Đấu giá cổ phiếu lần đầu: Nên phân tích kỹ thông tin
Những cuộc đấu giá cuối năm qua cho thấy một làn sóng ào ạt những nhà đầu tư cá nhân muốn mua cổ phiếu bằng được
Trong tháng 3/2007, nhiều doanh nghiệp nhà nước trong ngành điện, dầu khí, dệt may, rượu bia... sẽ tiếp tục bán đấu giá cổ phiếu lần đầu ra công chúng để thực hiện cổ phần hóa và tiến tới niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán.
Những cuộc đấu giá cuối năm qua cho thấy một làn sóng ào ạt những nhà đầu tư cá nhân muốn mua cổ phiếu bằng được mà không cần phân tích thông tin thị trường, bản cáo bạch và tham vấn ý kiến chuyên gia.
Cuộc đấu giá cổ phiếu của Cadivi vừa qua là một minh chứng điển hình.
Ngay ngày đầu tiên đăng ký tham dự đấu giá cổ phiếu của Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi) tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), lượng người kéo đến ùn ùn làm tắc nghẽn và chật cứng cửa ra vào của SSI (tổng cộng có 4.064 nhà đầu tư cá nhân tham gia đăng ký đấu giá).
Trước cuộc đấu giá cổ phiếu Cadivi, đầu tháng 1/2007, Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Việt Nam (Taya) đã công bố thông tin và giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ trong quý IV/2006. Rất đông nhà đầu tư cá nhân “không thèm” đoái hoài đến thông tin về Taya, bản cáo bạch của Cadivi và sự cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường dây và cáp điện, họ đặt mua cổ phiếu Cadivi với giá gấp 18 lần giá khởi điểm, có người đặt mua với giá “điên rồ” (có thể do nhầm lẫn) là 44,6 triệu đồng/cổ phiếu trong khi giá khởi điểm chỉ có 11.000 đồng/cổ phiếu.
Trong cuộc đấu giá, tất cả các nhà đầu tư là tổ chức đều không trúng do họ phân tích, đánh giá kỹ lưỡng những thông tin và đặt mua với mức giá “vừa phải”, hứa hẹn thu lợi nhuận về lâu dài. Nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá cổ phiếu Cadivi rất ít và chỉ trúng có 16.000 cổ phiếu với giá trúng thầu thấp nhất.
Tại sao nhà đầu tư là tổ chức không ai trúng đấu giá cổ phiếu Cadivi? Theo một số chuyên gia tài chính, thị trường, ngành sản xuất dây và cáp điện không “ngon ăn” như nhận xét của nhiều nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường chứng khoán.
Thị trường dây và cáp điện Việt Nam đang cạnh tranh rất quyết liệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, điều này có thể nhận thấy qua những thông tin sau:
Giá nguyên liệu đầu vào (chủ yếu là đồng và nhôm) thăng giáng quá thất thường là một rủi do đầu tiên của các công ty sản xuất dây và cáp điện. Theo Công ty Taya (công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên lên sàn giao dịch Tp.HCM), quý IV/2005, giá đồng thế giới ở mức thấp, chỉ có 4.500 USD/tấn, quý I và II/2006 tăng đột biến, lên tới 7.200 USD/tấn, tăng 90% so với giá bình quân năm 2005, quý III/2006 tăng lên mức kỷ lục là 8.000 USD/tấn và quý IV/2006 lại đột ngột sụt còn 6.700 USD/tấn.
Theo Hội đồng Quản trị Công ty Taya, sự tăng giá nguyên liệu đồng thế giới trong thời gian qua là do thị trường Trung Quốc thu hút nguyên liệu đồng quá lớn, lượng đồng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh (Trung Quốc hiện chiếm 1/5 lượng tiêu thụ đồng nguyên liệu của toàn thế giới), cộng thêm vào đó là khả năng kìm hãm giá cả và đầu cơ của các quỹ đầu tư tại các sàn giao dịch kim loại trong nước và trên thế giới.
Hiện nay, tại Việt Nam, ngành sản xuất dây và cáp điện phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu đầu vào đồng và nhôm nên phụ thuộc rất lớn vào biến động của giá thị trường thế giới và tình trạng đầu cơ của các quỹ đầu tư trên sàn giao dịch kim loại London, sàn giao dịch kim loại quy mô lớn nhất thế giới.
Một rủi ro rất lớn nữa của các công ty sản xuất dây và cáp điện ở Việt Nam là thị trường ngày càng cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty trong nước, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN.
Theo khảo sát sơ bộ của Cadivi, hiện nay ở Việt Nam có trên 130 nhà sản xuất dây và cáp điện lớn, nhỏ có thể chia thành các nhóm đối thủ cạnh tranh sau: các doanh nghiệp dây và cáp điện thuộc doanh nghiệp nhà nước và thuộc Bộ Quốc phòng khoảng 10 doanh nghiệp, gồm: Công ty Cơ điện Trần Phú, Công ty Thiết bị điện Đông Anh, Xí nghiệp Vật liệu cách điện Hải Phòng (Sicadi), Công ty Elmaco (Bộ Thương mại), Công ty Điện dân dụng Hà Nội (nay đổi tên là Công ty Thiết bị kỹ thuật điện).
