Đang có 6 ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất về lao động
Phần lớn các doanh nghiệp trong nước hiện đang phải đương đầu với thách thức thiếu và mất cân đối về lao động
Phần lớn các doanh nghiệp trong nước hiện đang phải đương đầu với thách thức thiếu và mất cân đối về lao động.
Theo khảo sát của Viện Phát triển doanh Nghiệp, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong đó, có 6 ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất về lao động là: bảo hiểm, ngân hàng, du lịch, xây dựng, dệt may và chế biến thực phẩm.
Bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp cho biết, khảo sát này đã được tiến hành với 130.000 doanh nghiệp, được phân theo các chỉ tiêu về quy mô lớn và nhỏ, cũng như theo khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Kết quả cho thấy, ba ngành bảo hiểm, ngân hàng và du lịch là các ngành chịu ảnh hưởng nhiều về các mặt năng suất và chất lượng lao động.
Các ngành dệt may, xây dựng và chế biến thực phẩm bị ảnh hưởng về vấn đề số lượng lao động và tốc độ tăng trưởng chất lượng trong ngành.
Cụ thể, việc dựa quá nhiều vào giá nhân công rẻ, trình độ đào tạo thô sơ của ngành dệt may, chế biến thực phẩm, đã dẫn đến tình trạng thiếu các lao động có trình độ cao, có khả năng làm việc trong các môi trường công nghiệp.
Với ngành xây dựng, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, đặc biệt, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” ngày càng trầm trọng.
Trong khi đó, chất lượng lao động ngành du lịch cũng ở mức báo động, tỉ lệ lao động được đào tạo chuyên môn, chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch thiếu đến gần 60%.
Việc thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có chất lượng cũng đang diễn ra phổ biến ở ngành ngân hàng, bảo hiểm. Chính vì vậy, hiện tượng “cạnh tranh” nhân sự cao cấp giữa các ngân hàng thường xuyên xảy ra.
Bà Hằng cũng đưa ra cảnh báo, sự thiếu và mất cân đối về lao động nói trên khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng canh tranh của doanh nghiệp khi đương đầu với nền kinh tế tri thức.
Theo khảo sát của Viện Phát triển doanh Nghiệp, thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong đó, có 6 ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất về lao động là: bảo hiểm, ngân hàng, du lịch, xây dựng, dệt may và chế biến thực phẩm.
Bà Phạm Thị Thu Hằng, Viện trưởng Viện Phát triển doanh nghiệp cho biết, khảo sát này đã được tiến hành với 130.000 doanh nghiệp, được phân theo các chỉ tiêu về quy mô lớn và nhỏ, cũng như theo khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Kết quả cho thấy, ba ngành bảo hiểm, ngân hàng và du lịch là các ngành chịu ảnh hưởng nhiều về các mặt năng suất và chất lượng lao động.
Các ngành dệt may, xây dựng và chế biến thực phẩm bị ảnh hưởng về vấn đề số lượng lao động và tốc độ tăng trưởng chất lượng trong ngành.
Cụ thể, việc dựa quá nhiều vào giá nhân công rẻ, trình độ đào tạo thô sơ của ngành dệt may, chế biến thực phẩm, đã dẫn đến tình trạng thiếu các lao động có trình độ cao, có khả năng làm việc trong các môi trường công nghiệp.
Với ngành xây dựng, chất lượng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, đặc biệt, tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” ngày càng trầm trọng.
Trong khi đó, chất lượng lao động ngành du lịch cũng ở mức báo động, tỉ lệ lao động được đào tạo chuyên môn, chuyên nghiệp về nghiệp vụ du lịch thiếu đến gần 60%.
Việc thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có chất lượng cũng đang diễn ra phổ biến ở ngành ngân hàng, bảo hiểm. Chính vì vậy, hiện tượng “cạnh tranh” nhân sự cao cấp giữa các ngân hàng thường xuyên xảy ra.
Bà Hằng cũng đưa ra cảnh báo, sự thiếu và mất cân đối về lao động nói trên khiến doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng canh tranh của doanh nghiệp khi đương đầu với nền kinh tế tri thức.