Doanh nghiệp Việt Nam lạc quan về triển vọng giao thương
Việt Nam vào nhóm 3 nước lạc quan nhất về triển vọng giao thương trong sáu tháng tới
Chỉ số tin cậy thương mại của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã tăng thêm 22 điểm lên 132 điểm, đưa Việt Nam vào nhóm 3 nước lạc quan nhất về triển vọng giao thương trong sáu tháng tới.
Đó là kết quả khảo sát của Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) có qui mô lớn nhất từ trước đến nay về mức độ tin cậy của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Đây là cuộc khảo sát lần thứ 3, được thực hiện trong vòng hai năm trở lại đây, nhằm tập hợp các dự đoán của doanh nghiệp về khối lượng giao dịch thương mại, các rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp, nhu cầu tài trợ thương mại, khả năng tiếp cận tài trợ thương mại, tác động của ngoại hối, chính sách của nhà nước đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong 6 tháng tới.
Kết quả điều tra 5.120 doanh nghiệp tại 17 thị trường, bao gồm các thị trường trọng yếu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông, Mỹ Latinh, Mỹ, Canada và châu Âu cho thấy, mức độ tin cậy thương mại của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã tăng lần thứ hai liên tiếp, đưa chỉ số này từ 110 điểm trong cuộc khảo sát nửa cuối năm 2009 lên 132 điểm.
Với kết quả này, Việt Nam lọt vào nhóm 3 nước lạc quan nhất về triển vọng giao thương trong sáu tháng tới, xếp sau Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Ấn Độ với khoảng cách 1-2 điểm.
Theo HSBC, nhìn chung, chỉ số tin cậy thương mai toàn cầu vẫn ở mức lạc quan. Số đông các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Mỹ Latinh (64%), Trung Quốc (63%) và Ấn Độ (61%) kỳ vọng khối lượng thương mại sẽ tăng trong 6 tháng tới. Trong khi đó, 75% các doanh nghiệp được hỏi tại Việt Nam cho rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ tăng trong 6 tháng tới.
Về rủi ro liên quan đến bên mua và nhà cung cấp, đa số các doanh nghiệp trên cả 17 thị trường được khảo sát đều tin rằng rủi ro này sẽ không tăng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có chung cái nhìn lạc quan này.
Số doanh nghiệp Việt Nam cho rằng mức độ rủi ro từ phía nhà cung cấp không thực hiện đúng thỏa thuận thương mại sẽ giảm, đã tăng gấp 3 lần so với đợt khảo sát nửa cuối 2009. Số đông các doanh nghiệp được hỏi (62%) cho biết nguyên nhân chính là do tình hình tài chính của các nhà cung cấp đã được cải thiện.
Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận các đơn hàng nhỏ hơn để giảm thiểu rủi ro cho mỗi giao dịch đã tăng cao hơn so với kết quả khảo sát nửa cuối năm 2009; sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (17% so với 6% nửa cuối năm 2009); áp dụng các điều kiện thanh toán linh hoạt (41%).
Về nhu cầu tài trợ thương mại, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cho rằng nhu cầu tài trợ thương mại của họ sẽ tăng đã đạt đến 74% so với con số 66% trong cuộc khảo sát nửa cuối năm 2009. Xét về nhu cầu tài trợ thương mại thì các doanh nghiệp Việt Nam đứng đầu trong cả 17 thị trường được khảo sát, theo sau mới là Ấn Độ (60%) và Trung Đông (51%).
Nhìn nhận về tác động của ngoại hối lên kinh doanh, số lượng doanh nghiệp cho rằng tỉ giá hối đoái sẽ có tác động tiêu cực lên họat động kinh doanh của họ sụt giảm đáng kể (51% so với 80% nửa cuối 2009). Trong khi đó, lượng ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ có tác động tích cực lên hoạt động kinh doanh tăng lên 29% so với 17% nửa cuối 2009.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tin rằng các chính sách của nhà nuớc về xuất nhập khẩu sẽ có tác động tích cực lên khả năng tăng trưởng kinh doanh của họ (28% so với 9% nửa cuối 2009).
Tuy nhiên, biến động tỉ giá ngoại hối vẫn bị đa số các doanh nghiệp cho là rào cản cho sự phát triển kinh doanh, dù có sự sụt giảm lớn trong tỉ lệ phần trăm (từ 81% ở nửa cuối 2009 xuống còn 48% nửa đầu 2010). Theo sau là chi phí cho các dịch vụ thiết yếu như vận chuyển, giao nhận, lưu kho (40%), chính sách về thương mại của nhà nước (40%), lãi suất leo thang (38%).
Trong phần xếp hạng các thị trường nhiều triển vọng nhất về giao thương trong vòng 6 tháng tới, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận Đông Nam Á là thị trường nhiều triển vọng (tăng từ 14% nửa cuối 2009 lên 19% nửa đầu 2010), trong khi con số này dành cho thị trường Trung Quốc mở rộng lại giảm 9% so với kết quả lần khảo sát trước, từ 36% nửa cuối 2009 còn 27% nửa đầu 2010.
Đó là kết quả khảo sát của Ngân hàng Hồng Kông - Thượng Hải (HSBC) có qui mô lớn nhất từ trước đến nay về mức độ tin cậy của các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Đây là cuộc khảo sát lần thứ 3, được thực hiện trong vòng hai năm trở lại đây, nhằm tập hợp các dự đoán của doanh nghiệp về khối lượng giao dịch thương mại, các rủi ro từ phía người mua và nhà cung cấp, nhu cầu tài trợ thương mại, khả năng tiếp cận tài trợ thương mại, tác động của ngoại hối, chính sách của nhà nước đến việc kinh doanh của các doanh nghiệp trong 6 tháng tới.
Kết quả điều tra 5.120 doanh nghiệp tại 17 thị trường, bao gồm các thị trường trọng yếu của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Trung Đông, Mỹ Latinh, Mỹ, Canada và châu Âu cho thấy, mức độ tin cậy thương mại của doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam đã tăng lần thứ hai liên tiếp, đưa chỉ số này từ 110 điểm trong cuộc khảo sát nửa cuối năm 2009 lên 132 điểm.
Với kết quả này, Việt Nam lọt vào nhóm 3 nước lạc quan nhất về triển vọng giao thương trong sáu tháng tới, xếp sau Các tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất (UAE) và Ấn Độ với khoảng cách 1-2 điểm.
Theo HSBC, nhìn chung, chỉ số tin cậy thương mai toàn cầu vẫn ở mức lạc quan. Số đông các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Mỹ Latinh (64%), Trung Quốc (63%) và Ấn Độ (61%) kỳ vọng khối lượng thương mại sẽ tăng trong 6 tháng tới. Trong khi đó, 75% các doanh nghiệp được hỏi tại Việt Nam cho rằng khối lượng giao dịch thương mại sẽ tăng trong 6 tháng tới.
Về rủi ro liên quan đến bên mua và nhà cung cấp, đa số các doanh nghiệp trên cả 17 thị trường được khảo sát đều tin rằng rủi ro này sẽ không tăng. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng có chung cái nhìn lạc quan này.
Số doanh nghiệp Việt Nam cho rằng mức độ rủi ro từ phía nhà cung cấp không thực hiện đúng thỏa thuận thương mại sẽ giảm, đã tăng gấp 3 lần so với đợt khảo sát nửa cuối 2009. Số đông các doanh nghiệp được hỏi (62%) cho biết nguyên nhân chính là do tình hình tài chính của các nhà cung cấp đã được cải thiện.
Đáng chú ý, số lượng doanh nghiệp Việt Nam chấp nhận các đơn hàng nhỏ hơn để giảm thiểu rủi ro cho mỗi giao dịch đã tăng cao hơn so với kết quả khảo sát nửa cuối năm 2009; sử dụng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (17% so với 6% nửa cuối năm 2009); áp dụng các điều kiện thanh toán linh hoạt (41%).
Về nhu cầu tài trợ thương mại, số lượng doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cho rằng nhu cầu tài trợ thương mại của họ sẽ tăng đã đạt đến 74% so với con số 66% trong cuộc khảo sát nửa cuối năm 2009. Xét về nhu cầu tài trợ thương mại thì các doanh nghiệp Việt Nam đứng đầu trong cả 17 thị trường được khảo sát, theo sau mới là Ấn Độ (60%) và Trung Đông (51%).
Nhìn nhận về tác động của ngoại hối lên kinh doanh, số lượng doanh nghiệp cho rằng tỉ giá hối đoái sẽ có tác động tiêu cực lên họat động kinh doanh của họ sụt giảm đáng kể (51% so với 80% nửa cuối 2009). Trong khi đó, lượng ý kiến cho rằng tỷ giá sẽ có tác động tích cực lên hoạt động kinh doanh tăng lên 29% so với 17% nửa cuối 2009.
Ngày càng có nhiều doanh nghiệp tin rằng các chính sách của nhà nuớc về xuất nhập khẩu sẽ có tác động tích cực lên khả năng tăng trưởng kinh doanh của họ (28% so với 9% nửa cuối 2009).
Tuy nhiên, biến động tỉ giá ngoại hối vẫn bị đa số các doanh nghiệp cho là rào cản cho sự phát triển kinh doanh, dù có sự sụt giảm lớn trong tỉ lệ phần trăm (từ 81% ở nửa cuối 2009 xuống còn 48% nửa đầu 2010). Theo sau là chi phí cho các dịch vụ thiết yếu như vận chuyển, giao nhận, lưu kho (40%), chính sách về thương mại của nhà nước (40%), lãi suất leo thang (38%).
Trong phần xếp hạng các thị trường nhiều triển vọng nhất về giao thương trong vòng 6 tháng tới, ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhìn nhận Đông Nam Á là thị trường nhiều triển vọng (tăng từ 14% nửa cuối 2009 lên 19% nửa đầu 2010), trong khi con số này dành cho thị trường Trung Quốc mở rộng lại giảm 9% so với kết quả lần khảo sát trước, từ 36% nửa cuối 2009 còn 27% nửa đầu 2010.