Doanh nghiệp Đài Loan đang dẫn đầu về đình công tại Việt Nam
Năm 2010, cả nước diễn ra 424 cuộc đình công, với một tỷ lệ lớn tập trung tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Đài Loan
Năm 2010, cả nước diễn ra 424 cuộc đình công, với một tỷ lệ lớn tập trung tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Đài Loan.
Thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, tính từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra 3.402 cuộc ngừng việc tập thể, đình công tự phát của người lao động.
Trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 73,16%, các doanh nghiệp dân doanh chiếm 24,08%, khu vực chiếm ít nhất là các daonh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 2,76%.
Riêng năm 2010, cả nước có 424 cuộc đình công. Phân loại các cuộc đình công theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 79,95% (339/424 cuộc); doanh nghiệp dân doanh 84/424 cuộc, chiếm 19,81% và doanh nghiệp nhà nước chỉ có 1 cuộc, chiếm 0,24%.
Phân loại theo đối tác đầu tư nước ngoài cho thấy, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Đài Loan đang dẫn đầu với 128 cuộc, chiếm 37,76%. Tiếp theo là các doanh nghiệp Hàn Quốc có 109 cuộc, chiếm 32,15%; doanh nghiệp Nhật Bản có 26 cuộc, chiếm 7,67%; còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của các nước khác, chiếm 22,42%.
Phân theo ngành nghề thì ngành may vẫn là ngành có số cuộc đình công chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2010, ngành này diễn ra 119 cuộc, chiếm 28%, chế biến gỗ 72 cuộc, da giầy 42 cuộc, điện tử 34 cuộc…
Ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến các cuộc đình công vẫn là do tiền lương và thu nhập của người lao động thấp, trong khi đó tình trạng lạm phát gia tăng, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn.
Năm 2010, tại Tp.HCM xảy ra 67 cuộc đình công thì có 42 cuộc có nguyên nhân liên quan đến tiền lương, Đồng Nai xảy ra 140 cuộc thì có 112 cuộc liên quan đến tiền lương, và tại Bình Dương diễn ra 127 cuộc thì cũng có đến 102 cuộc xuất phát từ nguyên nhân này.
Ngoài ra, ông Chính cũng nhấn mạnh đến các nguyên nhân khác như người sử dụng lao động vi phạm cam kết, thỏa thuận với người lao động như sa thải, kỷ luật người lao động trái pháp luật; khoogn đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động…
Cơ chế thương lượng tập thể, đối thoại hợp tác nơi làm việc không hoạt động dẫn đến bất đồng về lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động không được giải quyết cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các cuộc đình công tự phát nổ ra.
Thống kê của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, tính từ năm 1995 đến nay, cả nước đã xảy ra 3.402 cuộc ngừng việc tập thể, đình công tự phát của người lao động.
Trong đó, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 73,16%, các doanh nghiệp dân doanh chiếm 24,08%, khu vực chiếm ít nhất là các daonh nghiệp nhà nước chỉ chiếm 2,76%.
Riêng năm 2010, cả nước có 424 cuộc đình công. Phân loại các cuộc đình công theo loại hình doanh nghiệp, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 79,95% (339/424 cuộc); doanh nghiệp dân doanh 84/424 cuộc, chiếm 19,81% và doanh nghiệp nhà nước chỉ có 1 cuộc, chiếm 0,24%.
Phân loại theo đối tác đầu tư nước ngoài cho thấy, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Đài Loan đang dẫn đầu với 128 cuộc, chiếm 37,76%. Tiếp theo là các doanh nghiệp Hàn Quốc có 109 cuộc, chiếm 32,15%; doanh nghiệp Nhật Bản có 26 cuộc, chiếm 7,67%; còn lại là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của các nước khác, chiếm 22,42%.
Phân theo ngành nghề thì ngành may vẫn là ngành có số cuộc đình công chiếm tỷ lệ cao nhất. Năm 2010, ngành này diễn ra 119 cuộc, chiếm 28%, chế biến gỗ 72 cuộc, da giầy 42 cuộc, điện tử 34 cuộc…
Ông Mai Đức Chính, Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, nguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến các cuộc đình công vẫn là do tiền lương và thu nhập của người lao động thấp, trong khi đó tình trạng lạm phát gia tăng, đời sống công nhân gặp nhiều khó khăn.
Năm 2010, tại Tp.HCM xảy ra 67 cuộc đình công thì có 42 cuộc có nguyên nhân liên quan đến tiền lương, Đồng Nai xảy ra 140 cuộc thì có 112 cuộc liên quan đến tiền lương, và tại Bình Dương diễn ra 127 cuộc thì cũng có đến 102 cuộc xuất phát từ nguyên nhân này.
Ngoài ra, ông Chính cũng nhấn mạnh đến các nguyên nhân khác như người sử dụng lao động vi phạm cam kết, thỏa thuận với người lao động như sa thải, kỷ luật người lao động trái pháp luật; khoogn đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người lao động…
Cơ chế thương lượng tập thể, đối thoại hợp tác nơi làm việc không hoạt động dẫn đến bất đồng về lợi ích giữa các bên trong quan hệ lao động không được giải quyết cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến các cuộc đình công tự phát nổ ra.