Đón nhiều tin tốt, Phố Wall phục hồi trở lại
Ngày 28/5, diễn biến tích cực trên thị trường trái phiếu đã giúp Phố Wall có phiên tăng điểm trên 1%
Ngày 28/5, diễn biến tích cực trên thị trường trái phiếu đã giúp Phố Wall có phiên tăng điểm trên 1%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 23/5/2009 đã giảm 13.000 xuống 623.000 người, từ mức 636.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 16/5/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,79 triệu.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, số đơn đặt hàng lâu bền (ôtô, máy bay, tủ lạnh...) ở nước này trong tháng 4/2009 đã tăng 1,9% - mức tăng mạnh nhất trong 16 tháng qua, từ mức giảm 2,1% trong tháng 3/2009.
Bộ Thương mại cũng cho hay, doanh số bán nhà mới xây trong tháng 4/2009 ở Mỹ đã tăng 0,3% lên 352.000 đơn vị (ngôi nhà, căn hộ), từ mức 351.000 đơn vị trong tháng 3/2009. Như vậy, giá trung bình một ngôi nhà, căn hộ mới ở Mỹ trong tháng 4 đã giảm 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 209.700 USD/đơn vị.
Các chỉ số chứng khoán tăng hơn 1%
Ngày 28/5, Costco Wholesale cho biết doanh thu của hãng trong quý 3 kết thúc vào ngày 10/5 đã giảm 5% xuống 15,48 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 209,6 triệu USD, tương đương 48 cent/cổ phiếu. Cổ phiếu của Costco phiên này đã giảm 2,03%, chốt ở mức 47,84 USD/cổ phiếu.
Chuyển qua thông tin đang được quan tâm hiện nay, trước thời điểm có thể phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản, General Motors và Chính phủ Mỹ hôm thứ Năm đã đưa ra kế hoạch mới về việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu với các chủ nợ (trái chủ).
General Motors cho biết đã được nhiều tổ chức tín dụng - vốn nắm giữ 20% tổng số nợ - hậu thuẫn, theo đó General Motors đề nghị các trái chủ chuyển đổi 27 tỷ USD giá trị trái phiếu để nhận 10% cổ phần của công ty đã được tái cấu trúc và các trái chủ cũng nhận được chứng quyền để sở hữu thêm 15% số cổ phần nữa. Các trái chủ sẽ bàn bạc và đưa ra quyết định cuối cùng muộn nhất là vào lúc 5 giờ chiều ngày 30/5.
Bộ Tài chính Mỹ cũng khẳng định sẽ cung cấp gói cứu trợ cho General Motors, đưa tổng giá trị khoản cho vay lên 30 tỷ USD và sẽ chuyển đổi số nợ đó thành cổ phiếu. Chính quyền Tổng thống Obama cũng cho biết Chính phủ Canada cũng hứa sẽ bơm 9 tỷ USD cho General Motors.
Một viên chức của chính quyền Tổng thống Obama cho hay, quá trình nộp đơn xin bảo hộ phá sản của General Motors sẽ được hoàn tất trong khoảng từ 60 đến 90 ngày.
Chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 1% hôm thứ Năm nhờ sự lên điểm của cổ phiếu khối năng lượng, tin hỗ trợ từ số đơn đặt hàng lâu bền tăng, thị trường địa ốc tiến triển tốt hơn và lợi tức trên thị trường trái phiếu giảm xuống.
Bên cạnh đó, phiên đấu thầu 26 tỷ USD trái phiếu chính phủ thành công - lượng cầu rất lớn - đã phần nào giúp nhà đầu tư bớt lo ngại về thị trường trái phiếu và chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân.
Với phiên tăng điểm này, chỉ số S&P 500 đã phục hồi được 34% so với ngày 9/3/2009.
