Cổ phiếu SJD hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
Những thông tin đáng để các nhà đầu tư trong nước "xem xét" vể tiềm năng của cổ phiếu SJD
Trên sàn Tp.HCM, hiện có 3 cổ phiếu thủy điện đang giao dịch là Thủy điện Cần Đơn (mã SJD), Vĩnh Sơn Sông Hinh (mã VSH) và Ry Ninh II (mã RHC).
Giá giao dịch 3 cổ phiếu này đang ở mức khá thấp so với giá nhiều cổ phiếu của ngành khác như bất động sản, dầu khí, dược, công nghệ thông tin,... Một số chuyên gia nhận định, nhà đầu tư trong nước đang đánh giá thấp tiềm năng cổ phiếu thủy điện, nhất là SJD.
Giá giao dịch mấy phiên vừa qua của SJD và RHC ở mức 46.000-47.000 đồng/cổ phiếu, VSH đạt mức 62.000 đồng/cổ phiếu. Đặc biệt đáng chú ý là khối lượng giao dịch cổ phiếu SJD của nhà đầu tư nước ngoài luôn chiếm hơn 50% tổng khối lượng giao dịch SJD của toàn thị trường, trung bình khoảng 40.000 CP/phiên.
Một số nhà đầu tư có kinh nghiệm và chuyên gia tư vấn cho Thủy điện Cần Đơn nhận xét, nhà đầu tư nước ngoài có những nhìn nhận khá sâu về tiềm năng của Thủy điện Cần Đơn. Những thông tin do Thủy điện Cần Đơn công bố dưới đây rất đáng để các nhà đầu tư xem xét.
Sản phẩm mà Thủy điện Cần Đơn cung cấp là điện thương phẩm thông qua hợp đồng mua bán điện ký ngày 12/10/1999 giữa Tổng công ty Sông Đà và Tập đoàn Điện lực (EVN). Hợp đồng có giá trị trong suốt thời gian là 25 năm với mức giá bán điện cố định 0,045 USD/KWh (chưa có thuế giá trị gia tăng-VAT).
Tổ máy số 1 của Nhà máy Thủy điện Cần Đơn bắt đầu hòa lưới điện quốc gia ngày 20/11/2003 và thời điểm hòa lưới điện quốc gia của tổ máy số 2 là 01/01/2004. Tổng công suất lắp đặt của 2 tổ máy là 77,6 MW, sản lượng điện trung bình cung cấp hàng năm tại thanh cái 110 KV của nhà máy ước đạt 292,5 triệu KWh. Khu vực thị trường sử dụng điện năng của công ty chủ yếu là vùng Đông Nam Bộ.
Trong kế hoạch đầu tư phát triển trung và dài hạn, Thủy điện Cần Đơn chủ trương đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hướng tới các lĩnh vực tiềm năng trên cơ sở những ngành nghề mà công ty có nhiều thế mạnh như quản lý đầu tư, xây dựng các nhà máy thủy điện, tư vấn thiết kế công nghệ nhà máy thủy điện, đào tạo đội ngũ cán bộ vận hành và quản lý các dự án thủy điện.
Công ty dự kiến bước đầu sẽ chú trọng thị trường mục tiêu là các tỉnh phía Nam tiến tới tiếp thị mở rộng thị trường các sản phẩm tư vấn ra phạm vi toàn quốc.
Một số dự án mà Công ty sẽ tập trung đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 là thành lập Trung tâm Tư vấn tự động hóa và Thí nghiệm điện, liên doanh với các đối tác để tìm kiếm và đầu tư các dự án thủy điện vừa và nhỏ tại khu vực Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam. Tiếp tục nghiên cứu đầu tư vào những lĩnh vực có tiềm năng như đầu tư kinh doanh văn phòng, bất động sản...Giá giao dịch 3 cổ phiếu này đang ở mức khá thấp so với giá nhiều cổ phiếu của ngành khác như bất động sản, dầu khí, dược, công nghệ thông tin,... Một số chuyên gia nhận định, nhà đầu tư trong nước đang đánh giá thấp tiềm năng cổ phiếu thủy điện, nhất là SJD.
Giá giao dịch mấy phiên vừa qua của SJD và RHC ở mức 46.000-47.000 đồng/cổ phiếu, VSH đạt mức 62.000 đồng/cổ phiếu. Đặc biệt đáng chú ý là khối lượng giao dịch cổ phiếu SJD của nhà đầu tư nước ngoài luôn chiếm hơn 50% tổng khối lượng giao dịch SJD của toàn thị trường, trung bình khoảng 40.000 CP/phiên.
Một số nhà đầu tư có kinh nghiệm và chuyên gia tư vấn cho Thủy điện Cần Đơn nhận xét, nhà đầu tư nước ngoài có những nhìn nhận khá sâu về tiềm năng của Thủy điện Cần Đơn. Những thông tin do Thủy điện Cần Đơn công bố dưới đây rất đáng để các nhà đầu tư xem xét.
Sản phẩm mà Thủy điện Cần Đơn cung cấp là điện thương phẩm thông qua hợp đồng mua bán điện ký ngày 12/10/1999 giữa Tổng công ty Sông Đà và Tập đoàn Điện lực (EVN). Hợp đồng có giá trị trong suốt thời gian là 25 năm với mức giá bán điện cố định 0,045 USD/KWh (chưa có thuế giá trị gia tăng-VAT).
Tổ máy số 1 của Nhà máy Thủy điện Cần Đơn bắt đầu hòa lưới điện quốc gia ngày 20/11/2003 và thời điểm hòa lưới điện quốc gia của tổ máy số 2 là 01/01/2004. Tổng công suất lắp đặt của 2 tổ máy là 77,6 MW, sản lượng điện trung bình cung cấp hàng năm tại thanh cái 110 KV của nhà máy ước đạt 292,5 triệu KWh. Khu vực thị trường sử dụng điện năng của công ty chủ yếu là vùng Đông Nam Bộ.
Trong kế hoạch đầu tư phát triển trung và dài hạn, Thủy điện Cần Đơn chủ trương đa dạng hóa lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hướng tới các lĩnh vực tiềm năng trên cơ sở những ngành nghề mà công ty có nhiều thế mạnh như quản lý đầu tư, xây dựng các nhà máy thủy điện, tư vấn thiết kế công nghệ nhà máy thủy điện, đào tạo đội ngũ cán bộ vận hành và quản lý các dự án thủy điện.
Công ty dự kiến bước đầu sẽ chú trọng thị trường mục tiêu là các tỉnh phía Nam tiến tới tiếp thị mở rộng thị trường các sản phẩm tư vấn ra phạm vi toàn quốc.
Sau khi dự án Thủy điện Thác Mơ hoàn thành đi vào vận hành và mang lại hiệu quả, Công ty sẽ xem xét lập dự án để đầu tư mở rộng Nhà máy Thủy điện Cần Đơn thêm tổ máy số 3.
Tuy nhiên, Công ty cũng có những khó khăn nhất định như nguyên liệu đầu vào của các nhà máy thủy điện là nguồn nước thiên nhiên, vì vậy lưu lượng, độ ổn định của nguồn nước cùng với điều kiện thời tiết là những yếu tố chính quyết định tới sản lượng, doanh thu và lợi nhuận của các nhà máy thủy điện.
Nhà máy Thủy điện Cần Đơn nằm trên địa bàn tỉnh Bình Phước, thuộc vùng Đông Nam Bộ. Công suất hoạt động và sản lượng của nhà máy phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nước tự nhiên từ sông Bé (nhà máy nằm ở bậc thang thứ hai của sông Bé) và nhánh sông Đăk Huýt, nằm trên địa bàn huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước. Hiện đã có 2 nhà máy thủy điện là Cần Đơn và Thác Mơ (150 MW) được xây dựng và chính thức hòa vào lưới điện quốc gia.
Do đặc thù của nhà máy thủy điện là sản lượng thực hiện phụ thuộc vào thời tiết nên sản lượng điện hàng năm nhà máy sản xuất được lại tập trung chủ yếu vào mùa mưa (từ tháng 7 tới tháng 10 hàng năm) khi nguồn nước về đủ để vận hành liên tục cả 2 tổ máy. Còn trong các tháng mùa khô, nhà máy phụ thuộc hoàn toàn vào lưu lượng nước về từ Nhà máy thủy điện Thác Mơ, lưu lượng nước về không đủ để vận hành nhà máy theo thiết kế.
Một nhân tố khác cũng gây ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của Thủy điện Cần Đơn là chi phí tài chính và khấu hao. Chi phí sản xuất kinh doanh trong những năm đầu hoạt động của nhà máy thủy điện khá lớn, đặc biệt là chi phí lãi vay. Tỷ lệ chi phí lãi vay/lợi nhuận thuần từ Hội đồng quản trị của công ty khá cao (2,2 lần) trong khi đó, hệ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay/lãi vay phải trả (EBIT/lãi vay) chỉ đạt 1,46 lần.
Tuy nhiên, do sản phẩm của công ty được đảm bảo bởi EVN nên công ty không phát sinh chi phí bán hàng, góp phần giảm thiểu chi phí, gia tăng lợi nhuận cho công ty.