MB, xác lập niềm tin
Việc MB vẫn giữ vững mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 12.500 tỷ đồng xem là một thách thức lớn đối với ngân hàng này trong năm 2012
Trong bối cảnh lãi suất huy động đang trong xu hướng giảm, các kênh đầu tư khác ngày càng tăng sức hấp dẫn trên thị trường, việc MB vẫn giữ vững mục tiêu tăng vốn điều lệ lên 12.500 tỷ đồng và đẩy mạnh công tác huy động vốn như kế hoạch được xem là một thách thức lớn đối với ngân hàng này trong năm 2012.
Tuy nhiên, ông Lê Công, Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB) cho biết, cơ sở để MB có thể hoàn thành mục tiêu huy động vốn, cũng như hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm 2012 chính là niềm tin của khách hàng, đối tác đối với một ngân hàng đang nằm trong top 4 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Khai thác và sử dụng vốn hiệu quả
Nằm trong nhóm các ngân hàng dẫn đầu thị trường, MB sẽ có những lợi thế nhất định trong việc xác lập niềm tin với người gửi tiền. Kết thúc năm 2011, MB đã đạt kết quả cao về mức tăng trưởng huy động vốn, về dư nợ cũng như lợi nhuận. Không chỉ có thế, các chỉ số chỉ tiêu chất lượng như ROE (lợi nhuận ròng/tài sản), EPS (lợi nhuận/cổ phiếu), chỉ tiêu hiệu quả lợi nhuận/người, lợi nhuận/điểm giao dịch đều dẫn đầu trong khối các ngân hàng TMCP. Ông Lê Công chia sẻ: “Nói điều này để thấy, chúng tôi hoàn toàn tự tin với mục tăng vốn trong kế hoạch năm 2012 đã đề ra”.
MB đặt mục tiêu trong năm 2012 sẽ tăng vốn điều lệ lên 12.500 tỷ đồng, tăng 71% so với năm 2011; tổng tài sản (hợp nhất) đạt 175.000 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011, Tổng vốn huy động đạt 140.000 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011 trong đó riêng ngân hàng là 108.199 tỷ đồng.
Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ đầu năm MB đã xây dựng chính sách huy động vốn linh hoạt, xây dựng nhiều chương trình, sản phẩm huy động hấp dẫn và yêu cầu tất cả các khối, chi nhánh phải nỗ lực bám sát khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường tiếp thị để thu hút nguồn tiền gửi.
Bên cạnh đó, MB cũng tập trung gia tăng các tiện ích phục vụ khách hàng, coi khách hàng là mục tiêu để hoàn thiện chất lượng, đánh giá hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, củng cố nâng cao chất lượng tại sàn giao dịch, xây dựng và áp dụng các quy trình nghiệp vụ mới. Các hoạt động nghiệp vụ của MB sẽ tăng cường phối hợp với các quân khu, địa phương để phát huy tích cực lợi thế Ngân hàng Quân đội, tạo sự gắn bó thân thiết với khách hàng, đối tác và người dân trên địa bàn kinh doanh.
Mặt khác, MB cũng sẽ tập trung khai thác nguồn vốn có hiệu quả hơn. Để hạn chế các rủi ro có thể có, MB cũng ưu tiên tập trung vào việc gắn chặt chu kỳ cho vay và chu kỳ kinh doanh của khách hàng, tăng vòng quay vốn, tập trung cho vay ngắn hạn, ưu tiên cho vay xuất khẩu, khách hàng truyền thống nhưng chất lượng tín dụng phải được đặt lên hàng đầu, mục tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới 1,7% tổng dư nợ. Ngoài ra, MB cũng đã ban hành nhiều chính sách tín dụng như các quy trình và phương thức thẩm định cũng được cải tiến theo hướng tập trung và hướng tới khách hàng hơn nữa.
Tăng khả năng cạnh tranh toàn diện
Bên cạnh việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra, MB cũng tập trung nâng cao sức cạnh tranh toàn diện trên toàn hệ thống ngân hàng. Trước hết là hoàn thiện mô hình tổ chức hợp lý theo chiến lược mới. Tăng năng lực quản trị, điều hành phù hợp với thay đổi của môi trường kinh doanh, tăng cường các hoạt động hướng tới khách hàng.
Đồng thời, MB cũng tập trung củng cố chất lượng nhân sự, cụ thể như: tăng nhân sự tại những đơn vị hoạt động hiệu quả, tạo dựng nguồn cán bộ kinh doanh tại các chi nhánh; xây dựng đội ngũ quản lý kế cận; đặc biệt là đội ngũ giám đốc chi nhánh. Thiết kế lại các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn chất lượng nhân sự và hoạt động của ngân hàng.
Song song với những vấn đề này, MB cũng sẽ đầu tư cho công nghệ thông tin và hạ tầng cơ sở. Đặc biệt, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, MB sẽ củng cố lại hệ thống quản trị rủi ro, rà soát lại các quy trình, quy định hiện hành để kiểm soát tốt hoạt động, hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp…
Trong chiến lược phát triển đến năm 2015, MB xác định mục tiêu trong top 3 ngân hàng TMCP tại Việt Nam, xác định tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường ngân hàng. Thực hiện tham vọng này, Ngân hàng đã xây dựng định hướng chiến lược giai đoạn 2011 - 2015, với tầm nhìn trở thành ngân hàng thuận tiện dựa trên 3 trụ cột: ngân hàng cộng đồng, ngân hàng chuyên nghiệp và ngân hàng giao dịch.
Để hoàn thành mục tiêu này và tăng cường kiểm soát rủi ro, MB xây dựng các nền tảng hoạt động dựa trên 5 mục tiêu kinh doanh theo tiêu chí 5C: chiến lược, con người, công nghệ, chất lượng, chính trị. Đây cũng chính là cơ sở để các chỉ số hoạt động của MB luôn nằm trong giới hạn cho phép của Nhà nước (chỉ số an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng…) còn lợi nhuận thì vượt kế hoạch đề ra, từ đó tăng khả năng cạnh tranh toàn diện trên toàn hệ thống.
Tuy nhiên, ông Lê Công, Tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB) cho biết, cơ sở để MB có thể hoàn thành mục tiêu huy động vốn, cũng như hoàn thành mục tiêu kinh doanh năm 2012 chính là niềm tin của khách hàng, đối tác đối với một ngân hàng đang nằm trong top 4 ngân hàng thương mại cổ phần hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Khai thác và sử dụng vốn hiệu quả
Nằm trong nhóm các ngân hàng dẫn đầu thị trường, MB sẽ có những lợi thế nhất định trong việc xác lập niềm tin với người gửi tiền. Kết thúc năm 2011, MB đã đạt kết quả cao về mức tăng trưởng huy động vốn, về dư nợ cũng như lợi nhuận. Không chỉ có thế, các chỉ số chỉ tiêu chất lượng như ROE (lợi nhuận ròng/tài sản), EPS (lợi nhuận/cổ phiếu), chỉ tiêu hiệu quả lợi nhuận/người, lợi nhuận/điểm giao dịch đều dẫn đầu trong khối các ngân hàng TMCP. Ông Lê Công chia sẻ: “Nói điều này để thấy, chúng tôi hoàn toàn tự tin với mục tăng vốn trong kế hoạch năm 2012 đã đề ra”.
MB đặt mục tiêu trong năm 2012 sẽ tăng vốn điều lệ lên 12.500 tỷ đồng, tăng 71% so với năm 2011; tổng tài sản (hợp nhất) đạt 175.000 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011, Tổng vốn huy động đạt 140.000 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011 trong đó riêng ngân hàng là 108.199 tỷ đồng.
Để thực hiện mục tiêu này, ngay từ đầu năm MB đã xây dựng chính sách huy động vốn linh hoạt, xây dựng nhiều chương trình, sản phẩm huy động hấp dẫn và yêu cầu tất cả các khối, chi nhánh phải nỗ lực bám sát khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường tiếp thị để thu hút nguồn tiền gửi.
Bên cạnh đó, MB cũng tập trung gia tăng các tiện ích phục vụ khách hàng, coi khách hàng là mục tiêu để hoàn thiện chất lượng, đánh giá hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, củng cố nâng cao chất lượng tại sàn giao dịch, xây dựng và áp dụng các quy trình nghiệp vụ mới. Các hoạt động nghiệp vụ của MB sẽ tăng cường phối hợp với các quân khu, địa phương để phát huy tích cực lợi thế Ngân hàng Quân đội, tạo sự gắn bó thân thiết với khách hàng, đối tác và người dân trên địa bàn kinh doanh.
Mặt khác, MB cũng sẽ tập trung khai thác nguồn vốn có hiệu quả hơn. Để hạn chế các rủi ro có thể có, MB cũng ưu tiên tập trung vào việc gắn chặt chu kỳ cho vay và chu kỳ kinh doanh của khách hàng, tăng vòng quay vốn, tập trung cho vay ngắn hạn, ưu tiên cho vay xuất khẩu, khách hàng truyền thống nhưng chất lượng tín dụng phải được đặt lên hàng đầu, mục tiêu tỷ lệ nợ xấu dưới 1,7% tổng dư nợ. Ngoài ra, MB cũng đã ban hành nhiều chính sách tín dụng như các quy trình và phương thức thẩm định cũng được cải tiến theo hướng tập trung và hướng tới khách hàng hơn nữa.
Tăng khả năng cạnh tranh toàn diện
Bên cạnh việc hoàn thành kế hoạch kinh doanh đã đề ra, MB cũng tập trung nâng cao sức cạnh tranh toàn diện trên toàn hệ thống ngân hàng. Trước hết là hoàn thiện mô hình tổ chức hợp lý theo chiến lược mới. Tăng năng lực quản trị, điều hành phù hợp với thay đổi của môi trường kinh doanh, tăng cường các hoạt động hướng tới khách hàng.
Đồng thời, MB cũng tập trung củng cố chất lượng nhân sự, cụ thể như: tăng nhân sự tại những đơn vị hoạt động hiệu quả, tạo dựng nguồn cán bộ kinh doanh tại các chi nhánh; xây dựng đội ngũ quản lý kế cận; đặc biệt là đội ngũ giám đốc chi nhánh. Thiết kế lại các chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tiễn chất lượng nhân sự và hoạt động của ngân hàng.
Song song với những vấn đề này, MB cũng sẽ đầu tư cho công nghệ thông tin và hạ tầng cơ sở. Đặc biệt, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, MB sẽ củng cố lại hệ thống quản trị rủi ro, rà soát lại các quy trình, quy định hiện hành để kiểm soát tốt hoạt động, hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp…
Trong chiến lược phát triển đến năm 2015, MB xác định mục tiêu trong top 3 ngân hàng TMCP tại Việt Nam, xác định tốc độ tăng trưởng hàng năm gấp 1,5 đến 2 lần tốc độ tăng trưởng bình quân của thị trường ngân hàng. Thực hiện tham vọng này, Ngân hàng đã xây dựng định hướng chiến lược giai đoạn 2011 - 2015, với tầm nhìn trở thành ngân hàng thuận tiện dựa trên 3 trụ cột: ngân hàng cộng đồng, ngân hàng chuyên nghiệp và ngân hàng giao dịch.
Để hoàn thành mục tiêu này và tăng cường kiểm soát rủi ro, MB xây dựng các nền tảng hoạt động dựa trên 5 mục tiêu kinh doanh theo tiêu chí 5C: chiến lược, con người, công nghệ, chất lượng, chính trị. Đây cũng chính là cơ sở để các chỉ số hoạt động của MB luôn nằm trong giới hạn cho phép của Nhà nước (chỉ số an toàn vốn, tỷ lệ nợ xấu, chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng…) còn lợi nhuận thì vượt kế hoạch đề ra, từ đó tăng khả năng cạnh tranh toàn diện trên toàn hệ thống.