Chứng khoán thế giới: Bức tranh sáng thị trường Mỹ
Ngày 30/5, chứng khoán thế giới có tuần giao dịch thành công nhưng ấn tượng nhất là thị trường Mỹ và Nhật
Ngày 30/5, chứng khoán thế giới có tuần giao dịch thành công nhưng ấn tượng nhất là thị trường Mỹ và Nhật.
Chứng khoán châu Á: Tuần lễ của thị trường Nhật
Hầu hết các chỉ số chính ở thị trường chứng khoán châu Á phiên giao dịch cuối tuần tiếp tục đà tăng điểm của phiên giao dịch trước đó và khép lại một tuần tương đối thành công. Đặc biệt, thị trường Nhật có sự hồi phục mạnh mẽ trong hai phiên giao dịch cuối tuần và hiện đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng năm tháng qua.
Do kinh tế Mỹ quý 1/2008 có sự tăng trưởng ấn tượng hơn kỳ vọng nên đồng USD đã lên giá so với đồng Yên, điều này đã thúc đẩy giá cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn của Nhật như Canon, Sony và Toyota tăng mạnh kéo thị trường đi lên.
Bên cạnh đó, đà tăng của cổ phiếu khối ngân hàng như Mitsubishi UFJ Financial đều là động lực thúc đẩy thị trường có phiên tăng điểm ấn tượng thứ hai trong tuần.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 214,07 điểm, tương đương 1,52%, đóng cửa ở mức 14.338,54, tăng 2,33% so với tuần trước.
Thị trường Hồng Kông phiên giao dịch hôm thứ sáu đã tiếp tục có thêm bước tiến sau khi thông tin giá dầu thô giảm xuống và tin tốt lành khác đến từ kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, lo ngại nguy cơ lạm phát cao ở Trung Quốc sẽ tác động đến kết quả kinh doanh của nhiều công ty niêm yết tại thị trường Hồng Kông khiến giới đầu tư chuyển một phần vốn ở thị trường Hồng Kông qua các thị trường khác. Chính điều này là lý do cơ bản khiến khối lượng giao dịch ở thị trường này giảm xuống. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng tăng 0,61% và giảm 0,07% so với tuần trước.
Thông tin liên quan đến Hàn Quốc, theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố, thặng dư cán cân thanh toán của nước này đạt 2,75 tỷ USD trong tháng tư, mức cao nhất kể từ tháng 1/2005 và cao hơn nhiều so với mức thặng dư 77,3 triệu USD của tháng ba.
Ngay sau thông tin này được công bố, đồng Won đã tăng 1% giá trị so với USD trong phiên giao dịch và đóng cửa ở mức 1 USD ăn 1.023,8 Won.
Trong khi đó, chứng khoán Hàn Quốc phiên này tiếp tục tăng điểm, đồng thời đóng cửa ở mức cao hơn so với tuần trước. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI Composite tăng 0,59%, cao hơn 0,13% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên giao dịch cuối tuần giảm 0,76% và mất đi 2,44% giá trị so với tuần trước. Chỉ số Straits Times của Singapore phiên giao dịch hôm thứ sáu tiếp tục tăng 1,01%, cao hơn tuần trước 2,25%.
Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch này và duy trì được đà tăng điểm so với tuần trước. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,94%, tăng 1,13% so với tuần trước.
Trong tuần qua, có hai điểm đáng chú ý ở thị trường Trung Quốc, đầu tiên là thông tin dự báo về lạm phát của nước này trong năm 2008. Chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Thông tin Nhà nước Trung Quốc, ông Phạm Kiến Bình, cho biết lạm phát của nước này năm 2008 có thể lên tới 7%.
Điểm đáng chú ý khác chính là diễn biến giao dịch trái chiều hay có thể gọi là sự “thất thường” của những phiên tăng điểm ở thị trường Trung Quốc bất chấp sự sụt giảm của các thị trường khác trong khu vực và ngược lại.
Chứng khoán châu Âu: Tuần không vui của thị trường Anh
Chứng khoán châu Âu tiếp tục duy trì diễn biến như phiên giao dịch trước đó khi hai thị trường Pháp và Đức tăng điểm trong khi thị trường Anh trong sắc đỏ.
Các cổ phiếu tăng điểm trong phiên này chủ yếu đến từ khối tài chính, ngân hàng như UniCredit, BNP Paribas và ING với mức tăng từ 1,3% đến 4% trong khi cổ phiếu của các công ty dầu mỏ như BP, Royal Dutch Shell và Total lại giảm từ 0,6% đến 1,7% do giá dầu xuống dưới 130 USD/thùng.
Như vậy, trong tuần qua dù đón nhận thông tin tích cực từ kinh tế Mỹ nhưng chứng khoán Anh vẫn giảm điểm so với tuần trước trong khi hai chỉ số khác của châu Âu lại có bước tiến mạnh mẽ.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên này tiếp tục giảm 14,60 điểm, tương đương -0,24%, đóng cửa ở mức 6.053,50, giảm 0,55% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 3,04 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tăng 0,59%, cao hơn 2,19% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 4,29 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên này tăng 0,77%, cao hơn tuần trước 1,63%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 200 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Bức tranh sáng thị trường Mỹ
Bộ Thương mại Mỹ cho biết, chi tiêu của dân Mỹ trong tháng tư tăng 0,2%, tương đương với mức được dự báo trước đó của giới phân tích trong khi mức tăng này của tháng ba là 0,4%. Trong khi đó, thu nhập của dân Mỹ trong tháng tư đã tăng thêm 0,2%.
Hôm thứ sáu, giá cổ phiếu của nhà sản xuất máy tính Dell đã tăng gần 6% sau khi hãng này công bố thông tin về lợi nhuận khả quan của mình. Theo đó, lợi nhuận sau thuế trong ba tháng kết thúc vào ngày 2/5 đạt 784 triệu USD, tương đương 38 cent/cổ phiếu tăng 4 cent/cổ phiếu so với dự báo trước đó.
Trong khi đó, sau khi giảm gần 4 USD/thùng vào phiên trước đó, giá dầu thô giao tháng bảy tại New York Mercantile Exchange phiên giao dịch cuối tuần đã tăng thêm 73 cent/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 127,35 USD/thùng.
Cùng với đà tăng của chứng khoán, thị trường Mỹ tuần này còn đón nhận thêm nhiều thông tin tích cực khác đến từ tăng trưởng GDP trong quý 1/2008. Giá dầu thô đã giảm xuống thấp hơn so với tuần trước, giá USD đang dần tăng giá so với các ngoại tệ mạnh khác, xuất khẩu quý một tăng mạnh…
Trong phiên giao dịch cuối tuần, màu xanh vẫn hiện diện trên hai chỉ số chính trong khi chỉ số Dow Jones hụt hơi nhưng giảm không đáng kể. Đáng chú ý là chỉ số S&P 500 đã vượt mốc 1.400 điểm.
Như vậy, sau bốn phiên liên tục tăng điểm, chứng khoán Mỹ tuần này đã có bước tiến mạnh mẽ khi các chỉ số đều tăng trên 1% so với tuần trước, trong đó chỉ số công nghệ Nasdaq tăng trên 3% và đang ngày một rút ngắn khoảng cách so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 7,90 điểm, tương đương -0,06%, đóng cửa ở mức 12.638,32, cao hơn 1,27% giá trị so với tuần trước và thấp hơn 4,72% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số Nasdaq phiên này tiếp tục tăng 14,34 điểm, tương ứng 0,57%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.522,66, tăng 3,19% so với tuần trước và giảm 4,89% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 2,12 điểm, tương đương 0,15%, đóng cửa ở mức 1.400,38, cao hơn so với tuần trước 1,78% và thấp hơn 4,63% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
* Một vài số liệu thống kê về kinh tế Mỹ:
- GDP của Mỹ trong quý 1/2008 tăng 0,9%;
- Xuất khẩu tăng 2,8%, nhập khẩu giảm 2,6%;
- Chi tiêu của dân Mỹ trong tháng tư tăng 0,2%;
-Thu nhập của dân Mỹ trong tháng tư tăng 0,2%;
- Các đơn đặt hàng lâu bền (Durable Goods) bao gồm máy bay, động cơ - máy móc, ô tô, tủ lạnh, máy tính… của nước này giảm 0,5% trong tháng tư;
- Doanh số bán nhà mới ở Mỹ trong tháng tư tăng 3,3%;
- Chỉ số lòng tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm từ 62,3 trong tháng tư xuống 57,2 trong tháng năm, thấp nhất trong vòng 16 năm qua;
Chứng khoán châu Á: Tuần lễ của thị trường Nhật
Hầu hết các chỉ số chính ở thị trường chứng khoán châu Á phiên giao dịch cuối tuần tiếp tục đà tăng điểm của phiên giao dịch trước đó và khép lại một tuần tương đối thành công. Đặc biệt, thị trường Nhật có sự hồi phục mạnh mẽ trong hai phiên giao dịch cuối tuần và hiện đóng cửa ở mức cao nhất trong vòng năm tháng qua.
