0,74%, chốt ở mức 97,88 USD/thùng.
Ngày 18/9, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 13/9 đã tăng 10.000 lên 455.000 từ 445.000 tuần trước đó.
Thông tin mới nhất liên quan đến khối tài chính Mỹ, theo hãng tin CNBC, Ngân hàng Morgan Stanley đang đàm phán để sáp nhập với Wachovia nhằm tránh một kết cục tương tự như Lehman Brothers trong thời gian qua.
Đây là thông tin gây bất ngờ vì trong quý 3 vừa qua, Morgan Stanley vẫn thu về 1,41 tỷ USD lợi nhuận sau thuế, tương đương 1,32 USD/cổ phiếu. Theo giới phân tích nhận định, nếu việc sáp nhập này xẩy ra với Morgan Stanley, thì Phố Wall có thể sẽ xẩy ra những biến động mạnh.
Hôm thứ Năm, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) đã áp dụng quy định cấm bán khống (Short Sales) đối với cổ phiếu của 19 hãng tài chính nhằm tránh một cuộc bán tháo trên diện rộng đối với cổ phiếu khối này.
Trước bối cảnh các cổ phiếu khối tài chính giảm mạnh, trong đó có việc giới đầu cơ lợi dùng tình hình tăng mạnh lệnh bán khống để kiếm lời, SEC đã phải nhanh chóng áp dụng quy định này với hy vọng sẽ chặn đứng giới đầu cơ trục lợi thông qua việc đầu cơ giá xuống đối với các chứng khoán khối tài chính.
19 cổ phiếu của các hãng tài chính được SEC đưa vào bảo vệ bằng cách không cho phép bán khống bao gồm: Cổ phiếu của Lehman Brothers, AIG, Freddie Mac, Fannie Mae, Citigroup, …
Một thông tin quan trọng khác trong ngày, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Henry Paulson đã tuyên bố đang cân nhắc khả năng sẽ mua lại hàng tỷ USD các khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm chặn đứng cuộc khủng hoảng tài chính đang có nguy cơ lan rộng hơn.
Ngay sau thông tin này được công bố vào đầu giờ chiều (theo giờ địa phương), cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng vọt và có ngày lên điểm mạnh nhất kể từ tháng 10/2002.
Một điểm tích cực mới đã xẩy ra khi các cổ phiếu khối tài chính đã tăng trên 30% như cổ phiếu của AIG, Washington Mutual, Wachovia trong khi đà giảm mạnh nhất của khối này chỉ dưới 6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 410,03 điểm, tương đương 3,86%, đóng cửa ở mức 11.019,69.
Chỉ số Nasdaq phiên này tiến thêm 100,25 điểm, tương ứng 4,78%, chốt ở mức 2.199,1.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 lên 50,12 điểm, tương đương 4,33%, đóng cửa ở mức 1.206,51.
Giải thích thuật ngữ:
Bán khống (Short Sales) là phương thức nhà đầu tư đi mượn cổ phiếu từ các hãng môi giới – xử lý thanh toán (Clearing Firm/ House) sau đó bán ra khi nhận định rằng giá cổ phiếu đó sẽ đi xuống. Sau khi đạt được lợi nhuận kỳ vọng hoặc bị lỗ quá nhiều, họ sẽ mua lại cổ phiếu đó để trả lại nơi họ đã mượn.
Mỗi lần mượn cổ phiếu, giới đầu tư phải trả một khoản phí tính trên số cổ phiếu. Phí mượn một cổ phiếu này thay đổi theo từng thời kỳ, từng hãng… nhưng phổ biến ở mức 0,000xx USD/cổ phiếu.
Chứng khoán châu Âu: Tiếp tục giảm điểm
Hôm thứ Năm, Ngân hàng Lloyds TSB của Anh vừa thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc mua lại nhà cho vay thế chấp bất động sản hàng đầu của Anh- HBOS với giá trị của thương vụ lên đến 12,2 tỷ Bảng Anh (21,85 tỷ USD).
Việc đàm phán giữa hai bên được sự quan tâm đặc biệt không chỉ bởi các nhà đầu tư mà cả Chính phủ Anh. Những diễn biến khó lường của thị trường tài chính thế giới đang ảnh hưởng nặng nề đến các nền kinh tế phát triển.
Hơn nữa việc Ngân hàng Northern Rock bị buộc phải quốc hữu hóa hồi tháng 2/2008 là bài học vẫn còn đó đối với thị trường tài chính Anh. Do đó, bất kỳ một sự đổ vỡ nào cũng có thể khiến thị trường tài chính nước này lâm vào tình thế khó khăn hơn.
Chứng khoán châu Âu tiếp tục có thêm phiên giao dịch bất ngờ và kịch tính khi sắc xanh đã hiện diện trong phiên giao dịch buổi sáng, rồi tăng mạnh vào phiên buổi chiều… nhưng bất ngờ giảm mạnh vào thời điểm thị trường đóng cửa ngày giao dịch.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục giảm 32,4 điểm, tương đương -0,66%, đóng cửa ở mức 4.880, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,64 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 0,04%, khối lượng giao dịch đạt 124 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 1,06%, khối lượng giao dịch đạt 364 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Nhiều thị trường tiếp tụt dốc
Thị trường chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ Năm tiếp tục giảm điểm ở nhiều thị trường do tác động từ diễn biến từ thị trường tài chính Mỹ.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Năm đã tiếp tục sụt giảm và đang ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Những bất ổn từ Phố Wall đã lan rộng sang thị trường tài chính khiến cổ phiếu khối ngân hàng Nhật tiếp tục có ngày giảm điểm mạnh, trong đó cổ phiếu Mizuho Financial Group mất 7,2%, Mitsubishi UFJ Financial Group giảm 4,6 và Sumitomo Mitsui Financial Group trượt 7,4%.
Bên cạnh đó, nguy cơ khủng hoảng kinh tế khiến triển vọng của hoạt động xuất khẩu của nhiều tập đoàn lớn sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có các hãng Sony, Honda… Chính vì vậy, các cổ phiếu các nhà xuất khẩu lớn đã tiếp tục mất điểm mạnh trong phiên này.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 260,49 điểm, tương đương -2,22%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 11.489,30.
Điểm qua các chỉ số khác: Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,45%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này mất 2,74%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 2,3%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,03%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc trượt 1,72%.
Chứng khoán Mỹ: Phiên tăng điểm mạnh nhất trong 6 năm
Giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 10 tại NYMEX trong ngày 18/9 đã tăng 72 cent/thùng, tương đương 0,74%, chốt ở mức 97,88 USD/thùng.
Ngày 18/9, Bộ Lao động Mỹ cho biết, số người xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 13/9 đã tăng 10.000 lên 455.000 từ 445.000 tuần trước đó.
Thông tin mới nhất liên quan đến khối tài chính Mỹ, theo hãng tin CNBC, Ngân hàng Morgan Stanley đang đàm phán để sáp nhập với Wachovia nhằm tránh một kết cục tương tự như Lehman Brothers trong thời gian qua.
Đây là thông tin gây bất ngờ vì trong quý 3 vừa qua, Morgan Stanley vẫn thu về 1,41 tỷ USD lợi nhuận sau thuế, tương đương 1,32 USD/cổ phiếu. Theo giới phân tích nhận định, nếu việc sáp nhập này xẩy ra với Morgan Stanley, thì Phố Wall có thể sẽ xẩy ra những biến động mạnh.
Hôm thứ Năm, Ủy ban Giao dịch và Chứng khoán Mỹ (SEC) đã áp dụng quy định cấm bán khống (Short Sales) đối với cổ phiếu của 19 hãng tài chính nhằm tránh một cuộc bán tháo trên diện rộng đối với cổ phiếu khối này.
Trước bối cảnh các cổ phiếu khối tài chính giảm mạnh, trong đó có việc giới đầu cơ lợi dùng tình hình tăng mạnh lệnh bán khống để kiếm lời, SEC đã phải nhanh chóng áp dụng quy định này với hy vọng sẽ chặn đứng giới đầu cơ trục lợi thông qua việc đầu cơ giá xuống đối với các chứng khoán khối tài chính.
19 cổ phiếu của các hãng tài chính được SEC đưa vào bảo vệ bằng cách không cho phép bán khống bao gồm: Cổ phiếu của Lehman Brothers, AIG, Freddie Mac, Fannie Mae, Citigroup, …
Một thông tin quan trọng khác trong ngày, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Henry Paulson đã tuyên bố đang cân nhắc khả năng sẽ mua lại hàng tỷ USD các khoản nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm chặn đứng cuộc khủng hoảng tài chính đang có nguy cơ lan rộng hơn.
Ngay sau thông tin này được công bố vào đầu giờ chiều (theo giờ địa phương), cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đã tăng vọt và có ngày lên điểm mạnh nhất kể từ tháng 10/2002.
Một điểm tích cực mới đã xẩy ra khi các cổ phiếu khối tài chính đã tăng trên 30% như cổ phiếu của AIG, Washington Mutual, Wachovia trong khi đà giảm mạnh nhất của khối này chỉ dưới 6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 410,03 điểm, tương đương 3,86%, đóng cửa ở mức 11.019,69.
Chỉ số Nasdaq phiên này tiến thêm 100,25 điểm, tương ứng 4,78%, chốt ở mức 2.199,1.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 lên 50,12 điểm, tương đương 4,33%, đóng cửa ở mức 1.206,51.
Giải thích thuật ngữ:
Bán khống (Short Sales) là phương thức nhà đầu tư đi mượn cổ phiếu từ các hãng môi giới – xử lý thanh toán (Clearing Firm/ House) sau đó bán ra khi nhận định rằng giá cổ phiếu đó sẽ đi xuống. Sau khi đạt được lợi nhuận kỳ vọng hoặc bị lỗ quá nhiều, họ sẽ mua lại cổ phiếu đó để trả lại nơi họ đã mượn.
Mỗi lần mượn cổ phiếu, giới đầu tư phải trả một khoản phí tính trên số cổ phiếu. Phí mượn một cổ phiếu này thay đổi theo từng thời kỳ, từng hãng… nhưng phổ biến ở mức 0,000xx USD/cổ phiếu.
Chứng khoán châu Âu: Tiếp tục giảm điểm
Hôm thứ Năm, Ngân hàng Lloyds TSB của Anh vừa thông báo đã đạt được thỏa thuận về việc mua lại nhà cho vay thế chấp bất động sản hàng đầu của Anh- HBOS với giá trị của thương vụ lên đến 12,2 tỷ Bảng Anh (21,85 tỷ USD).
Việc đàm phán giữa hai bên được sự quan tâm đặc biệt không chỉ bởi các nhà đầu tư mà cả Chính phủ Anh. Những diễn biến khó lường của thị trường tài chính thế giới đang ảnh hưởng nặng nề đến các nền kinh tế phát triển.
Hơn nữa việc Ngân hàng Northern Rock bị buộc phải quốc hữu hóa hồi tháng 2/2008 là bài học vẫn còn đó đối với thị trường tài chính Anh. Do đó, bất kỳ một sự đổ vỡ nào cũng có thể khiến thị trường tài chính nước này lâm vào tình thế khó khăn hơn.
Chứng khoán châu Âu tiếp tục có thêm phiên giao dịch bất ngờ và kịch tính khi sắc xanh đã hiện diện trong phiên giao dịch buổi sáng, rồi tăng mạnh vào phiên buổi chiều… nhưng bất ngờ giảm mạnh vào thời điểm thị trường đóng cửa ngày giao dịch.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tiếp tục giảm 32,4 điểm, tương đương -0,66%, đóng cửa ở mức 4.880, khối lượng giao dịch phiên này đạt 4,64 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này lên 0,04%, khối lượng giao dịch đạt 124 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp mất 1,06%, khối lượng giao dịch đạt 364 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: Nhiều thị trường tiếp tụt dốc
Thị trường chứng khoán châu Á phiên giao dịch hôm thứ Năm tiếp tục giảm điểm ở nhiều thị trường do tác động từ diễn biến từ thị trường tài chính Mỹ.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Năm đã tiếp tục sụt giảm và đang ở mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua. Những bất ổn từ Phố Wall đã lan rộng sang thị trường tài chính khiến cổ phiếu khối ngân hàng Nhật tiếp tục có ngày giảm điểm mạnh, trong đó cổ phiếu Mizuho Financial Group mất 7,2%, Mitsubishi UFJ Financial Group giảm 4,6 và Sumitomo Mitsui Financial Group trượt 7,4%.
Bên cạnh đó, nguy cơ khủng hoảng kinh tế khiến triển vọng của hoạt động xuất khẩu của nhiều tập đoàn lớn sẽ bị ảnh hưởng, trong đó có các hãng Sony, Honda… Chính vì vậy, các cổ phiếu các nhà xuất khẩu lớn đã tiếp tục mất điểm mạnh trong phiên này.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 260,49 điểm, tương đương -2,22%, đóng cửa ngày giao dịch ở mức 11.489,30.
Điểm qua các chỉ số khác: Chỉ số Straits Times của Singapore lên 0,45%. Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên này mất 2,74%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc giảm 2,3%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,03%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc trượt 1,72%.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 10.609,66 | 11.019,70 | 410,03 | 3,86 |
Nasdaq | 2.098,85 | 2.199,10 | 100,25 | 4,78 | |
S&P 500 | 1.156,39 | 1.206,51 | 50,12 | 4,33 | |
Anh | FTSE 100 | 4.912,40 | 4.880,00 | 32,40 | 0,66 |
Đức | DAX | 5.860,98 | 5.863,42 | 2,44 | 0,04 |
Pháp | CAC 40 | 4.000,11 | 3.957,86 | 42,25 | 1,06 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 5.800,87 | 5.641,95 | 158,92 | 2,74 |
Nhật | Nikkei 225 | 11.749,79 | 11.489,30 | 260,49 | 2,22 |
Hồng Kông | Hang Seng | 17.637,19 | 17.632,46 | 4,73 | 0,03 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.425,26 | 1.392,42 | 32,84 | 2,30 |
Singapore | Straits Times | 2.419,29 | 2.430,27 | 10,98 | 0,45 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 1.929,05 | 1.895,84 | 33,21 | 1,72 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |