Ông “trùm” truyền thông Kenneth Thomson
Năm 1985, Kenneth Thomson đã trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông tại Mỹ
Giới truyền thông Canada và khu vực châu Mỹ hầu như đều biết đến tập đoàn báo chí, truyền thông khổng lồ Thomson Corporation của dòng họ Thomson.
Trên cương vị là Chủ tịch Tập đoàn Thomson Corporation hơn 30 năm, Kenneth Thomson đã giành hơn nửa đời mình để đưa Thomson Corporation từ một công ty hạng trung vươn lên vị trí một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ truyền thông khu vực Bắc Mỹ và thế giới.
Cùng với những thành công đã đạt được trong sự nghiệp kinh doanh, Kenneth Thomson cũng đã tiến lên ngôi vị người có số tài sản cá nhân lớn nhất Canada. Năm 2006, Kenneth Thomson mất, khối tài sản cá nhân của ông để lại ước tính đã lên tới hơn 19 tỷ USD.
Thomson Corporation được bắt đầu xây dựng bởi người cha của Kenneth Thomson - Roy Thomson. Khi công ty được thành lập, Roy Thomson tập trung hướng công ty vào khai thác và kinh doanh lĩnh vực truyền thông ở Anh và Canada. Tới năm 1976, sau khi Roy Thomson mất, Kenneth Thomson được giao trọng trách điều hành và phát triển công ty.
Với tài năng và nỗ lực của mình, Kenneth Thomson đã từng bước mở rộng lĩnh vực kinh doanh, thị trường hoạt động của công ty rồi sau đó là phát triển Thomson Corporation thành một tập đoàn truyền thông quy mô lớn tầm cỡ thế giới.
Hiện nay, từ đầu mối được đặt tại Toronto, Canada, Thomson Corporation đã vươn ra hoạt động ở trên hơn 130 quốc gia trong và ngoài khu vực Bắc Mỹ với hơn 50.000 nhân viên và tổng thu nhập mỗi năm xấp xỉ 9 tỷ USD.
Khởi nghiệp từ nghề phóng viên
Kenneth Thomson sinh ngày 1/9/1923 tại North Bay, Toronto, Canada trong một gia đình có 3 chị em và ông là con trai duy nhất. Bố của Kenneth Thomson - ông Roy Thomson - một doanh nhân người gốc Anh di cư sang Canada lập nghiệp từ khi còn rất trẻ.
Ông là một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh báo chí tại Canada và đã thành lập được một tờ báo rất sớm tại đây. Được sinh trưởng trong môi trường như vậy, Kenneth Thomson đã sớm được gia đình tạo những điều kiện tốt cho các công việc học tập.
Sau khi tốt nghiệp trường Upper Canada College và trường University of Toronto, Kenneth Thomson đã tiếp tục trở về quê hương Anh quốc theo học chương trình Thạc sỹ quản trị kinh doanh tại trường Cambridge University danh tiếng.
Tuy nhiên, thế chiến thứ hai nổ ra, cũng giống nhiều thanh niên khác vào thời điểm đó, Kenneth Thomson đã lên đường nhập ngũ. Sau 3 năm phục vụ và chiến đấu tại lực lượng không quân Hoàng gia Canada, Kenneth Thomson trải qua những trận chiến đấu gian khổ, được rèn luyện nếp sống kỷ luật của quân đội. Điều này đã sớm tạo cho Kenneth Thomson một tinh thần thép trong cuộc sống.
Khi thế chiến kết thúc, Kenneth Thomson trở về và tiếp tục theo học chương trình đang bỏ dở tại Cambridge University. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng Thạc sỹ quản lý kinh tế trong tay, Kenneth Thomson thực sự bắt tay vào các công việc kinh doanh cùng với bố.
Năm 1947, Kenneth Thomson được chuyển về làm việc tại tờ tạp chí thương mại nhỏ của bố đặt trụ sở tại phía nam Ontario. Để làm quen với các công việc kinh doanh của gia đình, Kenneth Thomson đã phải bắt đầu công việc đầu tiên là làm phóng viên.
Vừa làm vừa học nghề, được sự chỉ bảo tận tình của Roy Thomson, cộng thêm những kiến thức nóng hổi vừa mới được đào tạo, Kenneth Thomson trưởng thành rất nhanh và không lâu sau vươn lên vị trí người quản lý trong tờ tạp chí. Tới năm 1960, Kenneth Thomson đã cùng gia đình quay trở lại Luân Đôn để quản lý những chi nhánh và tài sản tại Anh, trong đó có tờ tạp chí Times danh tiếng.