Do kinh tế Mỹ quý 1/2008 có sự tăng trưởng ấn tượng hơn kỳ vọng nên đồng USD đã lên giá so với đồng Yên, điều này đã thúc đẩy giá cổ phiếu của các nhà xuất khẩu lớn của Nhật như Canon, Sony và Toyota tăng mạnh kéo thị trường đi lên.
Bên cạnh đó, đà tăng của cổ phiếu khối ngân hàng như Mitsubishi UFJ Financial đều là động lực thúc đẩy thị trường có phiên tăng điểm ấn tượng thứ hai trong tuần.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 214,07 điểm, tương đương 1,52%, đóng cửa ở mức 14.338,54, tăng 2,33% so với tuần trước.
Thị trường Hồng Kông phiên giao dịch hôm thứ sáu đã tiếp tục có thêm bước tiến sau khi thông tin giá dầu thô giảm xuống và tin tốt lành khác đến từ kinh tế Mỹ.
Tuy nhiên, lo ngại nguy cơ lạm phát cao ở Trung Quốc sẽ tác động đến kết quả kinh doanh của nhiều công ty niêm yết tại thị trường Hồng Kông khiến giới đầu tư chuyển một phần vốn ở thị trường Hồng Kông qua các thị trường khác. Chính điều này là lý do cơ bản khiến khối lượng giao dịch ở thị trường này giảm xuống. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Hang Seng tăng 0,61% và giảm 0,07% so với tuần trước.
Thông tin liên quan đến Hàn Quốc, theo số liệu của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố, thặng dư cán cân thanh toán của nước này đạt 2,75 tỷ USD trong tháng tư, mức cao nhất kể từ tháng 1/2005 và cao hơn nhiều so với mức thặng dư 77,3 triệu USD của tháng ba.
Ngay sau thông tin này được công bố, đồng Won đã tăng 1% giá trị so với USD trong phiên giao dịch và đóng cửa ở mức 1 USD ăn 1.023,8 Won.
Trong khi đó, chứng khoán Hàn Quốc phiên này tiếp tục tăng điểm, đồng thời đóng cửa ở mức cao hơn so với tuần trước. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số KOSPI Composite tăng 0,59%, cao hơn 0,13% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan phiên giao dịch cuối tuần giảm 0,76% và mất đi 2,44% giá trị so với tuần trước. Chỉ số Straits Times của Singapore phiên giao dịch hôm thứ sáu tiếp tục tăng 1,01%, cao hơn tuần trước 2,25%.
Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục tăng điểm trong phiên giao dịch này và duy trì được đà tăng điểm so với tuần trước. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Shanghai Composite tăng 0,94%, tăng 1,13% so với tuần trước.
Trong tuần qua, có hai điểm đáng chú ý ở thị trường Trung Quốc, đầu tiên là thông tin dự báo về lạm phát của nước này trong năm 2008. Chuyên gia kinh tế thuộc Trung tâm Thông tin Nhà nước Trung Quốc, ông Phạm Kiến Bình, cho biết lạm phát của nước này năm 2008 có thể lên tới 7%.
Điểm đáng chú ý khác chính là diễn biến giao dịch trái chiều hay có thể gọi là sự “thất thường” của những phiên tăng điểm ở thị trường Trung Quốc bất chấp sự sụt giảm của các thị trường khác trong khu vực và ngược lại.
Chứng khoán châu Âu: Tuần không vui của thị trường Anh
Chứng khoán châu Âu tiếp tục duy trì diễn biến như phiên giao dịch trước đó khi hai thị trường Pháp và Đức tăng điểm trong khi thị trường Anh trong sắc đỏ.
Các cổ phiếu tăng điểm trong phiên này chủ yếu đến từ khối tài chính, ngân hàng như UniCredit, BNP Paribas và ING với mức tăng từ 1,3% đến 4% trong khi cổ phiếu của các công ty dầu mỏ như BP, Royal Dutch Shell và Total lại giảm từ 0,6% đến 1,7% do giá dầu xuống dưới 130 USD/thùng.
Như vậy, trong tuần qua dù đón nhận thông tin tích cực từ kinh tế Mỹ nhưng chứng khoán Anh vẫn giảm điểm so với tuần trước trong khi hai chỉ số khác của châu Âu lại có bước tiến mạnh mẽ.
Cụ thể, chỉ số FTSE 100 của Anh phiên này tiếp tục giảm 14,60 điểm, tương đương -0,24%, đóng cửa ở mức 6.053,50, giảm 0,55% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 3,04 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức phiên này tăng 0,59%, cao hơn 2,19% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 4,29 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp phiên này tăng 0,77%, cao hơn tuần trước 1,63%, khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 200 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán Mỹ: Bức tranh sáng thị trường Mỹ
Bộ Thương mại Mỹ cho biết, chi tiêu của dân Mỹ trong tháng tư tăng 0,2%, tương đương với mức được dự báo trước đó của giới phân tích trong khi mức tăng này của tháng ba là 0,4%. Trong khi đó, thu nhập của dân Mỹ trong tháng tư đã tăng thêm 0,2%.
Hôm thứ sáu, giá cổ phiếu của nhà sản xuất máy tính Dell đã tăng gần 6% sau khi hãng này công bố thông tin về lợi nhuận khả quan của mình. Theo đó, lợi nhuận sau thuế trong ba tháng kết thúc vào ngày 2/5 đạt 784 triệu USD, tương đương 38 cent/cổ phiếu tăng 4 cent/cổ phiếu so với dự báo trước đó.
Trong khi đó, sau khi giảm gần 4 USD/thùng vào phiên trước đó, giá dầu thô giao tháng bảy tại New York Mercantile Exchange phiên giao dịch cuối tuần đã tăng thêm 73 cent/thùng và đóng cửa ngày giao dịch ở mức 127,35 USD/thùng.
Cùng với đà tăng của chứng khoán, thị trường Mỹ tuần này còn đón nhận thêm nhiều thông tin tích cực khác đến từ tăng trưởng GDP trong quý 1/2008. Giá dầu thô đã giảm xuống thấp hơn so với tuần trước, giá USD đang dần tăng giá so với các ngoại tệ mạnh khác, xuất khẩu quý một tăng mạnh…
Trong phiên giao dịch cuối tuần, màu xanh vẫn hiện diện trên hai chỉ số chính trong khi chỉ số Dow Jones hụt hơi nhưng giảm không đáng kể. Đáng chú ý là chỉ số S&P 500 đã vượt mốc 1.400 điểm.
Như vậy, sau bốn phiên liên tục tăng điểm, chứng khoán Mỹ tuần này đã có bước tiến mạnh mẽ khi các chỉ số đều tăng trên 1% so với tuần trước, trong đó chỉ số công nghệ Nasdaq tăng trên 3% và đang ngày một rút ngắn khoảng cách so với cùng kỳ năm ngoái.
Cụ thể, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 7,90 điểm, tương đương -0,06%, đóng cửa ở mức 12.638,32, cao hơn 1,27% giá trị so với tuần trước và thấp hơn 4,72% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số Nasdaq phiên này tiếp tục tăng 14,34 điểm, tương ứng 0,57%, kết thúc ngày giao dịch ở mức 2.522,66, tăng 3,19% so với tuần trước và giảm 4,89% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 2,12 điểm, tương đương 0,15%, đóng cửa ở mức 1.400,38, cao hơn so với tuần trước 1,78% và thấp hơn 4,63% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
* Một vài số liệu thống kê về kinh tế Mỹ:
- GDP của Mỹ trong quý 1/2008 tăng 0,9%;
- Xuất khẩu tăng 2,8%, nhập khẩu giảm 2,6%;
- Chi tiêu của dân Mỹ trong tháng tư tăng 0,2%;
-Thu nhập của dân Mỹ trong tháng tư tăng 0,2%;
- Các đơn đặt hàng lâu bền (Durable Goods) bao gồm máy bay, động cơ - máy móc, ô tô, tủ lạnh, máy tính… của nước này giảm 0,5% trong tháng tư;
- Doanh số bán nhà mới ở Mỹ trong tháng tư tăng 3,3%;
- Chỉ số lòng tin của người tiêu dùng Mỹ đã giảm từ 62,3 trong tháng tư xuống 57,2 trong tháng năm, thấp nhất trong vòng 16 năm qua;
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.646,22 | 12.638,32 | -7,90 | -0,06 |
Nasdaq | 2.508,32 | 2.522,66 | +14,34 | +0,57 | |
S&P 500 | 1.398,26 | 1.400,38 | +2,12 | +0,15 | |
Anh | FTSE 100 | 6.068,10 | 6.053,50 | -14,60 | -0,24 |
Đức | DAX | 7.055,03 | 7.096,79 | +41,76 | +0,59 |
Pháp | CAC 40 | 4.975,90 | 5.014,28 | +38,38 | +0,77 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.684,92 | 8.619,08 | -65,84 | -0,76 |
Nhật | Nikkei 225 | 14.124,47 | 14.338,54 | +214,07 | +1,52 |
Hồng Kông | Hang Seng | 24.383,99 | 24.533,12 | +149,13 | +0,61 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.841,22 | 1.852,02 | +10,80 | +0,59 |
Singapore | Straits Times | 3.160,78 | 3.192,62 | +31,84 | +1,01 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 3.401,44 | 3.433,35 | +31,92 | +0,94 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |