Đến lượt Nhật Bản “hào phóng” với châu Âu
Nhật Bản cam kết sẽ mua trái phiếu của khu vực Eurozone ngay trong tháng này
Nhật Bản cam kết sẽ mua trái phiếu của khu vực Eurozone ngay trong tháng này như một nỗ lực nhằm giúp châu Âu vượt qua cuộc khủng hoảng nợ tồi tệ hiện nay. Tuy nhiên, thị trường nghi ngờ khả năng động thái này của đất nước mặt trời mọc sẽ hỗ trợ nhiều cho các cuộc gia đang vật lộn với nợ công trong khu vực.
Trong một buổi họp báo sau khi họp nội các ngày 11/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Yoshihiko Noda cho biết, Tokyo đang cân nhắc mua vào khoảng 20% số trái phiếu do các nước Eurozone phối hợp phát hành vào tháng này nhằm huy động vốn hỗ trợ Ireland. Theo ông Noda, Nhật Bản sẽ dùng nguồn Euro dự trữ hiện nay của nước này để mua số nợ trên.
Tuyên bố trên của Nhật Bản được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc khẳng định cam kết mua nợ của Tây Ban Nha. Do vậy, giới phân tích cho rằng, động thái này không chỉ phản ánh nỗi lo của Tokyo về ảnh hưởng của khủng hoảng nợ đối với một thị trường xuất khẩu hàng đầu của họ, mà còn cho thấy Nhật Bản muốn chứng tỏ vai trò của họ trên trường quốc tế.
“Với việc Trung Quốc cam kết mua trái phiếu Eurozone và chính sách ngoại giao kinh tế của Bắc Kinh ngày càng được thể hiện rõ, Nhật Bản có vẻ như cũng muốn áp dụng cách làm tương tự để giành lấy sự ủng hộ của châu Âu trong những cuộc đàm phán trong tương lai”, ông Yasunari Ueno, chuyên gia kinh tế trưởng tại Mizuho Securities, nhận xét.
Số liệu vừa công bố cho thấy, Nhật Bản đã chi 25 tỷ USD để ngăn đồng Yên tăng giá trong tháng 9/2010. Tính tới cuối năm ngoái, Nhật Bản có kho dự trữ ngoại hối trị giá 1,1 nghìn tỷ USD, đứng thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.
“Tôi nghĩ sẽ là hợp lý nếu Nhật Bản mua một lượng nhất định trái phiếu để tăng cường niềm tin vào Quỹ bình ổn tài chính châu Âu và đóng góp với tư cách một nước lớn”, ông Noda phát biểu. Đợt phát hành trái phiếu Euro mà Nhật Bản có ý định mua vào là do quỹ này thực hiện.
Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) trị giá 440 tỷ Euro được Liên minh châu Âu (EU) thành lập nhằm tạo ra một mạng lưới an ninh cho các quốc gia nặng nợ trong khối Eurozone. Tuy nhiên, dù đã ra đời, EFSF vẫn không đủ sức ngăn những tin đồn về việc sẽ có thêm những quốc gia nữa trong Eurozone phải xin giải cứu tài chính.
Một nguồn tin của Bộ Tài chính Nhật tiết lộ với Reuters, bên cạnh đợt mua trái phiếu do EFSF phát hành nói trên, Nhật Bản sẽ tiếp tục mua trái phiếu do quỹ này phát hành theo cam kết của một nước thành viên nhóm G-7 nhằm bình ổn nền kinh tế toàn cầu và ngăn chặn sự lan rộng của khủng hoảng nợ.
Tuyên bố của Tokyo được đưa ra sau khi trên thị trường xuất hiện tin đồn Bồ Đào Nha sắp sửa phải xin giải cứu từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm 10/1 được cho là đã mua vào trái phiếu Bồ Đào Nha để hỗ trợ khả năng thanh khoản cho Lisbon.
Tuy nhiên, các chuyên gia và giới đầu tư cho rằng, dù Nhật Bản có mua trái phiếu Eurozone thì cũng khó xoay chuyển được tình thế hiện nay của cuộc khủng hoảng, trừ phi các nhà chức trách châu Âu đạt được một giải pháp mang tính toàn diện hơn.
Các nhà phân tích cũng cho rằng, tương tự như Bắc Kinh, Tokyo có mâu thuẫn với châu Âu và Mỹ trong vấn đề tỷ giá, nên với việc “hào phóng” với châu Âu, Tokyo có thể dễ dàng hơn trong việc can thiệp thị trường nhằm giảm giá đồng Yên.
Trong một buổi họp báo sau khi họp nội các ngày 11/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Yoshihiko Noda cho biết, Tokyo đang cân nhắc mua vào khoảng 20% số trái phiếu do các nước Eurozone phối hợp phát hành vào tháng này nhằm huy động vốn hỗ trợ Ireland. Theo ông Noda, Nhật Bản sẽ dùng nguồn Euro dự trữ hiện nay của nước này để mua số nợ trên.
Tuyên bố trên của Nhật Bản được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc khẳng định cam kết mua nợ của Tây Ban Nha. Do vậy, giới phân tích cho rằng, động thái này không chỉ phản ánh nỗi lo của Tokyo về ảnh hưởng của khủng hoảng nợ đối với một thị trường xuất khẩu hàng đầu của họ, mà còn cho thấy Nhật Bản muốn chứng tỏ vai trò của họ trên trường quốc tế.
“Với việc Trung Quốc cam kết mua trái phiếu Eurozone và chính sách ngoại giao kinh tế của Bắc Kinh ngày càng được thể hiện rõ, Nhật Bản có vẻ như cũng muốn áp dụng cách làm tương tự để giành lấy sự ủng hộ của châu Âu trong những cuộc đàm phán trong tương lai”, ông Yasunari Ueno, chuyên gia kinh tế trưởng tại Mizuho Securities, nhận xét.
Số liệu vừa công bố cho thấy, Nhật Bản đã chi 25 tỷ USD để ngăn đồng Yên tăng giá trong tháng 9/2010. Tính tới cuối năm ngoái, Nhật Bản có kho dự trữ ngoại hối trị giá 1,1 nghìn tỷ USD, đứng thứ hai thế giới, sau Trung Quốc.
“Tôi nghĩ sẽ là hợp lý nếu Nhật Bản mua một lượng nhất định trái phiếu để tăng cường niềm tin vào Quỹ bình ổn tài chính châu Âu và đóng góp với tư cách một nước lớn”, ông Noda phát biểu. Đợt phát hành trái phiếu Euro mà Nhật Bản có ý định mua vào là do quỹ này thực hiện.
Quỹ bình ổn tài chính châu Âu (EFSF) trị giá 440 tỷ Euro được Liên minh châu Âu (EU) thành lập nhằm tạo ra một mạng lưới an ninh cho các quốc gia nặng nợ trong khối Eurozone. Tuy nhiên, dù đã ra đời, EFSF vẫn không đủ sức ngăn những tin đồn về việc sẽ có thêm những quốc gia nữa trong Eurozone phải xin giải cứu tài chính.
Một nguồn tin của Bộ Tài chính Nhật tiết lộ với Reuters, bên cạnh đợt mua trái phiếu do EFSF phát hành nói trên, Nhật Bản sẽ tiếp tục mua trái phiếu do quỹ này phát hành theo cam kết của một nước thành viên nhóm G-7 nhằm bình ổn nền kinh tế toàn cầu và ngăn chặn sự lan rộng của khủng hoảng nợ.
Tuyên bố của Tokyo được đưa ra sau khi trên thị trường xuất hiện tin đồn Bồ Đào Nha sắp sửa phải xin giải cứu từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) hôm 10/1 được cho là đã mua vào trái phiếu Bồ Đào Nha để hỗ trợ khả năng thanh khoản cho Lisbon.
Tuy nhiên, các chuyên gia và giới đầu tư cho rằng, dù Nhật Bản có mua trái phiếu Eurozone thì cũng khó xoay chuyển được tình thế hiện nay của cuộc khủng hoảng, trừ phi các nhà chức trách châu Âu đạt được một giải pháp mang tính toàn diện hơn.
Các nhà phân tích cũng cho rằng, tương tự như Bắc Kinh, Tokyo có mâu thuẫn với châu Âu và Mỹ trong vấn đề tỷ giá, nên với việc “hào phóng” với châu Âu, Tokyo có thể dễ dàng hơn trong việc can thiệp thị trường nhằm giảm giá đồng Yên.