Dung Quất, điểm đến mới của nhiều chuyên gia
Dung Quất đang trở thành điểm thu hút hàng vạn chuyên gia, kỹ sư, công nhân từ khắp mọi miền đất nước
Khu kinh tế Dung Quất đang chuyển mình, tăng tốc đầu tư, lan toả sức hấp dẫn, trở thành điểm thu hút hàng vạn chuyên gia, kỹ sư, công nhân từ khắp mọi miền đất nước.
sau nhiều năm học tập và làm việc về lĩnh vực lọc hoá dầu tại Mỹ, cuối năm 2002, Hoàng Việt Dũng đã trở về Việt Nam làm việc tại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam).
Không chỉ có trường hợp của anh Dũng, trên công trường Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện có hàng nghìn chuyên gia, kỹ sư giỏi, công nhân tay nghề cao trong nước và nước ngoài đang nỗ lực ngày đêm tất bật thi công xây dựng. Để công trình đảm bảo chất lượng, an toàn và đúng tiến độ, đòi hỏi mỗi kỹ sư, công nhân cùng với các chuyên gia nước ngoài có sự phối hợp nhịp nhàng trên công trình.
Do tính chất công việc luôn gặp nhiều khó khăn, nền địa chất phức tạp nên mỗi lần khoan xuống nền đá gốc để thi công cảng xuất sản phẩm thuộc dự án Nhà máy Lọc dầu, tốn kém lên đến 30.000 USD cho mỗi cọc khoan. Gói thầu 5B (cảng xuất sản phẩm dầu) có đến hàng chục chuyên gia đến từ nhiều nước trên thế giới cùng tham gia thi công nên đòi hỏi phiên dịch phải chuẩn thuật ngữ chuyên ngành.
Hàng nghìn bạn trẻ đã có gia đình nhưng vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì Dung Quất nên họ đã tạm gác “tình riêng” cùng hướng về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Anh Phan Lợi, quê ở Hà Tĩnh có thâm niên 10 năm là thợ hàn bậc cao, đã từng tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm quốc gia. Hiện tại anh cùng với hơn 1.000 kỹ sư, công nhân của Cty xây lắp dầu khí từ mọi miền đất nước: Vũng Tàu, Thanh Hoá, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nội... hội tụ về đây tham gia xây dựng Nhà máy lọc dầu.
Hàng trăm chuyên gia nước ngoài đến tham gia xây dựng các công trình tại Khu kinh tế Dung Quất cũng xin gia nhập vào “câu lạc bộ xa gia đình”. Họ lặng lẽ làm việc và trách nhiệm như thể đang làm việc trên chính quê hương đất nước mình.
Hơn 6 tháng qua, anh Laurie ở tận nước Australia xa xôi đến tham gia xây dựng tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Do đảm nhận vai trò quản lý cơ khí phân xưởng công nghệ, một trong những phân xưởng quan trọng bậc nhất của Nhà máy Lọc dầu nên công việc luôn bận rộn.
Laurie tâm sự, anh đã từng tham gia xây dựng các công trình qui mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, mỗi công trình đều lưu lại trong anh niềm thú vị riêng. Được làm việc tại Dung Quất, anh cảm thấy rất hài lòng vì được làm việc với các bạn kỹ sư, công nhân Việt Nam cần mẫn và thân thiện. Do tiến độ công việc đang trong giai đoạn gấp rút nên thỉnh thoảng anh mới về nước thăm gia đình.
Bên cạnh nhà máy lọc dầu, từ giữa năm ngoái, việc Nhà máy Công nghiệp tàu thủy bắt đầu thi công ồ ạt đã thu hút hàng nghìn kỹ sư, công nhân. Hiện nay nhà máy đã có 1.500 cán bộ, công nhân viên, trong đó có 1.000 kỹ sư, công nhân trẻ ở khắp các tỉnh thành trong cả nước về đây làm việc. Ông Lê Lộc, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất khẳng định: đội ngũ lao động trẻ có tri thức, tay nghề đã qua đào tạo... sẽ là lực lượng nòng cốt để đưa nhà máy từng bước vươn lên khẳng định uy tín, thương hiệu cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trên trường quốc tế.
Hầu hết các phân xưởng và phòng điều độ sản xuất, kế hoạch, vật tư, quản lý chất lượng, thiết bị động lực, hành chính quản trị, an toàn lao động, quản lý dự án, tổ chức cán bộ... đều do các kỹ sư trẻ từ 28 đến 35 tuổi đảm nhận các chức danh quan trọng là trưởng, phó phòng; quản đốc các phân xưởng sản xuất. Tổng công ty luôn tạo cơ hội cho lớp trẻ có điều kiện vươn lên khẳng định mình khi giữ những vị trí chủ chốt. Chính từ niềm tin này, hàng trăm kỹ sư, công nhân đã đưa cả vợ, con từ nơi xa đến sinh sống, làm việc tại nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất.
Trường hợp kỹ sư cơ khí chế tạo Lê Ngọc Tân (30 tuổi) quê ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương là một ví dụ. Tân đã đưa cả vợ con đến Dung Quất sinh sống để yên tâm làm việc lâu dài tại đây. Tân đã từng làm việc ở Viện Khoa học kỹ thuật công nghệ tàu thuỷ, Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin (Nha Trang), Nhà máy Đóng tàu Hạ Long (Quảng Ninh) và tham gia khóa đào tạo kỹ thuật công nghệ đóng tàu chở dầu thô trên 100.000 tấn tại Ba Lan. Hiện tại, anh đang đảm nhận chức danh Trưởng phòng điều độ sản xuất phụ trách điều hành các phân xưởng sản xuất.
sau nhiều năm học tập và làm việc về lĩnh vực lọc hoá dầu tại Mỹ, cuối năm 2002, Hoàng Việt Dũng đã trở về Việt Nam làm việc tại Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam).