Giá dầu đã tăng trên 65 USD/thùng nên đã giúp cổ phiếu Exxon Mobil tăng 1,4% và cổ phiếu Chevron lên 1,9%. Trong khi đó, mức tăng 5,7% của cổ phiếu JP Morgan cũng góp phần quan trọng giúp Dow Jones khởi sắc.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 28/5: chỉ số Dow Jones tăng 103,78 điểm, tương đương 1,25%, chốt ở mức 8.403,8.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 20,7 điểm, tương đương 1,2%, chốt ở mức 1.751,79.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 13,77 điểm, tương đương 1,54%, đóng cửa ở mức 906,83.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,37 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,24 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 14 cổ phiếu tăng điểm thì có 11 cổ phiếu giảm điểm.
* Kết thúc ngày giao dịch, nhà sản xuất máy tính Dell công bố thu về 290 triệu USD lợi nhuận ròng, tương đương 15 cent/cổ phiếu trong quý 1 năm tài khóa 2009 kết thúc vào ngày 1/5; doanh thu của Dell giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 12,3 tỷ USD. Trong quý 1/2008, lợi nhuận sau thuế của Dell đạt 784 triệu USD, tương đương 38 cent/cổ phiếu.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Công bố số liệu lần 2 (điều chỉnh) về GDP quý 1/2009; chỉ số niềm tin người tiêu dùng của trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters.
Cả ba thị trường lớn của châu Âu đều giảm điểm
Chứng khoán châu Âu đã mất điểm phiên giao dịch hôm thứ Năm do đà đi xuống của cổ phiếu khối tài chính. Diễn biến của thị trường cho thấy sức cầu phiên này rất yếu - các chỉ số không một lần chạm ngưỡng giá trị đóng cửa phiên trước đó.
Cổ phiếu khối tài chính đã giảm điểm mạnh, trong đó cổ phiếu Royal Bank of Scotland, Natixis cùng giảm 4,6%, cổ phiếu Deutsche Bank hạ 3,7%, cổ phiếu Swedbank xuống 3,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 28,69 điểm, tương đương -0,65%, chốt ở mức 4.387,54. Khối lượng giao dịch đạt 2,66 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 1,36%, khối lượng giao dịch đạt 24,78 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp xuống 0,95%, khối lượng giao dịch đạt 144,34 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á giữ vững đà tăng
Phiên giao dịch hôm thứ Năm, thị trường chứng khoán Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan nghỉ giao dịch nhân ngày lễ. Trong số các thị trường vẫn giao dịch bình thường thì thị trường Australia và Singapore đóng cửa ngày giao dịch với sắc đỏ trên bảng điện tử.
Ngày 28/5, Bloomberg dẫn nguồn tin của giới chức Nhật cho biết, đảng cầm quyền LDP của Nhật có thể sẽ từ bỏ dự luật lập quỹ trị giá 50 nghìn tỷ Yên (520 tỷ USD) để mua cổ phiếu, vì thị trường chứng khoán đã phục hồi mạnh so với thời điểm chỉ số Nikkei 225 xuống mức thấp nhất trong 26 năm.
Trước đó, ngày 10/3/2009, chỉ số Nikkei 225 đã xuống 7.054,98 điểm - mức thấp nhất kể từ tháng 10/1982. Thời điểm đó, cả thế giới lo chống khủng hoảng với nhiều các biện pháp được tính đến. Các nhà làm luật Nhật đã phác thảo ra dự luật về việc sẽ chi hơn nửa nghìn tỷ USD để cứu thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, hiện thị trường chứng khoán toàn cầu đã đồng loạt phục hồi, riêng chỉ số Nikkei 225 tính đến nay đã phục hồi được 34% so với ngày 10/3.
“Thị trường chứng khoán đã ổn định trở lại, do đó các giải pháp cứu thị trường là không thực sự cần thiết”, ông Naokazu Takemoto - người đứng đầu Ủy ban Tài chính Hạ viện Nhật Bản nói.
Phiên giao dịch này, thị trường chứng khoán Nhật tiếp tục tăng điểm, dù biên độ tăng của chỉ số Nikkei 225 là không đáng kể. Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu tăng điểm nên đã giữ được sự cân bằng cho thị trường. Trong đó, cổ phiếu Toyota lên 2,7%, cổ phiếu Honda tăng 2,5%, cổ phiếu Canon tiến thêm 0,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 12,62 điểm, tương đương 0,13%, chốt ở mức 9.451,39. Khối lượng giao dịch đạt 2,2 tỷ cổ phiếu, thị trường có 942 mã tăng điểm và có 621 mã giảm điểm.
