Phố Wall đảo chiều “nhờ” diễn tiến mới ở Ai Cập
Thị trường đảo chiều vào những phút cuối trong phiên giao dịch 10/1, đưa hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq trở lại màu xanh
Thị trường đảo chiều vào những phút cuối trong phiên giao dịch 10/1, đưa hai chỉ số S&P 500 và Nasdaq trở lại màu xanh, sau khi tin tức từ Ai Cập cho thấy khủng hoảng chính trị tại đây không đe dọa kinh tế toàn cầu.
Chốt phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 10,60 điểm (-0,09%) xuống 12.229,29 điểm. Ngược lại, S&P 500 tăng nhẹ 0,99 điểm (+0,07%) lên 1.321,87 điểm, và Nasdaq tăng 1,38 điểm (+0,05%) lên 2.790,45 điểm.
Khoảng 8,15 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn một chút so với mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu ghi nhận trong năm 2010.
Phiên hôm qua, Dow Jones kết thúc chuỗi 8 phiên tăng điểm liên tiếp, do cổ phiếu của Cisco Systems trượt tới 14% xuống còn 18,92 USD, sau khi hãng công nghệ này công bố dự báo doanh thu thấp.
Ngoài ra, sự đi xuống 2% của cổ phiếu chuỗi siêu thị Wal-Mart cũng góp phần làm Dow Jones suy yếu, sau khi ngân hàng UBS cắt giảm triển vọng cổ phiếu này.
Tuy nhiên, các chỉ số S&P 500 và Nasdaq kịp đảo chiều vào phút cuối, sau khi có tin cho hay Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak sẽ trao quyền lại cho Phó tổng thống, dù ông sẽ tại vị cho tới thời điểm bầu cử tới.
Tin tức này đã khiến nhà đầu tư bớt lo lắng về tình trạng bất ổn định chính trị ở Ai Cập có thể lan rộng sang các quốc gia khác trong khu vực và tác động xấu tới các thị trường hàng hóa.
Cũng trong ngày, Bộ Lao động Mỹ công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua giảm 36.000 xuống 383.000 người, thấp nhất trong 2,5 năm, cho thấy tín hiệu hồi phục trên thị trường việc làm.
Khu vực chứng khoán châu Âu cũng trồi sụt. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,53% xuống 6.020,01 điểm. Ngược lại, DAX của Đức cộng 0,26% lên 7.340,28 điểm và CAC 40 của Pháp tăng 0,11% lên 4.095,14 điểm.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm phiên thứ ba trong tuần do lo ngại về thất nghiệp ở Mỹ và những cố gắng chống lạm phát của các nền kinh tế mới nổi sẽ tác động xấu tới sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm mạnh 1,97% xuống còn 22.708,60 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan trừ 1,89% xuống 8.836,56 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,50% xuống 3.103,39 điểm.
Thị trường Nhật Bản giảm nhẹ, chỉ số Nikkei mất 0,11% xuống 10.605,65 điểm. Dự kiến, thị trường này sẽ đóng cửa nghỉ lễ phiên 11/1. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tuột 1,81% xuống 2.008,50 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng mạnh 1,59% lên 2.818,16 điểm, nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng.
Chốt phiên, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 10,60 điểm (-0,09%) xuống 12.229,29 điểm. Ngược lại, S&P 500 tăng nhẹ 0,99 điểm (+0,07%) lên 1.321,87 điểm, và Nasdaq tăng 1,38 điểm (+0,05%) lên 2.790,45 điểm.
Khoảng 8,15 tỷ cổ phiếu được chuyển nhượng trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn một chút so với mức trung bình hàng ngày 8,47 tỷ cổ phiếu ghi nhận trong năm 2010.
Phiên hôm qua, Dow Jones kết thúc chuỗi 8 phiên tăng điểm liên tiếp, do cổ phiếu của Cisco Systems trượt tới 14% xuống còn 18,92 USD, sau khi hãng công nghệ này công bố dự báo doanh thu thấp.
Ngoài ra, sự đi xuống 2% của cổ phiếu chuỗi siêu thị Wal-Mart cũng góp phần làm Dow Jones suy yếu, sau khi ngân hàng UBS cắt giảm triển vọng cổ phiếu này.
Tuy nhiên, các chỉ số S&P 500 và Nasdaq kịp đảo chiều vào phút cuối, sau khi có tin cho hay Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak sẽ trao quyền lại cho Phó tổng thống, dù ông sẽ tại vị cho tới thời điểm bầu cử tới.
Tin tức này đã khiến nhà đầu tư bớt lo lắng về tình trạng bất ổn định chính trị ở Ai Cập có thể lan rộng sang các quốc gia khác trong khu vực và tác động xấu tới các thị trường hàng hóa.
Cũng trong ngày, Bộ Lao động Mỹ công bố số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua giảm 36.000 xuống 383.000 người, thấp nhất trong 2,5 năm, cho thấy tín hiệu hồi phục trên thị trường việc làm.
Khu vực chứng khoán châu Âu cũng trồi sụt. Chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 0,53% xuống 6.020,01 điểm. Ngược lại, DAX của Đức cộng 0,26% lên 7.340,28 điểm và CAC 40 của Pháp tăng 0,11% lên 4.095,14 điểm.
Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm phiên thứ ba trong tuần do lo ngại về thất nghiệp ở Mỹ và những cố gắng chống lạm phát của các nền kinh tế mới nổi sẽ tác động xấu tới sự phục hồi kinh tế toàn cầu.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm mạnh 1,97% xuống còn 22.708,60 điểm. Chỉ số Taiex của Đài Loan trừ 1,89% xuống 8.836,56 điểm. Chỉ số Straits Times của Singapore hạ 1,50% xuống 3.103,39 điểm.
Thị trường Nhật Bản giảm nhẹ, chỉ số Nikkei mất 0,11% xuống 10.605,65 điểm. Dự kiến, thị trường này sẽ đóng cửa nghỉ lễ phiên 11/1. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc tuột 1,81% xuống 2.008,50 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc tăng mạnh 1,59% lên 2.818,16 điểm, nhờ sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu bất động sản và ngân hàng.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng/giảm (điểm) | Tăng/giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 12.239,90 | 12.229,30 | 10,60 | 0,09 |
S&P 500 | 1.320,88 | 1.321,87 | 0,99 | 0,07 | |
Nasdaq | 2.789,07 | 2.790,45 | 1,38 | 0,05 | |
Anh | FTSE 100 | 6.052,29 | 6.020,01 | 32,28 | 0,53 |
Pháp | CAC 40 | 4.090,74 | 4.095,14 | 4,40 | 0,11 |
Đức | DAX | 7.320,90 | 7.340,28 | 19,38 | 0,26 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 10.617,80 | 10.605,70 | 12,18 | 0,11 |
Hồng Kông | Hang Seng | 23.164,00 | 22.708,60 | 455,41 | 1,97 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.774,06 | 2.818,16 | 44,10 | 1,59 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 9.006,82 | 8.836,56 | 170,26 | 1,89 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 2.045,58 | 2.008,50 | 37,08 | 1,81 |
Singapore | Straits Times | 3.150,56 | 3.103,39 | 47,17 | 1,50 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |