Giới đầu tư Phố Wall đang nuôi hy vọng quật khởi
Khối lượng giao dịch toàn thị trường khá cao, với 7,5 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên 3 sàn New York, American và Nasdaq
Ngày giao dịch cuối tuần (15/6), chứng khoán Mỹ tăng mạnh phiên thứ hai liên tiếp, nhờ sự hy vọng của nhà đầu tư về khả năng "phối hợp tác chiến" của các ngân hàng trung ương toàn cầu nếu bầu cử Hy Lạp gây biến động trên các thị trường tài chính.
Trước đó, trong ngày 14/6, hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức thuộc Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) cho biết, một loạt ngân hàng trung ương của các nền kinh tế chủ chốt sẽ cùng nhau phối hợp ổn định thị trường và ngăn chặn bão tín dụng khi cần thiết.
Tin tức này cũng làm xóa mờ những số liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đang hồi phục với tốc độ yếu ớt. Dẫu vậy, việc nền kinh tế đầu tàu tăng trưởng trì trệ cũng phần nào khiến nhà đầu tư lo lắng và theo đó, giá các loại trái phiếu kho bạc của Mỹ đã tăng lên trong ngày.
Dẫn đầu thị trường về mức tăng điểm trong phiên hôm qua là các cổ phiếu năng lượng, nguyên vật liệu và tài chính. Chỉ số S&P của cả ba lĩnh vực này đều tăng hơn 1%. Giá hàng hóa toàn cầu đã đảo chiều tăng mạnh trở lại từ hôm 14/6 và duy trì khá tốt trong toàn phiên 15/6.
Chốt phiên giao dịch ngày 15/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng tới 115,26 điểm, tương ứng 0,91%, lên 12.767,17 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 13,74 điểm, tương ứng 1,03%, lên 1.342,84 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 36,47 điểm, tương ứng 1,29%, lên 2.872,8 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường khá cao, với khoảng 7,5 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức trung bình hàng ngày 6,84 tỷ cổ phiếu từ đầu năm. Tỷ lệ cổ phiếu tăng/ giảm giá trên sàn New York và Nasdaq là hơn 2/1.
Như vậy, với hai phiên tăng điểm mạnh hôm 14 và 15/6, thị trường chứng khoán Mỹ đã có thêm một tuần giao dịch khá tốt từ đầu năm tới nay. Tính chung cả tuần này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,7%, chỉ số S&P 500 tiến 1,3% và chỉ số Nasdaq Composite nhảy thêm 0,5%.
Hiện tại ngoài nỗi lo về cuộc bầu cử quốc hội tại Hy Lạp sẽ diễn ra vào chủ nhật tuần này, nhà đầu tư cũng thấp thỏm trước tình hình hệ thống tài chính ngân hàng của Tây Ban Nha. Hôm qua lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của quốc gia này lại vọt mạnh lên mức 6,92%.
Về kinh tế Mỹ, theo báo cáo công bố trong ngày, chỉ số sản xuất tại bang New York đã giảm mạnh trong tháng 6 dù vẫn ở mức cho thấy sự tăng trưởng, trong khi niềm tin người tiêu dùng đầu tháng 6 đã giảm xuống thấp nhất 6 tháng do lo lắng về việc làm ở Mỹ và nợ công châu Âu.
Tuy nhiên, trong cái rủi lại nảy sinh hy vọng. Cùng với những số liệu kinh tế yếu kém trước đó như thất nghiệp tăng, các thông tin kinh tế mới nhất về kinh tế Mỹ đã khiến nhiều nhà đầu tư lại tin tưởng rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ sớm có động thái mới để hỗ trợ tăng trưởng.
Trước đó, trong ngày 14/6, hãng tin Reuters dẫn lời các quan chức thuộc Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) cho biết, một loạt ngân hàng trung ương của các nền kinh tế chủ chốt sẽ cùng nhau phối hợp ổn định thị trường và ngăn chặn bão tín dụng khi cần thiết.
Tin tức này cũng làm xóa mờ những số liệu mới nhất cho thấy nền kinh tế Mỹ đang hồi phục với tốc độ yếu ớt. Dẫu vậy, việc nền kinh tế đầu tàu tăng trưởng trì trệ cũng phần nào khiến nhà đầu tư lo lắng và theo đó, giá các loại trái phiếu kho bạc của Mỹ đã tăng lên trong ngày.
Dẫn đầu thị trường về mức tăng điểm trong phiên hôm qua là các cổ phiếu năng lượng, nguyên vật liệu và tài chính. Chỉ số S&P của cả ba lĩnh vực này đều tăng hơn 1%. Giá hàng hóa toàn cầu đã đảo chiều tăng mạnh trở lại từ hôm 14/6 và duy trì khá tốt trong toàn phiên 15/6.
Chốt phiên giao dịch ngày 15/6, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng tới 115,26 điểm, tương ứng 0,91%, lên 12.767,17 điểm. Chỉ số S&P 500 tiến 13,74 điểm, tương ứng 1,03%, lên 1.342,84 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 36,47 điểm, tương ứng 1,29%, lên 2.872,8 điểm.
Khối lượng giao dịch toàn thị trường khá cao, với khoảng 7,5 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn mức trung bình hàng ngày 6,84 tỷ cổ phiếu từ đầu năm. Tỷ lệ cổ phiếu tăng/ giảm giá trên sàn New York và Nasdaq là hơn 2/1.
Như vậy, với hai phiên tăng điểm mạnh hôm 14 và 15/6, thị trường chứng khoán Mỹ đã có thêm một tuần giao dịch khá tốt từ đầu năm tới nay. Tính chung cả tuần này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 1,7%, chỉ số S&P 500 tiến 1,3% và chỉ số Nasdaq Composite nhảy thêm 0,5%.
Hiện tại ngoài nỗi lo về cuộc bầu cử quốc hội tại Hy Lạp sẽ diễn ra vào chủ nhật tuần này, nhà đầu tư cũng thấp thỏm trước tình hình hệ thống tài chính ngân hàng của Tây Ban Nha. Hôm qua lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của quốc gia này lại vọt mạnh lên mức 6,92%.
Về kinh tế Mỹ, theo báo cáo công bố trong ngày, chỉ số sản xuất tại bang New York đã giảm mạnh trong tháng 6 dù vẫn ở mức cho thấy sự tăng trưởng, trong khi niềm tin người tiêu dùng đầu tháng 6 đã giảm xuống thấp nhất 6 tháng do lo lắng về việc làm ở Mỹ và nợ công châu Âu.
Tuy nhiên, trong cái rủi lại nảy sinh hy vọng. Cùng với những số liệu kinh tế yếu kém trước đó như thất nghiệp tăng, các thông tin kinh tế mới nhất về kinh tế Mỹ đã khiến nhiều nhà đầu tư lại tin tưởng rằng, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ sẽ sớm có động thái mới để hỗ trợ tăng trưởng.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.651,91 | 12.767,17 | 115,26 | 0,91 |
S&P 500 | 1.329,10 | 1.342,84 | 13,74 | 1,03 | |
Nasdaq | 2.836,33 | 2.872,80 | 36,47 | 1,29 | |
Anh | FTSE 100 | 5.467,05 | 5.478,81 | 11,76 | 0,22 |
Pháp | CAC 40 | 3.032,45 | 3.087,62 | 55,17 | 1,82 |
Đức | DAX | 6.138,61 | 6.229,41 | 90,80 | 1,48 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 8.568,89 | 8.569,32 | 0,43 | 0,01 |
Hồng Kông | Hang Seng | 18.808,40 | 19.233,94 | 425,54 | 2,26 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.295,95 | 2.306,85 | 10,90 | 0,47 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 7.075,10 | 7.155,83 | 80,73 | 1,14 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.871,48 | 1.858,16 | 13,32 | 0,71 |
Singapore | Straits Times | 2.773,81 | 2.811,00 | 37,19 | 1,34 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |