"Phát triển xanh" bao hàm cả lợi ích kinh tế
Giữ môi trường làm “của để dành” cho thế hệ mai sau, do đó bao hàm cả ý nghĩa kinh tế
Hoặc chọn phát triển xanh và bền vững, hoặc để con cháu chúng ta phải trả giá cho những gì thế hệ cha ông đang tiêu dùng cẩu thả hôm nay.
Đó là thông điệp được đưa ra tại Hội thảo “GREEN-BIZ 2009 - Những giải pháp về môi trường kinh doanh xanh của châu Âu cho Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu (Eurocham) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội, trong hai ngày 17-18/9.
Giữ môi trường làm “của để dành” cho thế hệ mai sau, do đó bao hàm cả ý nghĩa kinh tế. VnEconomy xin trích đăng một số ý kiến tại Hội thảo này.
Hành tinh của chúng ta đang bị khai thác ở mức 110%
(GS. Alan, Chuyên gia Tư vấn về các vấn đề bền vững toàn cầu cho doanh nghiệp và chính phủ)
Theo ước tính, một người bình thường ở nước Anh sẽ cần đến 5,4 ha đất để cung cấp đầy đủ mọi thứ cần thiết trong suốt cuộc đời của mình. Ở nước Mỹ, con số này lên đến 9,7 ha…
Nếu tính mức tiêu dùng bình quân của mỗi người trên hành tinh này, hiện nay hành tinh của chúng ta đang bị khai thác ở mức 110%. Nói cách khác, chúng ta đang sử dụng hệ sinh thái của Trái đất với tốc độ nhanh hơn mức tự bổ sung của hành tinh.
Chính việc tiêu dùng của chúng ta đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Năm ngoái, Trung Quốc đã sản xuất được hơn 70 triệu chiếc vô tuyến mới. Mỗi ngày có tới hàng nghìn công-ten-nơ chở hàng rời khỏi các cảng của Trung Quốc.
Năm ngoái, tập đoàn bán lẻ Wal-Mart đã mua tới 100 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi giá trị hàng hóa ước tính mà tập đoàn siêu thị Tesco ở Anh đã mua là hơn 2 tỷ đô-la.
Nhưng chúng ta có thể góp phần làm giảm tác động môi trường của việc tạo ra hàng triệu người tiêu dùng mới thông qua những tác động đến các cửa hàng mà chúng ta đến mua sắm.
Chúng ta càng tạo ra nhiều áp lực bao nhiêu với các nhà bán lẻ để họ xem xét những vấn đề này một cách nghiêm túc, thì họ càng tạo ra nhiều áp lực bấy nhiêu đến các nhà sản xuất để họ làm ra sản phẩm theo cách thức thân thiện với môi trường hơn.
Có động cơ kinh tế để hành động
(Ông Ashok Sud, Phó chủ tịch Eurocham)
Trước hết, biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, và do đó, việc ứng phó với biến đổi khí hậu phải mang tầm quốc tế. Nó giống như một bệnh dịch không biết đến biên giới của bất kỳ quốc gia nào, và lan nhanh như một đám cháy rừng từ cây này sang cây khác. Những hành động mà Việt Nam hoặc Hoa Kỳ hay Trung Quốc đang tiến hành sẽ ảnh hưởng đến cả toàn cầu.
Thứ hai, lợi ích của việc hành động sớm và mạnh mẽ sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí kinh tế khi không hành động gì. Đánh giá của Stern (báo cáo của Nicolas Stern năm 2006) ước tính rằng, nếu thế giới không hành động ngay bây giờ, tổng chi phí và rủi ro từ biến đổi khí hậu sẽ tương đương với thiệt hại ít nhất là 5% GDP toàn cầu mỗi năm, bây giờ cũng như sau này. Mặt khác, chi phí hành động để giảm phát thải khí nhà kính có thể được hạn chế ở mức khoảng 1% GDP toàn cầu mỗi năm. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có động cơ kinh tế để hành động ngay bây giờ.
Và thứ ba, đầu tư diễn ra trong 10-20 năm tới sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến khí hậu trong nửa cuối của thế kỷ này và thế kỷ tiếp theo. Các hành động của chúng ta ngày hôm nay và trong thập kỷ tới có thể tạo ra những rủi ro lớn làm gián đoạn hoạt động kinh tế và xã hội ở quy mô vượt quá hai cuộc chiến tranh thế giới. Sẽ khó có thể đảo ngược những thay đổi này. Do đó, tốc độ hành động là điều cốt yếu.
Nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng
(Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu)
Cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế trong những thập kỷ qua thì nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng. Nhưng đồng thời, phát triển cũng đưa Việt Nam đối mặt với sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu cao, sự phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới....
Dự báo nhu cầu năng lượng cho thấy tiêu thụ năng lượng cuối cùng vào năm 2010, 2020 và 2025 sẽ là 48, 84 và 97 triệu tấn dầu tương đương; tốc độ tăng nhu cầu năng lượng thương mại trong giai đoạn 2001-2025 sẽ trong khoảng 8,6% đến 9,7% một năm.