Phần lớn các công ty, xí nghiệp là doanh nghiệp nhà nước đều có các ưu thế rất lớn như vốn do Nhà nước cấp, phần lớn thiết bị được chú ý đầu tư mới, có cán bộ kỹ thuật và quản lý có kinh nghiệm thương trường.
Cho đến nay, phía Bắc có khoảng 25 cơ sở và phía Nam có trên 80 cơ sở và doanh nghiệp tư nhân sản xuất dây và cáp điện, được đầu tư máy móc thiết bị tương đối hoàn chỉnh, năng suất trung bình cao, điển hình là các công ty như: Công ty TNHH Tân Cường Thành, Công ty TNHH Đại Long, Công ty TNHH Tân Nghệ Nam, Công ty TNHH Liên Đạt, Công ty TNHH Thịnh Phát, Công ty TNHH Kiện Năng, Công ty TNHH Lioa, Công ty Cổ phần Tự Cường, Công ty TNHH Hoàng Sơn.
Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có 14 doanh nghiệp gồm: công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất dây và cáp điện: Công ty Cổ phần Dây cáp điện Taya Việt Nam (Đài Loan), Công ty Cáp điện Evertop (Đài Loan); công ty liên doanh gồm: Công ty LG-Vina, liên doanh giữa Hàn Quốc và Công ty Điện nước lắp máy Hải Phòng; Công ty Cáp điện Deaung-Vina, liên doanh giữa Nexsan (Hàn Quốc) và cơ khí Yên Viên; Công ty Liên doanh Nexsan-Lioa, liên doanh giữa Nexsan (Pháp) và Công ty TNHH Lioa; Công ty Liên doanh TSC, liên doanh giữa Taihan (Hàn Quốc) và Công ty Cổ phần Sacom...
Trên thị trường Việt Nam hiện nay còn có hàng dây và cáp điện nhập khẩu chính thức và nhập khẩu lậu từ các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines..., từ châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc... Đây cũng là “đối thủ” đáng gờm của các nhà sản xuất dây và cáp điện ở Việt Nam.
Những cuộc đấu giá cuối năm qua cho thấy một làn sóng ào ạt những nhà đầu tư cá nhân muốn mua cổ phiếu bằng được mà không cần phân tích thông tin thị trường, bản cáo bạch và tham vấn ý kiến chuyên gia.
Cuộc đấu giá cổ phiếu của Cadivi vừa qua là một minh chứng điển hình.
Ngay ngày đầu tiên đăng ký tham dự đấu giá cổ phiếu của Công ty Dây và Cáp điện Việt Nam (Cadivi) tại Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI), lượng người kéo đến ùn ùn làm tắc nghẽn và chật cứng cửa ra vào của SSI (tổng cộng có 4.064 nhà đầu tư cá nhân tham gia đăng ký đấu giá).
Trước cuộc đấu giá cổ phiếu Cadivi, đầu tháng 1/2007, Công ty Cổ phần Dây và Cáp điện Việt Nam (Taya) đã công bố thông tin và giải trình nguyên nhân dẫn đến tình trạng thua lỗ trong quý IV/2006. Rất đông nhà đầu tư cá nhân “không thèm” đoái hoài đến thông tin về Taya, bản cáo bạch của Cadivi và sự cạnh tranh rất khốc liệt trên thị trường dây và cáp điện, họ đặt mua cổ phiếu Cadivi với giá gấp 18 lần giá khởi điểm, có người đặt mua với giá “điên rồ” (có thể do nhầm lẫn) là 44,6 triệu đồng/cổ phiếu trong khi giá khởi điểm chỉ có 11.000 đồng/cổ phiếu.
Trong cuộc đấu giá, tất cả các nhà đầu tư là tổ chức đều không trúng do họ phân tích, đánh giá kỹ lưỡng những thông tin và đặt mua với mức giá “vừa phải”, hứa hẹn thu lợi nhuận về lâu dài. Nhà đầu tư nước ngoài tham gia đấu giá cổ phiếu Cadivi rất ít và chỉ trúng có 16.000 cổ phiếu với giá trúng thầu thấp nhất.
Tại sao nhà đầu tư là tổ chức không ai trúng đấu giá cổ phiếu Cadivi? Theo một số chuyên gia tài chính, thị trường, ngành sản xuất dây và cáp điện không “ngon ăn” như nhận xét của nhiều nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường chứng khoán.
Thị trường dây và cáp điện Việt Nam đang cạnh tranh rất quyết liệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, điều này có thể nhận thấy qua những thông tin sau:
Giá nguyên liệu đầu vào (chủ yếu là đồng và nhôm) thăng giáng quá thất thường là một rủi do đầu tiên của các công ty sản xuất dây và cáp điện. Theo Công ty Taya (công ty có vốn đầu tư nước ngoài đầu tiên lên sàn giao dịch Tp.HCM), quý IV/2005, giá đồng thế giới ở mức thấp, chỉ có 4.500 USD/tấn, quý I và II/2006 tăng đột biến, lên tới 7.200 USD/tấn, tăng 90% so với giá bình quân năm 2005, quý III/2006 tăng lên mức kỷ lục là 8.000 USD/tấn và quý IV/2006 lại đột ngột sụt còn 6.700 USD/tấn.
Theo Hội đồng Quản trị Công ty Taya, sự tăng giá nguyên liệu đồng thế giới trong thời gian qua là do thị trường Trung Quốc thu hút nguyên liệu đồng quá lớn, lượng đồng nhập khẩu của Trung Quốc tăng mạnh (Trung Quốc hiện chiếm 1/5 lượng tiêu thụ đồng nguyên liệu của toàn thế giới), cộng thêm vào đó là khả năng kìm hãm giá cả và đầu cơ của các quỹ đầu tư tại các sàn giao dịch kim loại trong nước và trên thế giới.
Hiện nay, tại Việt Nam, ngành sản xuất dây và cáp điện phải nhập khẩu toàn bộ nguyên liệu đầu vào đồng và nhôm nên phụ thuộc rất lớn vào biến động của giá thị trường thế giới và tình trạng đầu cơ của các quỹ đầu tư trên sàn giao dịch kim loại London, sàn giao dịch kim loại quy mô lớn nhất thế giới.
Một rủi ro rất lớn nữa của các công ty sản xuất dây và cáp điện ở Việt Nam là thị trường ngày càng cạnh tranh quyết liệt giữa các công ty trong nước, công ty có vốn đầu tư nước ngoài và hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN.
Theo khảo sát sơ bộ của Cadivi, hiện nay ở Việt Nam có trên 130 nhà sản xuất dây và cáp điện lớn, nhỏ có thể chia thành các nhóm đối thủ cạnh tranh sau: các doanh nghiệp dây và cáp điện thuộc doanh nghiệp nhà nước và thuộc Bộ Quốc phòng khoảng 10 doanh nghiệp, gồm: Công ty Cơ điện Trần Phú, Công ty Thiết bị điện Đông Anh, Xí nghiệp Vật liệu cách điện Hải Phòng (Sicadi), Công ty Elmaco (Bộ Thương mại), Công ty Điện dân dụng Hà Nội (nay đổi tên là Công ty Thiết bị kỹ thuật điện).
Phần lớn các công ty, xí nghiệp là doanh nghiệp nhà nước đều có các ưu thế rất lớn như vốn do Nhà nước cấp, phần lớn thiết bị được chú ý đầu tư mới, có cán bộ kỹ thuật và quản lý có kinh nghiệm thương trường.
Cho đến nay, phía Bắc có khoảng 25 cơ sở và phía Nam có trên 80 cơ sở và doanh nghiệp tư nhân sản xuất dây và cáp điện, được đầu tư máy móc thiết bị tương đối hoàn chỉnh, năng suất trung bình cao, điển hình là các công ty như: Công ty TNHH Tân Cường Thành, Công ty TNHH Đại Long, Công ty TNHH Tân Nghệ Nam, Công ty TNHH Liên Đạt, Công ty TNHH Thịnh Phát, Công ty TNHH Kiện Năng, Công ty TNHH Lioa, Công ty Cổ phần Tự Cường, Công ty TNHH Hoàng Sơn.
Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài có 14 doanh nghiệp gồm: công ty 100% vốn nước ngoài sản xuất dây và cáp điện: Công ty Cổ phần Dây cáp điện Taya Việt Nam (Đài Loan), Công ty Cáp điện Evertop (Đài Loan); công ty liên doanh gồm: Công ty LG-Vina, liên doanh giữa Hàn Quốc và Công ty Điện nước lắp máy Hải Phòng; Công ty Cáp điện Deaung-Vina, liên doanh giữa Nexsan (Hàn Quốc) và cơ khí Yên Viên; Công ty Liên doanh Nexsan-Lioa, liên doanh giữa Nexsan (Pháp) và Công ty TNHH Lioa; Công ty Liên doanh TSC, liên doanh giữa Taihan (Hàn Quốc) và Công ty Cổ phần Sacom...
Trên thị trường Việt Nam hiện nay còn có hàng dây và cáp điện nhập khẩu chính thức và nhập khẩu lậu từ các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippines..., từ châu Á như Hàn Quốc, Trung Quốc... Đây cũng là “đối thủ” đáng gờm của các nhà sản xuất dây và cáp điện ở Việt Nam.