Nữ doanh nhân… U90
86 tuổi, nhưng vẫn dẻo dai rong ruổi khắp nơi tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, làm nhiều ánh mắt không khỏi ngạc nhiên
86 tuổi, nhưng vẫn dẻo dai rong ruổi khắp nơi tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh, làm nhiều ánh mắt không khỏi ngạc nhiên.
Nữ doanh nhân tuổi ngoại bát tuần ấy là bà Hồ Thị Tốt, chủ cơ sở sản xuất Quảng An ở quận 1, Tp.HCM.
U90 đi học “luật chơi” WTO
Lần đầu tiên tôi gặp bà ở hội trường lầu 10 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chi nhánh Tp.HCM trong một diễn đàn hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Angiêri. Khi đó tôi cứ nghĩ chắc bà theo con cháu đi thay đổi không khí hoặc chờ đợi ai đó.
Tuy nhiên, khi thấy bà loay hoay tìm kiếm thông tin trên bảng danh sách, rồi trao đổi với các doanh nhân nước ngoài tôi mới ngớ người khi biết bà là một nữ doanh nhân đích thực - một thời lừng lẫy trong giới thương gia.
Không chỉ có mặt ở diễn đàn Việt Nam - Angiêri, mà trước và sau đó, nhiều người cũng đã nhìn thấy nữ doanh nhân U90 này xuất hiện trong những cuộc giao lưu thương mại, hội nghị và hội thảo quan trọng.
Đặc biệt, kể từ ngày Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì bà gần như có mặt ở tất cả mọi hội nghị nói về vấn đề này diễn ra tại TP.HCM.
Khi thấy tôi quan tâm nói chuyện WTO, bà bắt chuyện: “Hôm diễn ra hội nghị các doanh nghiệp với WTO ở khách sạn Rex cậu có đi không? Có cần tài liệu tham khảo gì thêm để tôi cho mượn?”.
Dù tuổi đã cao nhưng ánh mắt của bà vẫn sáng trên đôi gò má gầy và giọng nói đầy hào khí. Bà tâm sự: “Hiện nay tôi tham gia nhiều diễn đàn với mục đích tìm hiểu thêm về thị trường thế giới, về những thay đổi trong chính sách đổi mới của Nhà nước. Để từ đó hội nhập với thị trường một cách phù hợp hơn. Tôi kinh doanh trong lĩnh vực sơn mài. Vì thế, rất cần thiết phải bổ sung thêm nhiều thông tin mới, phải đi học về WTO mới nhận biết được đầy đủ”...
Khi tiếp xúc với một số doanh nhân nước ngoài, nhiều người tưởng bà sống ở Paris vì khá rành thành phố này cũng như nói tiếng Pháp lưu loát.
Người đẹp một thời
Chỉ cần nhìn vào những kỷ vật và các giấy chứng nhận treo trên tường nhà cũng đủ thấy bà Hồ Thị Tốt, chủ cơ sở Quảng An chuyên về sơn mài và các đồ trang trí nội thất ngày xưa có tiếng như thế nào. Đó là huy chương vàng về Kỹ, Nông, Công, Thương được tặng vào năm 1970 (cùng nhận danh hiệu cao quý này còn có 2 doanh nghiệp là Trần Hà và Thanh Lễ ở Bình Dương).
Tại hội chợ triển lãm quốc tế Foire ở Paris năm 1970 bà còn vinh dự được nhận danh hiệu kinh tế Bội tinh vì chất lượng cũng như những thành tích trong sản xuất của mình, góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
Cơ sở Quảng An chuyên về những sản phẩm thủ công có một thời vang danh khắp thành phố Sài Gòn. Nhiều khách sạn nổi tiếng, nhiều nhân vật có tiếng trong chính trường của Sài Gòn bấy giờ đều hâm mộ và dùng sản phẩm của Quảng An.
Bà Tốt kể lại: Hồi trước ông chồng làm điện ở nhà Đèn nên mở tiệm điện, làm dây đèn và dần dần sau đó chuyển sang làm đèn trang trí nội thất và tranh sơn mài. Thời điểm hưng thịnh của cơ sở Quảng An có hàng trăm công nhân làm việc và mỗi lần xuất khẩu hàng ra nước ngoài (chủ yếu phương Tây) doanh thu vài triệu quan cho mỗi lần xuất khẩu (gia đình bà là tỷ phú thời kỳ đó).
Đối với sản phẩm sơn mài ngày đó phải qua rất nhiều công đoạn và khá công phu. Bề mặt của sản phẩm phải được phủ trên 10 lớp sơn, sau khi phủ mỗi lớp sơn phải để khô mới mài nhẵn bóng và vẽ khảm hoặc dát vàng, bạc. Có những sản phẩm phải làm tới 6 tháng mới xong.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, bà Tốt còn đi học quản lý chất lượng ISO 14000 và những yêu cầu bổ sung khác. Cũng vì thế mà sản phẩm của Quảng An không chỉ vang danh trong nước mà còn đứng vững và cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế hồi bấy giờ.
Nói về thành công của mình bà khiêm tốn nói “Đó là nhờ công của chồng tôi đấy”.
Không chỉ lo việc kinh doanh, bà Tốt còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như Hội Chữ thập đỏ, Câu lạc bộ nữ doanh nhân và đặc biệt là công tác vận động quyên góp chăm lo cho bệnh nhân nghèo, trẻ em tàn tật…
Với những thành tích trên, Thủ tướng Phan Văn Khải đã tặng Bằng khen cho bà trong giai đoạn 1999 -2002. Người phụ nữ giải phóng Thành ngày xưa không chỉ tích cực hoạt động cách mạng mà còn giỏi làm kinh tế và nay đã ở tuổi 86 vẫn say sưa tìm tòi, học hỏi.
Hiện bà còn một ước nguyện và đang tích cực xây dựng cho kế hoạch của mình là phục hồi nghề sơn mài để dạy cho trẻ khuyết tật, trẻ em nghèo, lang thang có được công ăn việc làm, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.
Nữ doanh nhân tuổi ngoại bát tuần ấy là bà Hồ Thị Tốt, chủ cơ sở sản xuất Quảng An ở quận 1, Tp.HCM.
U90 đi học “luật chơi” WTO
Lần đầu tiên tôi gặp bà ở hội trường lầu 10 của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chi nhánh Tp.HCM trong một diễn đàn hợp tác thương mại giữa Việt Nam với Angiêri. Khi đó tôi cứ nghĩ chắc bà theo con cháu đi thay đổi không khí hoặc chờ đợi ai đó.
Tuy nhiên, khi thấy bà loay hoay tìm kiếm thông tin trên bảng danh sách, rồi trao đổi với các doanh nhân nước ngoài tôi mới ngớ người khi biết bà là một nữ doanh nhân đích thực - một thời lừng lẫy trong giới thương gia.
Không chỉ có mặt ở diễn đàn Việt Nam - Angiêri, mà trước và sau đó, nhiều người cũng đã nhìn thấy nữ doanh nhân U90 này xuất hiện trong những cuộc giao lưu thương mại, hội nghị và hội thảo quan trọng.
Đặc biệt, kể từ ngày Việt Nam trở thành thành viên chính thức thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì bà gần như có mặt ở tất cả mọi hội nghị nói về vấn đề này diễn ra tại TP.HCM.
Khi thấy tôi quan tâm nói chuyện WTO, bà bắt chuyện: “Hôm diễn ra hội nghị các doanh nghiệp với WTO ở khách sạn Rex cậu có đi không? Có cần tài liệu tham khảo gì thêm để tôi cho mượn?”.
Dù tuổi đã cao nhưng ánh mắt của bà vẫn sáng trên đôi gò má gầy và giọng nói đầy hào khí. Bà tâm sự: “Hiện nay tôi tham gia nhiều diễn đàn với mục đích tìm hiểu thêm về thị trường thế giới, về những thay đổi trong chính sách đổi mới của Nhà nước. Để từ đó hội nhập với thị trường một cách phù hợp hơn. Tôi kinh doanh trong lĩnh vực sơn mài. Vì thế, rất cần thiết phải bổ sung thêm nhiều thông tin mới, phải đi học về WTO mới nhận biết được đầy đủ”...
Khi tiếp xúc với một số doanh nhân nước ngoài, nhiều người tưởng bà sống ở Paris vì khá rành thành phố này cũng như nói tiếng Pháp lưu loát.
Người đẹp một thời
Chỉ cần nhìn vào những kỷ vật và các giấy chứng nhận treo trên tường nhà cũng đủ thấy bà Hồ Thị Tốt, chủ cơ sở Quảng An chuyên về sơn mài và các đồ trang trí nội thất ngày xưa có tiếng như thế nào. Đó là huy chương vàng về Kỹ, Nông, Công, Thương được tặng vào năm 1970 (cùng nhận danh hiệu cao quý này còn có 2 doanh nghiệp là Trần Hà và Thanh Lễ ở Bình Dương).
Tại hội chợ triển lãm quốc tế Foire ở Paris năm 1970 bà còn vinh dự được nhận danh hiệu kinh tế Bội tinh vì chất lượng cũng như những thành tích trong sản xuất của mình, góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế.
Cơ sở Quảng An chuyên về những sản phẩm thủ công có một thời vang danh khắp thành phố Sài Gòn. Nhiều khách sạn nổi tiếng, nhiều nhân vật có tiếng trong chính trường của Sài Gòn bấy giờ đều hâm mộ và dùng sản phẩm của Quảng An.
Bà Tốt kể lại: Hồi trước ông chồng làm điện ở nhà Đèn nên mở tiệm điện, làm dây đèn và dần dần sau đó chuyển sang làm đèn trang trí nội thất và tranh sơn mài. Thời điểm hưng thịnh của cơ sở Quảng An có hàng trăm công nhân làm việc và mỗi lần xuất khẩu hàng ra nước ngoài (chủ yếu phương Tây) doanh thu vài triệu quan cho mỗi lần xuất khẩu (gia đình bà là tỷ phú thời kỳ đó).
Đối với sản phẩm sơn mài ngày đó phải qua rất nhiều công đoạn và khá công phu. Bề mặt của sản phẩm phải được phủ trên 10 lớp sơn, sau khi phủ mỗi lớp sơn phải để khô mới mài nhẵn bóng và vẽ khảm hoặc dát vàng, bạc. Có những sản phẩm phải làm tới 6 tháng mới xong.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm, bà Tốt còn đi học quản lý chất lượng ISO 14000 và những yêu cầu bổ sung khác. Cũng vì thế mà sản phẩm của Quảng An không chỉ vang danh trong nước mà còn đứng vững và cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế hồi bấy giờ.
Nói về thành công của mình bà khiêm tốn nói “Đó là nhờ công của chồng tôi đấy”.
Không chỉ lo việc kinh doanh, bà Tốt còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội như Hội Chữ thập đỏ, Câu lạc bộ nữ doanh nhân và đặc biệt là công tác vận động quyên góp chăm lo cho bệnh nhân nghèo, trẻ em tàn tật…
Với những thành tích trên, Thủ tướng Phan Văn Khải đã tặng Bằng khen cho bà trong giai đoạn 1999 -2002. Người phụ nữ giải phóng Thành ngày xưa không chỉ tích cực hoạt động cách mạng mà còn giỏi làm kinh tế và nay đã ở tuổi 86 vẫn say sưa tìm tòi, học hỏi.
Hiện bà còn một ước nguyện và đang tích cực xây dựng cho kế hoạch của mình là phục hồi nghề sơn mài để dạy cho trẻ khuyết tật, trẻ em nghèo, lang thang có được công ăn việc làm, giảm bớt gánh nặng cho xã hội.