Tỷ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của Việt Nam đến 2 lần trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp sản xuất xi măng, thép, sành sứ, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng có thể đạt trên 20%; lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới 30%, khu vực sinh hoạt và hoạt động dịch vụ có tiềm năng tiết kiệm năng lượng không nhỏ mà để thực hiện cũng cần đầu tư lớn để đổi mới công nghệ.
Sự tham gia của năng lượng tái tạo trong cân bằng năng lượng quốc gia và phát triển điện năng từ năng lượng tái tạo sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững, ngoài ra năng lượng tái tạo có vai trò quan trọng đối với phát triển điện khí hóa nông thôn, cung cấp điện cho những khu vực vùng sâu vùng xa mà lưới điện không thể tới được, đáp ứng mục tiêu điện khí hoá nông thôn của Chính phủ.
Xây dựng mô hình đô thị xanh
(Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang)
Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra rất nhanh chóng. Năm 1986 chúng ta mới có 480 đô thị với 11,87 triệu người, chiếm 19,3% dân số cả nước, thì đến năm 2009 đã có 747 đô thị với 25,37 triệu người (29,6%).
Kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề bất lợi nảy sinh trong thực tế. Đó là môi trường đô thị đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đang được khai thác quá mức…
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đòi hỏi khối lượng vật liệu xây dựng rất lớn. Quá trình sản xuất vật liệu này không chỉ khai thác các nguồn tài nguyên của đất nước mà còn tiêu tốn 20 – 24% tổng năng lượng quốc gia và phát thải một khối lượng khí CO2 rất lớn (Ví dụ như quá trình sản xuất 1 tấn clinker xi măng sẽ sản sinh ra 1 tấn khí thải CO2).
Với mục tiêu phát triển đô thị bền vững, những mô hình đô thị xanh, xây dựng xanh và công trình xanh sẽ là những mục tiêu cụ thể mà ngành xây dựng Việt Nam sẽ hướng đến trong những năm tới.
Việc nghiên cứu, áp dụng những sản phẩm và vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên; các giải pháp quy hoạch - kiến trúc đô thị và áp dụng các thiết bị kỹ thuật công trình có hiệu suất cao nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính; các giải pháp công nghệ thích hợp xử lý chất thải đô thị là những tiêu chí quan trọng để có được kết quả “Xây dựng xanh”, “Công trình xanh” ở Việt Nam.
Đó là thông điệp được đưa ra tại Hội thảo “GREEN-BIZ 2009 - Những giải pháp về môi trường kinh doanh xanh của châu Âu cho Việt Nam” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Châu Âu (Eurocham) và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức tại Hà Nội, trong hai ngày 17-18/9.
Giữ môi trường làm “của để dành” cho thế hệ mai sau, do đó bao hàm cả ý nghĩa kinh tế. VnEconomy xin trích đăng một số ý kiến tại Hội thảo này.
Hành tinh của chúng ta đang bị khai thác ở mức 110%
(GS. Alan, Chuyên gia Tư vấn về các vấn đề bền vững toàn cầu cho doanh nghiệp và chính phủ)
Theo ước tính, một người bình thường ở nước Anh sẽ cần đến 5,4 ha đất để cung cấp đầy đủ mọi thứ cần thiết trong suốt cuộc đời của mình. Ở nước Mỹ, con số này lên đến 9,7 ha…
Nếu tính mức tiêu dùng bình quân của mỗi người trên hành tinh này, hiện nay hành tinh của chúng ta đang bị khai thác ở mức 110%. Nói cách khác, chúng ta đang sử dụng hệ sinh thái của Trái đất với tốc độ nhanh hơn mức tự bổ sung của hành tinh.
Chính việc tiêu dùng của chúng ta đã thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc. Năm ngoái, Trung Quốc đã sản xuất được hơn 70 triệu chiếc vô tuyến mới. Mỗi ngày có tới hàng nghìn công-ten-nơ chở hàng rời khỏi các cảng của Trung Quốc.
Năm ngoái, tập đoàn bán lẻ Wal-Mart đã mua tới 100 tỷ USD hàng hóa từ Trung Quốc, trong khi giá trị hàng hóa ước tính mà tập đoàn siêu thị Tesco ở Anh đã mua là hơn 2 tỷ đô-la.
Nhưng chúng ta có thể góp phần làm giảm tác động môi trường của việc tạo ra hàng triệu người tiêu dùng mới thông qua những tác động đến các cửa hàng mà chúng ta đến mua sắm.
Chúng ta càng tạo ra nhiều áp lực bao nhiêu với các nhà bán lẻ để họ xem xét những vấn đề này một cách nghiêm túc, thì họ càng tạo ra nhiều áp lực bấy nhiêu đến các nhà sản xuất để họ làm ra sản phẩm theo cách thức thân thiện với môi trường hơn.
Có động cơ kinh tế để hành động
(Ông Ashok Sud, Phó chủ tịch Eurocham)
Trước hết, biến đổi khí hậu là vấn đề toàn cầu, và do đó, việc ứng phó với biến đổi khí hậu phải mang tầm quốc tế. Nó giống như một bệnh dịch không biết đến biên giới của bất kỳ quốc gia nào, và lan nhanh như một đám cháy rừng từ cây này sang cây khác. Những hành động mà Việt Nam hoặc Hoa Kỳ hay Trung Quốc đang tiến hành sẽ ảnh hưởng đến cả toàn cầu.
Thứ hai, lợi ích của việc hành động sớm và mạnh mẽ sẽ lớn hơn nhiều so với chi phí kinh tế khi không hành động gì. Đánh giá của Stern (báo cáo của Nicolas Stern năm 2006) ước tính rằng, nếu thế giới không hành động ngay bây giờ, tổng chi phí và rủi ro từ biến đổi khí hậu sẽ tương đương với thiệt hại ít nhất là 5% GDP toàn cầu mỗi năm, bây giờ cũng như sau này. Mặt khác, chi phí hành động để giảm phát thải khí nhà kính có thể được hạn chế ở mức khoảng 1% GDP toàn cầu mỗi năm. Như vậy, chúng ta hoàn toàn có động cơ kinh tế để hành động ngay bây giờ.
Và thứ ba, đầu tư diễn ra trong 10-20 năm tới sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến khí hậu trong nửa cuối của thế kỷ này và thế kỷ tiếp theo. Các hành động của chúng ta ngày hôm nay và trong thập kỷ tới có thể tạo ra những rủi ro lớn làm gián đoạn hoạt động kinh tế và xã hội ở quy mô vượt quá hai cuộc chiến tranh thế giới. Sẽ khó có thể đảo ngược những thay đổi này. Do đó, tốc độ hành động là điều cốt yếu.
Nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng
(Thứ trưởng Bộ Công Thương Bùi Xuân Khu)
Cùng với sự tăng trưởng mạnh về kinh tế trong những thập kỷ qua thì nhu cầu sử dụng năng lượng ở Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng. Nhưng đồng thời, phát triển cũng đưa Việt Nam đối mặt với sự cạn kiệt dần nguồn nhiên liệu hóa thạch nội địa, giá dầu cao, sự phụ thuộc nhiều hơn vào giá năng lượng thế giới....
Dự báo nhu cầu năng lượng cho thấy tiêu thụ năng lượng cuối cùng vào năm 2010, 2020 và 2025 sẽ là 48, 84 và 97 triệu tấn dầu tương đương; tốc độ tăng nhu cầu năng lượng thương mại trong giai đoạn 2001-2025 sẽ trong khoảng 8,6% đến 9,7% một năm.
Tỷ lệ giữa tăng trưởng nhu cầu năng lượng so với tăng trưởng GDP của Việt Nam đến 2 lần trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp sản xuất xi măng, thép, sành sứ, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng có thể đạt trên 20%; lĩnh vực xây dựng dân dụng, giao thông vận tải có thể lên tới 30%, khu vực sinh hoạt và hoạt động dịch vụ có tiềm năng tiết kiệm năng lượng không nhỏ mà để thực hiện cũng cần đầu tư lớn để đổi mới công nghệ.
Sự tham gia của năng lượng tái tạo trong cân bằng năng lượng quốc gia và phát triển điện năng từ năng lượng tái tạo sẽ góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững, ngoài ra năng lượng tái tạo có vai trò quan trọng đối với phát triển điện khí hóa nông thôn, cung cấp điện cho những khu vực vùng sâu vùng xa mà lưới điện không thể tới được, đáp ứng mục tiêu điện khí hoá nông thôn của Chính phủ.
Xây dựng mô hình đô thị xanh
(Thứ trưởng Bộ Xây dựng Cao Lại Quang)
Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra rất nhanh chóng. Năm 1986 chúng ta mới có 480 đô thị với 11,87 triệu người, chiếm 19,3% dân số cả nước, thì đến năm 2009 đã có 747 đô thị với 25,37 triệu người (29,6%).
Kéo theo đó là hàng loạt các vấn đề bất lợi nảy sinh trong thực tế. Đó là môi trường đô thị đang diễn biến theo chiều hướng bất lợi, nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng đang được khai thác quá mức…
Quá trình đô thị hóa nhanh chóng đòi hỏi khối lượng vật liệu xây dựng rất lớn. Quá trình sản xuất vật liệu này không chỉ khai thác các nguồn tài nguyên của đất nước mà còn tiêu tốn 20 – 24% tổng năng lượng quốc gia và phát thải một khối lượng khí CO2 rất lớn (Ví dụ như quá trình sản xuất 1 tấn clinker xi măng sẽ sản sinh ra 1 tấn khí thải CO2).
Với mục tiêu phát triển đô thị bền vững, những mô hình đô thị xanh, xây dựng xanh và công trình xanh sẽ là những mục tiêu cụ thể mà ngành xây dựng Việt Nam sẽ hướng đến trong những năm tới.
Việc nghiên cứu, áp dụng những sản phẩm và vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên; các giải pháp quy hoạch - kiến trúc đô thị và áp dụng các thiết bị kỹ thuật công trình có hiệu suất cao nhằm tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính; các giải pháp công nghệ thích hợp xử lý chất thải đô thị là những tiêu chí quan trọng để có được kết quả “Xây dựng xanh”, “Công trình xanh” ở Việt Nam.