Liên quan đến thị trường Ấn Độ, Moody’s vừa đưa ra cảnh báo xếp hạng tín dụng của Ấn Độ có thể bị hạ nếu như chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh không ngăn chặn được sự gia tăng của thâm hụt ngân sách.
“Mức xếp hạng tín dụng “ổn định” của Ấn Độ gần đây đã phải đối mặt với áp lực hạ triển vọng, nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân đối đáng kể của chính sách tài khóa”, Aninda Mitra, chiến lược gia cao cấp của Moody’s nói.
Được biết, Ấn Độ lên kế hoạch đi vay 3,62 nghìn tỷ Rupees (76 tỷ USD) trong năm tài khóa 2009 bắt đầu từ ngày 1/4 và ước tính thâm hụt ngân sách năm tài khóa có thể lên 5,5% GDP.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số BSE 30 tiếp tục duy trì được đà tăng điểm ấn tượng của phiên trước đó. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số BSE 30 tăng 1,73%, chốt ở mức 14.353,84.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số ASX của Australia giảm 1,09%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 0,57%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tiến thêm 2,21%.
Hôm thứ Năm, Bộ Lao động Mỹ thông báo, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 23/5/2009 đã giảm 13.000 xuống 623.000 người, từ mức 636.000 trong tuần trước đó.
Theo số liệu của Bộ này, tính đến ngày 16/5/2009, số người đang nhận trợ cấp thất nghiệp lần đầu ở Mỹ là 6,79 triệu.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, số đơn đặt hàng lâu bền (ôtô, máy bay, tủ lạnh...) ở nước này trong tháng 4/2009 đã tăng 1,9% - mức tăng mạnh nhất trong 16 tháng qua, từ mức giảm 2,1% trong tháng 3/2009.
Bộ Thương mại cũng cho hay, doanh số bán nhà mới xây trong tháng 4/2009 ở Mỹ đã tăng 0,3% lên 352.000 đơn vị (ngôi nhà, căn hộ), từ mức 351.000 đơn vị trong tháng 3/2009. Như vậy, giá trung bình một ngôi nhà, căn hộ mới ở Mỹ trong tháng 4 đã giảm 14,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 209.700 USD/đơn vị.
Các chỉ số chứng khoán tăng hơn 1%
Ngày 28/5, Costco Wholesale cho biết doanh thu của hãng trong quý 3 kết thúc vào ngày 10/5 đã giảm 5% xuống 15,48 tỷ USD, lợi nhuận sau thuế giảm 19% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 209,6 triệu USD, tương đương 48 cent/cổ phiếu. Cổ phiếu của Costco phiên này đã giảm 2,03%, chốt ở mức 47,84 USD/cổ phiếu.
Chuyển qua thông tin đang được quan tâm hiện nay, trước thời điểm có thể phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản, General Motors và Chính phủ Mỹ hôm thứ Năm đã đưa ra kế hoạch mới về việc chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu với các chủ nợ (trái chủ).
General Motors cho biết đã được nhiều tổ chức tín dụng - vốn nắm giữ 20% tổng số nợ - hậu thuẫn, theo đó General Motors đề nghị các trái chủ chuyển đổi 27 tỷ USD giá trị trái phiếu để nhận 10% cổ phần của công ty đã được tái cấu trúc và các trái chủ cũng nhận được chứng quyền để sở hữu thêm 15% số cổ phần nữa. Các trái chủ sẽ bàn bạc và đưa ra quyết định cuối cùng muộn nhất là vào lúc 5 giờ chiều ngày 30/5.
Bộ Tài chính Mỹ cũng khẳng định sẽ cung cấp gói cứu trợ cho General Motors, đưa tổng giá trị khoản cho vay lên 30 tỷ USD và sẽ chuyển đổi số nợ đó thành cổ phiếu. Chính quyền Tổng thống Obama cũng cho biết Chính phủ Canada cũng hứa sẽ bơm 9 tỷ USD cho General Motors.
Một viên chức của chính quyền Tổng thống Obama cho hay, quá trình nộp đơn xin bảo hộ phá sản của General Motors sẽ được hoàn tất trong khoảng từ 60 đến 90 ngày.
Chứng khoán Mỹ đã tăng hơn 1% hôm thứ Năm nhờ sự lên điểm của cổ phiếu khối năng lượng, tin hỗ trợ từ số đơn đặt hàng lâu bền tăng, thị trường địa ốc tiến triển tốt hơn và lợi tức trên thị trường trái phiếu giảm xuống.
Bên cạnh đó, phiên đấu thầu 26 tỷ USD trái phiếu chính phủ thành công - lượng cầu rất lớn - đã phần nào giúp nhà đầu tư bớt lo ngại về thị trường trái phiếu và chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân.
Với phiên tăng điểm này, chỉ số S&P 500 đã phục hồi được 34% so với ngày 9/3/2009.
Giá dầu đã tăng trên 65 USD/thùng nên đã giúp cổ phiếu Exxon Mobil tăng 1,4% và cổ phiếu Chevron lên 1,9%. Trong khi đó, mức tăng 5,7% của cổ phiếu JP Morgan cũng góp phần quan trọng giúp Dow Jones khởi sắc.
Biểu đồ diễn biến của thị trường chứng khoán Mỹ ngày 28/5 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 28/5: chỉ số Dow Jones tăng 103,78 điểm, tương đương 1,25%, chốt ở mức 8.403,8.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 20,7 điểm, tương đương 1,2%, chốt ở mức 1.751,79.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 13,77 điểm, tương đương 1,54%, đóng cửa ở mức 906,83.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,37 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu tăng điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,24 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 14 cổ phiếu tăng điểm thì có 11 cổ phiếu giảm điểm.
* Kết thúc ngày giao dịch, nhà sản xuất máy tính Dell công bố thu về 290 triệu USD lợi nhuận ròng, tương đương 15 cent/cổ phiếu trong quý 1 năm tài khóa 2009 kết thúc vào ngày 1/5; doanh thu của Dell giảm 23% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 12,3 tỷ USD. Trong quý 1/2008, lợi nhuận sau thuế của Dell đạt 784 triệu USD, tương đương 38 cent/cổ phiếu.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Sáu: Công bố số liệu lần 2 (điều chỉnh) về GDP quý 1/2009; chỉ số niềm tin người tiêu dùng của trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters.
Cả ba thị trường lớn của châu Âu đều giảm điểm
Chứng khoán châu Âu đã mất điểm phiên giao dịch hôm thứ Năm do đà đi xuống của cổ phiếu khối tài chính. Diễn biến của thị trường cho thấy sức cầu phiên này rất yếu - các chỉ số không một lần chạm ngưỡng giá trị đóng cửa phiên trước đó.
Cổ phiếu khối tài chính đã giảm điểm mạnh, trong đó cổ phiếu Royal Bank of Scotland, Natixis cùng giảm 4,6%, cổ phiếu Deutsche Bank hạ 3,7%, cổ phiếu Swedbank xuống 3,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 28,69 điểm, tương đương -0,65%, chốt ở mức 4.387,54. Khối lượng giao dịch đạt 2,66 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức hạ 1,36%, khối lượng giao dịch đạt 24,78 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp xuống 0,95%, khối lượng giao dịch đạt 144,34 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á giữ vững đà tăng
Phiên giao dịch hôm thứ Năm, thị trường chứng khoán Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan nghỉ giao dịch nhân ngày lễ. Trong số các thị trường vẫn giao dịch bình thường thì thị trường Australia và Singapore đóng cửa ngày giao dịch với sắc đỏ trên bảng điện tử.
Ngày 28/5, Bloomberg dẫn nguồn tin của giới chức Nhật cho biết, đảng cầm quyền LDP của Nhật có thể sẽ từ bỏ dự luật lập quỹ trị giá 50 nghìn tỷ Yên (520 tỷ USD) để mua cổ phiếu, vì thị trường chứng khoán đã phục hồi mạnh so với thời điểm chỉ số Nikkei 225 xuống mức thấp nhất trong 26 năm.
