Kiểm soát chặt việc ngân hàng cổ phần tăng vốn
Biện pháp mới của Ngân hàng Nhà nước sẽ khiến việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần bị kiểm soát chặt hơn
Biện pháp mới của Ngân hàng Nhà nước sẽ khiến việc tăng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại cổ phần bị kiểm soát chặt hơn.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy vừa yêu cầu các giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố, phải xin ý kiến trước khi phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ vượt 500 tỷ đồng trong năm 2007 của các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn và các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị mới chuyển đổi từ các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cổ phần khác khi tăng vốn điều lệ vượt mức 1.000 tỷ đồng cũng sẽ phải xin ý kiến.
Trước đó, khi tăng vốn điều lệ, các ngân hàng cổ phần chỉ cần gửi phương án tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc. Các chi nhánh tự chủ trong việc phê duyệt đề án. Quy trình này không loại trừ trường hợp thông tin báo cáo về Ngân hàng Nhà nước chậm.
Đồng thời, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chỉ đạo xem xét, đánh giá chặt chẽ phương án tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần trên các cơ sở đánh giá sau:
- Nhu cầu khách quan của việc tăng vốn điều lệ, có xem xét đến yêu cầu phải tăng năng lực tài chính để đảm bảo các tỷ lệ an toàn hợp lý khi mở rộng quy mô;
- Phạm vi hoạt động, hiệu quả của việc tăng vốn điều lệ đối với các cổ đông của ngân hàng;
- Hiệu quả của việc kinh doanh trên cơ sở số vốn điều lệ mới;
- Khả năng quản trị, năng lực quản lý, giám sát của ngân hàng với quy mô vốn và quy mô hoạt động mới tăng lên tương ứng.
Thống đốc cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần phải xác định tổng thể nhu cầu tăng vốn trong năm 2007 gắn với kế hoạch kinh doanh của cả năm, hạn chế việc tăng vốn liên tục, nhiều lần trong năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc đưa ra quyết định trong thời điểm này là nhằm bảo đảm việc tăng vốn điều lệ phù hợp với kế hoạch mở rộng kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn và năng lực quản trị, khả năng quản lý của các ngân hàng thương mại cổ phần.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy vừa yêu cầu các giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố, phải xin ý kiến trước khi phê duyệt phương án tăng vốn điều lệ vượt 500 tỷ đồng trong năm 2007 của các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn và các ngân hàng thương mại cổ phần đô thị mới chuyển đổi từ các ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại cổ phần khác khi tăng vốn điều lệ vượt mức 1.000 tỷ đồng cũng sẽ phải xin ý kiến.
Trước đó, khi tăng vốn điều lệ, các ngân hàng cổ phần chỉ cần gửi phương án tới Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc. Các chi nhánh tự chủ trong việc phê duyệt đề án. Quy trình này không loại trừ trường hợp thông tin báo cáo về Ngân hàng Nhà nước chậm.
Đồng thời, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cũng yêu cầu giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố chỉ đạo xem xét, đánh giá chặt chẽ phương án tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần trên các cơ sở đánh giá sau:
- Nhu cầu khách quan của việc tăng vốn điều lệ, có xem xét đến yêu cầu phải tăng năng lực tài chính để đảm bảo các tỷ lệ an toàn hợp lý khi mở rộng quy mô;
- Phạm vi hoạt động, hiệu quả của việc tăng vốn điều lệ đối với các cổ đông của ngân hàng;
- Hiệu quả của việc kinh doanh trên cơ sở số vốn điều lệ mới;
- Khả năng quản trị, năng lực quản lý, giám sát của ngân hàng với quy mô vốn và quy mô hoạt động mới tăng lên tương ứng.
Thống đốc cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần phải xác định tổng thể nhu cầu tăng vốn trong năm 2007 gắn với kế hoạch kinh doanh của cả năm, hạn chế việc tăng vốn liên tục, nhiều lần trong năm.
Theo Ngân hàng Nhà nước, việc đưa ra quyết định trong thời điểm này là nhằm bảo đảm việc tăng vốn điều lệ phù hợp với kế hoạch mở rộng kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn và năng lực quản trị, khả năng quản lý của các ngân hàng thương mại cổ phần.