Kế thừa và phát triển không ngừng
Nói tới thành công của Kenneth Thomson, không thể không kể tới công lao của Roy Thomsson. Khi Kenneth Thomson chập chững bước vào kinh doanh cùng gia đình thì bố ông - Roy Thomson đã thiết lập được những nền tảng ban đầu trong lĩnh vực truyền thông tại Anh và Canada.
Mặc dù bắt đầu kinh doanh từ rất sớm nhưng Roy Thomson chỉ thực có được những thành công đầu tiên, sau thương vụ mua lại quyền kinh doanh trạm phát sóng Radio De Forest Crosley tại North Bay - Canada theo luật Franchise vào năm 1930. Sau thương vụ này, Roy Thomson đã bỏ ra những khoản tài chính lớn để cải tổ đồng thời xây dựng thêm những trạm chuyển và phát sóng riêng tại khu vực North Bay.
Trong một thời gian dài là người đi tiên phong, Roy Thomson đã thiết lập được một mạng lưới những trạm thu phát sóng radio. Nhờ đó, ông đã thu được những khoản lợi nhuận kha khá.
Thời gian tiếp theo, Roy Thomson quyết định bán các trạm phát sóng radio để chuyển kinh doanh sang lĩnh vực báo chí. Với mục đích khai thác triệt để tiềm năng quảng cáo của phương tiện báo chí, vào đầu những năm 50, Roy Thomson đã thành lập được tờ báo của mình tại Canada đồng thời tìm cách mua lại một số tạp chí lớn tại Anh.
Trong những năm 50, các hoạt động của Roy Thomson tập trung nhiều vào thị trường Anh hơn là Canada và tới năm 1966, mất một thời gian dài thương thuyết, Roy Thomson đã hoàn thành thương vụ mua lại tờ tạp chí Times, sau đó là Sunday Times tại Luân Đôn và chính thức nổi lên là một trong những ông chủ của lĩnh vực truyền thông và báo chí.
Và không ai khác, chính Kenneth Thomson đã được bố trao quyền điều hành hai tờ báo này.
Năm 1976, cái tin Roy Thomson từ trần đã gây xôn xao dư luận và đặc biệt là trong giới kinh doanh. Nhiều người đã từng nghi ngờ và đưa ra dự đoán rằng, với khả năng điều hành của Kenneth Thomson, đế chế hùng mạnh của gia đình Thomson đã kết thúc. Tuy nhiên, bằng tài năng kinh doanh, Kenneth Thomson đã buộc mọi người phải khâm phục.
Ngay khi bắt tay vào nắm quyền điều hành Thomson Corporation, Kenneth Thomson đã mạnh dạn tiến hành một loạt các chương trình cải tổ, đưa ra các chiến lược mở rộng thị trường hoạt động cũng như lĩnh vực kinh doanh cho Thomson Corporation.
Dựa trên thế mạnh khai thác lâu năm trong lĩnh vực báo chí truyền thông, bắt đầu từ những năm 80, Kenneth Thomson tiến hành nghiên cứu thị trường khu vực Bắc Mỹ. Lấy Canada là một mắt xích quan trọng trong chiến lược mở rộng của mình, từ một số chi nhánh đang hoạt động tại đây, Kenneth Thomson tiếp tục đẩy mạnh tập trung khai thác nhu cầu quảng cáo và in ấn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và thương mại đang phát triển rất sôi động.
Kết quả đạt được đã vượt sự mong đợi của Kenneth Thomson, chỉ một thời gian không lâu sau đó, các tờ báo của Thomson Corporation cùng với công ty Southam đã chiếm được tới 57% thị phần báo chí tại Canada. Đã thành công tại Canada, mục tiêu tiếp theo của Kenneth Thomson không đâu khác ngoài thị trường truyền thông, báo chí rộng lớn của Mỹ.
Dự báo được những khó khăn và sức ép cạnh tranh sẽ phải đối mặt trên thị trường Mỹ, Kenneth Thomson đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm tăng nguồn tài chính cho Thomson Corporation. Ngược lại với cha mình, Kenneth Thomson hướng vào khai thác thị trường Bắc Mỹ hơn là thị trường Anh.
Do đó, ông đã không ngần ngại bán hai tờ Times và Sunday Times cho nhà đầu tư Rupert Murdoch người Australia để tập trung nguồn lực vào chiếm lĩnh thị trường Mỹ đồng thời tổ chức Thomson Corporation lên quy mô tập đoàn. Với những tính toán kỹ lưỡng và những bước đi chắc chắn, Kenneth Thomson đã liên tục có được những khoản hợp đồng béo bở với các tờ báo bản địa.
Tổng số tiền Kenneth Thomson đã đầu tư vào mua và thành lập những tờ nhật báo, tuần báo nhỏ để khai thác dịch vụ quảng cáo như tờ Jane’s Fighting Ships, The American Banker, The Journal of Taxation... đã lên tới 1,5 tỷ USD. Bình quân mỗi năm Kenneth Thomson thành công trong việc giành quyền kinh doanh từ 3 đến 5 tờ báo tại Mỹ và tới năm 1985, Kenneth Thomson đã chính thức trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông tại Mỹ.
Một ông chủ khiêm nhường, giản dị
Luôn được giới kinh doanh tôn vinh là một nghệ thuật gia trong kinh doanh, bằng những tính toán mang tầm chiến lược và những bước đi quyết đoán, Kenneth Thomson liên tục thực hiện thành công những mục tiêu kinh doanh của mình trên thị trường thông tin, báo chí tại khu vực Bắc Mỹ.
Bằng con mắt tinh tường và có phần lọc lõi, mỗi khi tiến vào một thị trường hoàn toàn mới mẻ, Kenneth Thomson đều có được những giải pháp tối ưu tiến tới hợp tác với các đối tác bản địa nhằm mục đích vừa có được môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm sức ép cạnh tranh nhưng đồng thời cũng tăng thêm được nguồn lực cho tập đoàn.
Bước vào thời đại mới, thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu, khi mà hầu hết mọi người chưa chú ý tới các dịch vụ công nghệ kỹ thuật số thì ông đã không ngần ngại bỏ vốn áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào các chương trình khuếch trương các hoạt động của Thomson Corporation.
Thông qua hàng loạt các chương trình cải tổ, mở rộng và áp dụng công nghệ cao vào kinh doanh được Kenneth Thomson tiến hành, Kenneth Thomson đã lại một lần nữa thành công khi tiến vào một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới mẻ - lĩnh vực ấn phẩm.
Sau khi đã giành được quyền mua lại nhà xuất bản danh tiếng Lawyers Cooperative Publishing Company of Rochester tại New York, Kenneth Thomson đã áp dụng ngay công nghệ tiên tiến nhất vào việc cung cấp các dịch vụ thông tin báo chí, thông tin luật, quảng cáo, các ấn phẩm, dịch vụ thông tin điện tử, dịch vụ phần mềm về tài chính với trang Globe and Mail.
Riêng trong năm 1996, theo các bản báo cáo được công bố, tập đoàn đã cho ra được 58.000 thư mục và tổng thu nhập là 7,7 tỷ USD với 50.000 nhân công được sử dụng trên phạm vi gần 130 quốc gia trên thế giới. Thomson Corporation chính thức vươn lên vị trí một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực báo chí và truyền thông điện tử không chỉ riêng ở Mỹ mà cả khu vực Bắc Mỹ và thế giới.
Không chỉ nổi tiếng là một doanh nhân thành đạt, Kenneth Thomson còn được mọi người biết tới với đức tính khiêm nhường, tình cảm. Hầu hết những khách hàng hay đối tác đã từng có cơ hội được làm việc với ông đều có chung nhận xét rằng ông là một người công bằng, vô tư, thẳng thắn và hoà nhã dịu dàng với mọi người.
Ông luôn tạo cho những người xung quanh, nhân viên một cảm giác tự tin trong công việc. Những ai đã từng gặp Thomson Corporation đều bị ông thu hút bằng những cử chỉ, lời nói ấn tượng.
Không chỉ có vậy, trong cuộc sống đời thường của mình, Kenneth Thomson còn là người vô cùng giản dị. Hơn 30 năm kinh doanh, ông không bao giờ sử dụng lái xe riêng hay garage riêng. Phương tiện duy nhất được Kenneth Thomson sử dụng vẫn chỉ là một chiếc Rolls- Royce cũ và do chính ông tự lái.
Ngay trong cách ăn mặc, Thomson không bao giờ sử dụng những bộ trang phục phô trương hay đắt tiền. Có lẽ vì vậy mà vào năm 2006, khi Kenneth Thomson qua đời, báo giới đã không tiếc giấy mực để ca ngợi con người và cả những công lao to lớn của ông.
Trên cương vị là Chủ tịch Tập đoàn Thomson Corporation hơn 30 năm, Kenneth Thomson đã giành hơn nửa đời mình để đưa Thomson Corporation từ một công ty hạng trung vươn lên vị trí một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ truyền thông khu vực Bắc Mỹ và thế giới.
Cùng với những thành công đã đạt được trong sự nghiệp kinh doanh, Kenneth Thomson cũng đã tiến lên ngôi vị người có số tài sản cá nhân lớn nhất Canada. Năm 2006, Kenneth Thomson mất, khối tài sản cá nhân của ông để lại ước tính đã lên tới hơn 19 tỷ USD.
Thomson Corporation được bắt đầu xây dựng bởi người cha của Kenneth Thomson - Roy Thomson. Khi công ty được thành lập, Roy Thomson tập trung hướng công ty vào khai thác và kinh doanh lĩnh vực truyền thông ở Anh và Canada. Tới năm 1976, sau khi Roy Thomson mất, Kenneth Thomson được giao trọng trách điều hành và phát triển công ty.
Với tài năng và nỗ lực của mình, Kenneth Thomson đã từng bước mở rộng lĩnh vực kinh doanh, thị trường hoạt động của công ty rồi sau đó là phát triển Thomson Corporation thành một tập đoàn truyền thông quy mô lớn tầm cỡ thế giới.
Hiện nay, từ đầu mối được đặt tại Toronto, Canada, Thomson Corporation đã vươn ra hoạt động ở trên hơn 130 quốc gia trong và ngoài khu vực Bắc Mỹ với hơn 50.000 nhân viên và tổng thu nhập mỗi năm xấp xỉ 9 tỷ USD.
Khởi nghiệp từ nghề phóng viên
Kenneth Thomson sinh ngày 1/9/1923 tại North Bay, Toronto, Canada trong một gia đình có 3 chị em và ông là con trai duy nhất. Bố của Kenneth Thomson - ông Roy Thomson - một doanh nhân người gốc Anh di cư sang Canada lập nghiệp từ khi còn rất trẻ.
Ông là một trong những người đi tiên phong trong lĩnh vực kinh doanh báo chí tại Canada và đã thành lập được một tờ báo rất sớm tại đây. Được sinh trưởng trong môi trường như vậy, Kenneth Thomson đã sớm được gia đình tạo những điều kiện tốt cho các công việc học tập.
Sau khi tốt nghiệp trường Upper Canada College và trường University of Toronto, Kenneth Thomson đã tiếp tục trở về quê hương Anh quốc theo học chương trình Thạc sỹ quản trị kinh doanh tại trường Cambridge University danh tiếng.
Tuy nhiên, thế chiến thứ hai nổ ra, cũng giống nhiều thanh niên khác vào thời điểm đó, Kenneth Thomson đã lên đường nhập ngũ. Sau 3 năm phục vụ và chiến đấu tại lực lượng không quân Hoàng gia Canada, Kenneth Thomson trải qua những trận chiến đấu gian khổ, được rèn luyện nếp sống kỷ luật của quân đội. Điều này đã sớm tạo cho Kenneth Thomson một tinh thần thép trong cuộc sống.
Khi thế chiến kết thúc, Kenneth Thomson trở về và tiếp tục theo học chương trình đang bỏ dở tại Cambridge University. Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng Thạc sỹ quản lý kinh tế trong tay, Kenneth Thomson thực sự bắt tay vào các công việc kinh doanh cùng với bố.
Năm 1947, Kenneth Thomson được chuyển về làm việc tại tờ tạp chí thương mại nhỏ của bố đặt trụ sở tại phía nam Ontario. Để làm quen với các công việc kinh doanh của gia đình, Kenneth Thomson đã phải bắt đầu công việc đầu tiên là làm phóng viên.
Vừa làm vừa học nghề, được sự chỉ bảo tận tình của Roy Thomson, cộng thêm những kiến thức nóng hổi vừa mới được đào tạo, Kenneth Thomson trưởng thành rất nhanh và không lâu sau vươn lên vị trí người quản lý trong tờ tạp chí. Tới năm 1960, Kenneth Thomson đã cùng gia đình quay trở lại Luân Đôn để quản lý những chi nhánh và tài sản tại Anh, trong đó có tờ tạp chí Times danh tiếng.