Không chỉ có trường hợp của anh Dũng, trên công trường Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện có hàng nghìn chuyên gia, kỹ sư giỏi, công nhân tay nghề cao trong nước và nước ngoài đang nỗ lực ngày đêm tất bật thi công xây dựng. Để công trình đảm bảo chất lượng, an toàn và đúng tiến độ, đòi hỏi mỗi kỹ sư, công nhân cùng với các chuyên gia nước ngoài có sự phối hợp nhịp nhàng trên công trình.
Do tính chất công việc luôn gặp nhiều khó khăn, nền địa chất phức tạp nên mỗi lần khoan xuống nền đá gốc để thi công cảng xuất sản phẩm thuộc dự án Nhà máy Lọc dầu, tốn kém lên đến 30.000 USD cho mỗi cọc khoan. Gói thầu 5B (cảng xuất sản phẩm dầu) có đến hàng chục chuyên gia đến từ nhiều nước trên thế giới cùng tham gia thi công nên đòi hỏi phiên dịch phải chuẩn thuật ngữ chuyên ngành.
Hàng nghìn bạn trẻ đã có gia đình nhưng vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, vì Dung Quất nên họ đã tạm gác “tình riêng” cùng hướng về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Anh Phan Lợi, quê ở Hà Tĩnh có thâm niên 10 năm là thợ hàn bậc cao, đã từng tham gia xây dựng nhiều công trình trọng điểm quốc gia. Hiện tại anh cùng với hơn 1.000 kỹ sư, công nhân của Cty xây lắp dầu khí từ mọi miền đất nước: Vũng Tàu, Thanh Hoá, Ninh Bình, Thái Bình, Hà Nội... hội tụ về đây tham gia xây dựng Nhà máy lọc dầu.
Hàng trăm chuyên gia nước ngoài đến tham gia xây dựng các công trình tại Khu kinh tế Dung Quất cũng xin gia nhập vào “câu lạc bộ xa gia đình”. Họ lặng lẽ làm việc và trách nhiệm như thể đang làm việc trên chính quê hương đất nước mình.
Hơn 6 tháng qua, anh Laurie ở tận nước Australia xa xôi đến tham gia xây dựng tại Nhà máy Lọc dầu Dung Quất. Do đảm nhận vai trò quản lý cơ khí phân xưởng công nghệ, một trong những phân xưởng quan trọng bậc nhất của Nhà máy Lọc dầu nên công việc luôn bận rộn.
Laurie tâm sự, anh đã từng tham gia xây dựng các công trình qui mô lớn ở nhiều nước trên thế giới, mỗi công trình đều lưu lại trong anh niềm thú vị riêng. Được làm việc tại Dung Quất, anh cảm thấy rất hài lòng vì được làm việc với các bạn kỹ sư, công nhân Việt Nam cần mẫn và thân thiện. Do tiến độ công việc đang trong giai đoạn gấp rút nên thỉnh thoảng anh mới về nước thăm gia đình.
Bên cạnh nhà máy lọc dầu, từ giữa năm ngoái, việc Nhà máy Công nghiệp tàu thủy bắt đầu thi công ồ ạt đã thu hút hàng nghìn kỹ sư, công nhân. Hiện nay nhà máy đã có 1.500 cán bộ, công nhân viên, trong đó có 1.000 kỹ sư, công nhân trẻ ở khắp các tỉnh thành trong cả nước về đây làm việc. Ông Lê Lộc, Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Dung Quất khẳng định: đội ngũ lao động trẻ có tri thức, tay nghề đã qua đào tạo... sẽ là lực lượng nòng cốt để đưa nhà máy từng bước vươn lên khẳng định uy tín, thương hiệu cho ngành công nghiệp đóng tàu Việt Nam trên trường quốc tế.
Hầu hết các phân xưởng và phòng điều độ sản xuất, kế hoạch, vật tư, quản lý chất lượng, thiết bị động lực, hành chính quản trị, an toàn lao động, quản lý dự án, tổ chức cán bộ... đều do các kỹ sư trẻ từ 28 đến 35 tuổi đảm nhận các chức danh quan trọng là trưởng, phó phòng; quản đốc các phân xưởng sản xuất. Tổng công ty luôn tạo cơ hội cho lớp trẻ có điều kiện vươn lên khẳng định mình khi giữ những vị trí chủ chốt. Chính từ niềm tin này, hàng trăm kỹ sư, công nhân đã đưa cả vợ, con từ nơi xa đến sinh sống, làm việc tại nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất.
Trường hợp kỹ sư cơ khí chế tạo Lê Ngọc Tân (30 tuổi) quê ở huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương là một ví dụ. Tân đã đưa cả vợ con đến Dung Quất sinh sống để yên tâm làm việc lâu dài tại đây. Tân đã từng làm việc ở Viện Khoa học kỹ thuật công nghệ tàu thuỷ, Nhà máy Tàu biển Hyundai Vinashin (Nha Trang), Nhà máy Đóng tàu Hạ Long (Quảng Ninh) và tham gia khóa đào tạo kỹ thuật công nghệ đóng tàu chở dầu thô trên 100.000 tấn tại Ba Lan. Hiện tại, anh đang đảm nhận chức danh Trưởng phòng điều độ sản xuất phụ trách điều hành các phân xưởng sản xuất.