Trước đó, ngày 10/3/2009, chỉ số Nikkei 225 đã xuống 7.054,98 điểm - mức thấp nhất kể từ tháng 10/1982. Thời điểm đó, cả thế giới lo chống khủng hoảng với nhiều các biện pháp được tính đến. Các nhà làm luật Nhật đã phác thảo ra dự luật về việc sẽ chi hơn nửa nghìn tỷ USD để cứu thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, hiện thị trường chứng khoán toàn cầu đã đồng loạt phục hồi, riêng chỉ số Nikkei 225 tính đến nay đã phục hồi được 34% so với ngày 10/3.
“Thị trường chứng khoán đã ổn định trở lại, do đó các giải pháp cứu thị trường là không thực sự cần thiết”, ông Naokazu Takemoto - người đứng đầu Ủy ban Tài chính Hạ viện Nhật Bản nói.
Phiên giao dịch này, thị trường chứng khoán Nhật tiếp tục tăng điểm, dù biên độ tăng của chỉ số Nikkei 225 là không đáng kể. Cổ phiếu của nhiều hãng xuất khẩu tăng điểm nên đã giữ được sự cân bằng cho thị trường. Trong đó, cổ phiếu Toyota lên 2,7%, cổ phiếu Honda tăng 2,5%, cổ phiếu Canon tiến thêm 0,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 tăng 12,62 điểm, tương đương 0,13%, chốt ở mức 9.451,39. Khối lượng giao dịch đạt 2,2 tỷ cổ phiếu, thị trường có 942 mã tăng điểm và có 621 mã giảm điểm.
Liên quan đến thị trường Ấn Độ, Moody’s vừa đưa ra cảnh báo xếp hạng tín dụng của Ấn Độ có thể bị hạ nếu như chính phủ của Thủ tướng Manmohan Singh không ngăn chặn được sự gia tăng của thâm hụt ngân sách.
“Mức xếp hạng tín dụng “ổn định” của Ấn Độ gần đây đã phải đối mặt với áp lực hạ triển vọng, nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân đối đáng kể của chính sách tài khóa”, Aninda Mitra, chiến lược gia cao cấp của Moody’s nói.
Được biết, Ấn Độ lên kế hoạch đi vay 3,62 nghìn tỷ Rupees (76 tỷ USD) trong năm tài khóa 2009 bắt đầu từ ngày 1/4 và ước tính thâm hụt ngân sách năm tài khóa có thể lên 5,5% GDP.
Trên thị trường chứng khoán, chỉ số BSE 30 tiếp tục duy trì được đà tăng điểm ấn tượng của phiên trước đó. Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số BSE 30 tăng 1,73%, chốt ở mức 14.353,84.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số ASX của Australia giảm 1,09%. Chỉ số Straits Times của Singapore mất 0,57%. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tiến thêm 2,21%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.300,02 | 8.403,80 | 103,78 | 1,25 |
Nasdaq | 1.731,08 | 1.751,79 | 20,71 | 1,20 | |
S&P 500 | 893,06 | 906,83 | 13,77 | 1,54 | |
Anh | FTSE 100 | 4.416,23 | 4.387,54 | 28,69 | 0,65 |
Đức | DAX | 5.000,77 | 4.932,88 | 67,89 | 1,36 |
Pháp | CAC 40 | 3.294,86 | 3.263,70 | 31,16 | 0,95 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.890,44 | N/A | N/A | N/A |
Nhật | Nikkei 225 | 9.438,77 | 9.451,39 | 12,62 | 0,13 |
Hồng Kông | Hang Seng | 17.885,27 | N/A | N/A | N/A |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.362,02 | 1.392,17 | 30,15 | 2,21 |
Singapore | Straits Times | 2,307,35 | 2.292,97 | 13,11 | 0,57 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.632,47 | N/A | N/A | N/A |
Ấn Độ | BSE | 13.963,47 | 14.353,84 | 244,20 | 1,73 |
Australia | ASX | 3.795,30 | 3.753,90 | 41,40 | 1,09 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |