Cổ phần hóa nhanh như... điện
Sẽ có 48 đơn vị trong ngành điện được thực hiện cổ phần hóa trong 2 năm 2007 và 2008
Phiên đấu giá cổ phần Nhà máy Nhiệt điện Bà Rịa ngày 15/3 vừa qua đã thu hút được hơn 5.500 tổ chức và cá nhân tham gia, giá bỏ cao nhất lên tới 40 triệu đồng (trong khi giá khởi điểm chỉ là hơn 15.725 đồng/cổ phiếu).
Điều này cho thấy điện vẫn là một trong những ngành "hot" nhất đối với giới đầu tư chứng khoán; đồng thời là một tín hiệu thuận lợi cho kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp điện lực thời gian tới.
Nhờ đấu giá, giá trị phần bán ra ngoài doanh nghiệp của Nhiệt điện Bà Rịa đã tăng lên gần chục lần; trong khi đó Tập đoàn Điện lực (EVN) đã có kế hoạch bán cổ phần của Nhiệt điện Ninh Bình, Thủy điện Thác Mơ, và bán tiếp cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.
Hàng chục nghìn tỷ đồng sẽ thu được từ đấu giá cổ phần, tuy không lớn lắm so với nhu cầu đầu tư của ngành điện, nhưng đặc biệt có ý nghĩa trong tình hình huy động vốn ngày một khó hơn.
Đề án kế hoạch cổ phần hóa các đơn vị thuộc EVN giai đoạn 2007- 2010 đã được đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ, với dự kiến sẽ có 48 đơn vị được thực hiện cổ phần hóa trong 2 năm đầu tiên 2007 và 2008.
Theo đó, đến hết năm 2008, hầu hết các công trình nguồn điện đã và đang xây dựng (trừ một số dự án đa mục tiêu, có tầm quan trọng lớn trong an ninh năng lượng của đất nước) sẽ được thực hiện cổ phần hóa. Xu hướng chính sẽ là các công ty cổ phần phụ trách từng cụm dự án nguồn phát trong từng khu vực nhất định; các ban quản lý dự án cũng sẽ từng bước được chuyển sang mô hình công ty cổ phần để huy động vốn ngoài tập đoàn xây dựng các nguồn điện mới; các công ty đã được cổ phần hóa sẽ bán bớt cổ phần Nhà nước nắm giữ để huy động thêm vốn...
Trong khâu phát điện, đối với các công ty TNHH một thành viên, trong năm 2007 này ngành điện sẽ cổ phần hóa các đơn vị sau:
- Nhiệt điện Phú Mỹ (có vốn điều lệ 1.115 tỷ đồng, tổng công suất 2.270 MW);
- Công ty TNHH Một thành viên Nhiệt điện Cần Thơ (vốn điều lệ 180 tỷ đồng, tổng công suất 188 MW), sau đó công ty cổ phần này sẽ phối hợp cùng với Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa và các công ty khác tăng vốn cổ phần đầu tư Nhiệt điện Ô Môn 1 (công suất 600 MW, vận hành vào năm 2009);
- Ô Môn 3 (công suất 428 MW, vận hành năm 2007);
- Công ty TNHH Một thành viên Nhiệt điện Thủ Đức (vốn điều lệ 66 tỷ đồng, tổng công suất 293 MW).
Đối với các nhà máy điện đang xây dựng, sẽ thực hiện cổ phần hóa:
- Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang (342 MW, vận hành năm 2007) trong năm 2008 và giao công ty cổ phần này đầu tư tiếp Thủy điện Nho Quế (140 MW, vận hành vào năm 2012);
- Thành lập mới công ty cổ phần vào năm 2007 để thu xếp vốn, quản lý xây dựng hai nhà máy thủy điện Huội Quảng (560 MW, vận hành vào năm 2011) và Bản Chát (200 MW, vận hành vào năm 2011);
- Thành lập Công ty Cổ phần Thủy điện Lai Châu (1.200 MW) vào năm 2007;
- Các dự án Thủy điện Quảng Trị (64 MW, vận hành năm 2007), Bản Vẽ (320 MW, vận hành năm 2008-2009), Trung Sơn (280 MW, vận hành năm 2011) và Hồi Xuân (96 MW, vận hành năm 2009) dự kiến sẽ được tổ chức vận hành trong một cụm nhà máy, có trụ sở chính đóng tại Vinh, do Ban quản lý dự án thủy điện 2 quản lý, từ đó cổ phần hóa Thủy điện Quảng Trị sau khi hoàn thành xây dựng vào năm 2007;
- Thành lập mới Công ty Cổ phần Bản Vẽ vào năm 2007 để đầu tư xây dựng nhà máy và các dự án thủy điện Trung Sơn, Hồi Xuân;
- Thành lập một công ty cổ phần trong năm 2007, trong đó EVN có cổ phần chi phối và một số công ty cổ phần điện lực, công ty cổ phần phát điện của EVN tham gia góp vốn để quản lý vận hành các nhà máy điện thuộc khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng...
Đối với khâu phân phối điện, hiện tại EVN đã thí điểm cổ phần hóa thành công Điện lực Khánh Hoà (năm 2005) và đang triển khai thực hiện với các công ty điện lực 1, 2, 3.
Theo kế hoạch, trong năm 2007 này, EVN sẽ tiến hành cổ phần hóa Công ty TNHH Một thành viên Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Đồng Nai và Đà Nẵng; năm 2008: cổ phần hóa Công ty TNHH Một thành viên Thành phố Hà Nội và TP.HCM.
EVN cũng cho biết đối với Công ty TNHH Một thành viên Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), sẽ được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con để thực hiện cổ phần hóa trong năm 2008.
Công ty Tài chính Điện lực, sau khi được thành lập trong năm 2007 và đi vào hoạt động ổn định, sẽ thực hiện cổ phần hoá vào năm 2008...
Theo ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị EVN: "Để tiến trình cổ phần hoá của EVN thực sự hiệu quả, đúng tiến độ, cần thiết phải xây dựng và ban hành những cơ chế, chính sách thích hợp như: cơ chế công ích và quỹ công ích cho ngành điện để tách các hoạt động công ích khỏi sản xuất kinh doanh; xây dựng được cơ chế mua bán điện giữa công ty mua bán điện của EVN và công ty cổ phần điện lực để đảm bảo việc mua bán điện được tách bạch, thúc đẩy các nhà đầu tư tích cực đầu tư vốn vào các dự án điện; tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại lao động khi thực hiện cổ phần hoá".
Điều này cho thấy điện vẫn là một trong những ngành "hot" nhất đối với giới đầu tư chứng khoán; đồng thời là một tín hiệu thuận lợi cho kế hoạch cổ phần hóa các doanh nghiệp điện lực thời gian tới.
Nhờ đấu giá, giá trị phần bán ra ngoài doanh nghiệp của Nhiệt điện Bà Rịa đã tăng lên gần chục lần; trong khi đó Tập đoàn Điện lực (EVN) đã có kế hoạch bán cổ phần của Nhiệt điện Ninh Bình, Thủy điện Thác Mơ, và bán tiếp cổ phần Nhiệt điện Phả Lại.
Hàng chục nghìn tỷ đồng sẽ thu được từ đấu giá cổ phần, tuy không lớn lắm so với nhu cầu đầu tư của ngành điện, nhưng đặc biệt có ý nghĩa trong tình hình huy động vốn ngày một khó hơn.
Đề án kế hoạch cổ phần hóa các đơn vị thuộc EVN giai đoạn 2007- 2010 đã được đệ trình lên Thủ tướng Chính phủ, với dự kiến sẽ có 48 đơn vị được thực hiện cổ phần hóa trong 2 năm đầu tiên 2007 và 2008.
Theo đó, đến hết năm 2008, hầu hết các công trình nguồn điện đã và đang xây dựng (trừ một số dự án đa mục tiêu, có tầm quan trọng lớn trong an ninh năng lượng của đất nước) sẽ được thực hiện cổ phần hóa. Xu hướng chính sẽ là các công ty cổ phần phụ trách từng cụm dự án nguồn phát trong từng khu vực nhất định; các ban quản lý dự án cũng sẽ từng bước được chuyển sang mô hình công ty cổ phần để huy động vốn ngoài tập đoàn xây dựng các nguồn điện mới; các công ty đã được cổ phần hóa sẽ bán bớt cổ phần Nhà nước nắm giữ để huy động thêm vốn...
Trong khâu phát điện, đối với các công ty TNHH một thành viên, trong năm 2007 này ngành điện sẽ cổ phần hóa các đơn vị sau:
- Nhiệt điện Phú Mỹ (có vốn điều lệ 1.115 tỷ đồng, tổng công suất 2.270 MW);
- Công ty TNHH Một thành viên Nhiệt điện Cần Thơ (vốn điều lệ 180 tỷ đồng, tổng công suất 188 MW), sau đó công ty cổ phần này sẽ phối hợp cùng với Công ty Cổ phần Nhiệt điện Bà Rịa và các công ty khác tăng vốn cổ phần đầu tư Nhiệt điện Ô Môn 1 (công suất 600 MW, vận hành vào năm 2009);
- Ô Môn 3 (công suất 428 MW, vận hành năm 2007);
- Công ty TNHH Một thành viên Nhiệt điện Thủ Đức (vốn điều lệ 66 tỷ đồng, tổng công suất 293 MW).
Đối với các nhà máy điện đang xây dựng, sẽ thực hiện cổ phần hóa:
- Nhà máy Thủy điện Tuyên Quang (342 MW, vận hành năm 2007) trong năm 2008 và giao công ty cổ phần này đầu tư tiếp Thủy điện Nho Quế (140 MW, vận hành vào năm 2012);
- Thành lập mới công ty cổ phần vào năm 2007 để thu xếp vốn, quản lý xây dựng hai nhà máy thủy điện Huội Quảng (560 MW, vận hành vào năm 2011) và Bản Chát (200 MW, vận hành vào năm 2011);
- Thành lập Công ty Cổ phần Thủy điện Lai Châu (1.200 MW) vào năm 2007;
- Các dự án Thủy điện Quảng Trị (64 MW, vận hành năm 2007), Bản Vẽ (320 MW, vận hành năm 2008-2009), Trung Sơn (280 MW, vận hành năm 2011) và Hồi Xuân (96 MW, vận hành năm 2009) dự kiến sẽ được tổ chức vận hành trong một cụm nhà máy, có trụ sở chính đóng tại Vinh, do Ban quản lý dự án thủy điện 2 quản lý, từ đó cổ phần hóa Thủy điện Quảng Trị sau khi hoàn thành xây dựng vào năm 2007;
- Thành lập mới Công ty Cổ phần Bản Vẽ vào năm 2007 để đầu tư xây dựng nhà máy và các dự án thủy điện Trung Sơn, Hồi Xuân;
- Thành lập một công ty cổ phần trong năm 2007, trong đó EVN có cổ phần chi phối và một số công ty cổ phần điện lực, công ty cổ phần phát điện của EVN tham gia góp vốn để quản lý vận hành các nhà máy điện thuộc khu vực Quảng Nam, Đà Nẵng...
Đối với khâu phân phối điện, hiện tại EVN đã thí điểm cổ phần hóa thành công Điện lực Khánh Hoà (năm 2005) và đang triển khai thực hiện với các công ty điện lực 1, 2, 3.
Theo kế hoạch, trong năm 2007 này, EVN sẽ tiến hành cổ phần hóa Công ty TNHH Một thành viên Ninh Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Đồng Nai và Đà Nẵng; năm 2008: cổ phần hóa Công ty TNHH Một thành viên Thành phố Hà Nội và TP.HCM.
EVN cũng cho biết đối với Công ty TNHH Một thành viên Thông tin Viễn thông Điện lực (EVN Telecom), sẽ được tổ chức theo mô hình công ty mẹ - công ty con để thực hiện cổ phần hóa trong năm 2008.
Công ty Tài chính Điện lực, sau khi được thành lập trong năm 2007 và đi vào hoạt động ổn định, sẽ thực hiện cổ phần hoá vào năm 2008...
Theo ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị EVN: "Để tiến trình cổ phần hoá của EVN thực sự hiệu quả, đúng tiến độ, cần thiết phải xây dựng và ban hành những cơ chế, chính sách thích hợp như: cơ chế công ích và quỹ công ích cho ngành điện để tách các hoạt động công ích khỏi sản xuất kinh doanh; xây dựng được cơ chế mua bán điện giữa công ty mua bán điện của EVN và công ty cổ phần điện lực để đảm bảo việc mua bán điện được tách bạch, thúc đẩy các nhà đầu tư tích cực đầu tư vốn vào các dự án điện; tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại lao động khi thực hiện cổ phần hoá".