Kế thừa và phát triển không ngừng
Nói tới thành công của Kenneth Thomson, không thể không kể tới công lao của Roy Thomsson. Khi Kenneth Thomson chập chững bước vào kinh doanh cùng gia đình thì bố ông - Roy Thomson đã thiết lập được những nền tảng ban đầu trong lĩnh vực truyền thông tại Anh và Canada.
Mặc dù bắt đầu kinh doanh từ rất sớm nhưng Roy Thomson chỉ thực có được những thành công đầu tiên, sau thương vụ mua lại quyền kinh doanh trạm phát sóng Radio De Forest Crosley tại North Bay - Canada theo luật Franchise vào năm 1930. Sau thương vụ này, Roy Thomson đã bỏ ra những khoản tài chính lớn để cải tổ đồng thời xây dựng thêm những trạm chuyển và phát sóng riêng tại khu vực North Bay.
Trong một thời gian dài là người đi tiên phong, Roy Thomson đã thiết lập được một mạng lưới những trạm thu phát sóng radio. Nhờ đó, ông đã thu được những khoản lợi nhuận kha khá.
Thời gian tiếp theo, Roy Thomson quyết định bán các trạm phát sóng radio để chuyển kinh doanh sang lĩnh vực báo chí. Với mục đích khai thác triệt để tiềm năng quảng cáo của phương tiện báo chí, vào đầu những năm 50, Roy Thomson đã thành lập được tờ báo của mình tại Canada đồng thời tìm cách mua lại một số tạp chí lớn tại Anh.
Trong những năm 50, các hoạt động của Roy Thomson tập trung nhiều vào thị trường Anh hơn là Canada và tới năm 1966, mất một thời gian dài thương thuyết, Roy Thomson đã hoàn thành thương vụ mua lại tờ tạp chí Times, sau đó là Sunday Times tại Luân Đôn và chính thức nổi lên là một trong những ông chủ của lĩnh vực truyền thông và báo chí.
Và không ai khác, chính Kenneth Thomson đã được bố trao quyền điều hành hai tờ báo này.
Năm 1976, cái tin Roy Thomson từ trần đã gây xôn xao dư luận và đặc biệt là trong giới kinh doanh. Nhiều người đã từng nghi ngờ và đưa ra dự đoán rằng, với khả năng điều hành của Kenneth Thomson, đế chế hùng mạnh của gia đình Thomson đã kết thúc. Tuy nhiên, bằng tài năng kinh doanh, Kenneth Thomson đã buộc mọi người phải khâm phục.
Ngay khi bắt tay vào nắm quyền điều hành Thomson Corporation, Kenneth Thomson đã mạnh dạn tiến hành một loạt các chương trình cải tổ, đưa ra các chiến lược mở rộng thị trường hoạt động cũng như lĩnh vực kinh doanh cho Thomson Corporation.
Dựa trên thế mạnh khai thác lâu năm trong lĩnh vực báo chí truyền thông, bắt đầu từ những năm 80, Kenneth Thomson tiến hành nghiên cứu thị trường khu vực Bắc Mỹ. Lấy Canada là một mắt xích quan trọng trong chiến lược mở rộng của mình, từ một số chi nhánh đang hoạt động tại đây, Kenneth Thomson tiếp tục đẩy mạnh tập trung khai thác nhu cầu quảng cáo và in ấn phục vụ cho các hoạt động kinh doanh và thương mại đang phát triển rất sôi động.
Kết quả đạt được đã vượt sự mong đợi của Kenneth Thomson, chỉ một thời gian không lâu sau đó, các tờ báo của Thomson Corporation cùng với công ty Southam đã chiếm được tới 57% thị phần báo chí tại Canada. Đã thành công tại Canada, mục tiêu tiếp theo của Kenneth Thomson không đâu khác ngoài thị trường truyền thông, báo chí rộng lớn của Mỹ.
Dự báo được những khó khăn và sức ép cạnh tranh sẽ phải đối mặt trên thị trường Mỹ, Kenneth Thomson đã tiến hành nhiều biện pháp nhằm tăng nguồn tài chính cho Thomson Corporation. Ngược lại với cha mình, Kenneth Thomson hướng vào khai thác thị trường Bắc Mỹ hơn là thị trường Anh.
Do đó, ông đã không ngần ngại bán hai tờ Times và Sunday Times cho nhà đầu tư Rupert Murdoch người Australia để tập trung nguồn lực vào chiếm lĩnh thị trường Mỹ đồng thời tổ chức Thomson Corporation lên quy mô tập đoàn. Với những tính toán kỹ lưỡng và những bước đi chắc chắn, Kenneth Thomson đã liên tục có được những khoản hợp đồng béo bở với các tờ báo bản địa.
Tổng số tiền Kenneth Thomson đã đầu tư vào mua và thành lập những tờ nhật báo, tuần báo nhỏ để khai thác dịch vụ quảng cáo như tờ Jane’s Fighting Ships, The American Banker, The Journal of Taxation... đã lên tới 1,5 tỷ USD. Bình quân mỗi năm Kenneth Thomson thành công trong việc giành quyền kinh doanh từ 3 đến 5 tờ báo tại Mỹ và tới năm 1985, Kenneth Thomson đã chính thức trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất trong lĩnh vực quảng cáo, truyền thông tại Mỹ.
Một ông chủ khiêm nhường, giản dị
Luôn được giới kinh doanh tôn vinh là một nghệ thuật gia trong kinh doanh, bằng những tính toán mang tầm chiến lược và những bước đi quyết đoán, Kenneth Thomson liên tục thực hiện thành công những mục tiêu kinh doanh của mình trên thị trường thông tin, báo chí tại khu vực Bắc Mỹ.
Bằng con mắt tinh tường và có phần lọc lõi, mỗi khi tiến vào một thị trường hoàn toàn mới mẻ, Kenneth Thomson đều có được những giải pháp tối ưu tiến tới hợp tác với các đối tác bản địa nhằm mục đích vừa có được môi trường kinh doanh thuận lợi, giảm sức ép cạnh tranh nhưng đồng thời cũng tăng thêm được nguồn lực cho tập đoàn.
Bước vào thời đại mới, thời đại bùng nổ thông tin toàn cầu, khi mà hầu hết mọi người chưa chú ý tới các dịch vụ công nghệ kỹ thuật số thì ông đã không ngần ngại bỏ vốn áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất vào các chương trình khuếch trương các hoạt động của Thomson Corporation.
Thông qua hàng loạt các chương trình cải tổ, mở rộng và áp dụng công nghệ cao vào kinh doanh được Kenneth Thomson tiến hành, Kenneth Thomson đã lại một lần nữa thành công khi tiến vào một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới mẻ - lĩnh vực ấn phẩm.
Sau khi đã giành được quyền mua lại nhà xuất bản danh tiếng Lawyers Cooperative Publishing Company of Rochester tại New York, Kenneth Thomson đã áp dụng ngay công nghệ tiên tiến nhất vào việc cung cấp các dịch vụ thông tin báo chí, thông tin luật, quảng cáo, các ấn phẩm, dịch vụ thông tin điện tử, dịch vụ phần mềm về tài chính với trang Globe and Mail.
Riêng trong năm 1996, theo các bản báo cáo được công bố, tập đoàn đã cho ra được 58.000 thư mục và tổng thu nhập là 7,7 tỷ USD với 50.000 nhân công được sử dụng trên phạm vi gần 130 quốc gia trên thế giới. Thomson Corporation chính thức vươn lên vị trí một trong những tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực báo chí và truyền thông điện tử không chỉ riêng ở Mỹ mà cả khu vực Bắc Mỹ và thế giới.
Không chỉ nổi tiếng là một doanh nhân thành đạt, Kenneth Thomson còn được mọi người biết tới với đức tính khiêm nhường, tình cảm. Hầu hết những khách hàng hay đối tác đã từng có cơ hội được làm việc với ông đều có chung nhận xét rằng ông là một người công bằng, vô tư, thẳng thắn và hoà nhã dịu dàng với mọi người.
Ông luôn tạo cho những người xung quanh, nhân viên một cảm giác tự tin trong công việc. Những ai đã từng gặp Thomson Corporation đều bị ông thu hút bằng những cử chỉ, lời nói ấn tượng.
Không chỉ có vậy, trong cuộc sống đời thường của mình, Kenneth Thomson còn là người vô cùng giản dị. Hơn 30 năm kinh doanh, ông không bao giờ sử dụng lái xe riêng hay garage riêng. Phương tiện duy nhất được Kenneth Thomson sử dụng vẫn chỉ là một chiếc Rolls- Royce cũ và do chính ông tự lái.
Ngay trong cách ăn mặc, Thomson không bao giờ sử dụng những bộ trang phục phô trương hay đắt tiền. Có lẽ vì vậy mà vào năm 2006, khi Kenneth Thomson qua đời, báo giới đã không tiếc giấy mực để ca ngợi con người và cả những công lao to lớn của ông.