08:42 06/02/2014

Phố Wall lại chao đảo với dự báo kinh tế

Thanh Hải

Thị trường đang chú tâm tới bản báo cáo việc làm khu vực phi nông nghiệp của Mỹ sẽ được công bố trong ngày thứ 6

Đáng chú ý trong phiên giao dịch đêm qua, chỉ số S&amp;P 500 có lúc xuống ngưỡng 1.737,92 điểm, thấp nhất kể từ ngày 18/10/2013 - Ảnh: Reuters.<br>
Đáng chú ý trong phiên giao dịch đêm qua, chỉ số S&amp;P 500 có lúc xuống ngưỡng 1.737,92 điểm, thấp nhất kể từ ngày 18/10/2013 - Ảnh: Reuters.<br>
Dự báo số liệu kinh tế trái chiều một lần nữa đe dọa và làm chao đảo thị trường chứng khoán Mỹ trong phiên giao dịch 5/2. Tính từ đầu tuần tới nay, Phố Wall đã liên tục dồn xóc mạnh với biên độ tăng giảm chóng mặt.

Đáng chú ý trong phiên giao dịch đêm qua, chỉ số S&P 500 có lúc xuống ngưỡng 1.737,92 điểm, thấp nhất kể từ ngày 18/10/2013. Tuy nhiên, sau đó chỉ số này đã hồi phục được phần nào. Dù vẫn chốt phiên trong sắc đỏ, nhưng trước mức giảm tương đối thấp của S&P 500, nhiều chuyên gia phân tích tin tưởng chỉ số này vẫn còn cơ hội đi lên trở lại vào cuối tuần.

Kết thúc ngày giao dịch 5/2, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm nhẹ 5,01 điểm, tương ứng với mức giảm 0,03%, xuống còn 15.440,23 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm nhẹ 3,56 điểm, tương ứng với mức giảm 0,20% xuống còn có 1.751,64 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq Composite giảm sâu hơn với 19,97 điểm, tương ứng với mức 0,50%, xuống 4.011,55 điểm.

Theo giới phân tích, thị trường đang chú tâm tới bản báo cáo việc làm khu vực phi nông nghiệp của Mỹ sẽ được công bố trong ngày thứ 6. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lo ngại báo cáo này sẽ không tốt đẹp như mong đợi. Điều này có thể làm cho bức tranh kinh tế nói chung trở nên u ám hơn sau số liệu về khu vực nhà máy được công bố trong phiên giao dịch đầu tuần.

Trong một diễn biến khác, phát biểu hôm qua, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) khu vực Philadelphia cho biết, ngân hàng trung ương nên thu hồi chương trình mua trái phiếu nhanh hơn dự kiến và chấm dứt gói kích thích trước thời điểm giữa năm nay. Phát biểu của lãnh đạo FED chi nhánh Philadelphia đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ trở nên bất an hơn.

Về yếu tố doanh nghiệp, theo thống kê của Thomson Reuters, tính tới hết buổi sáng ngày 5/2, đã có 298 doanh nghiệp thuộc chỉ số S&P 500 công bố kết quả kinh doanh quý cuối cùng của năm ngoái. Trong đó, 69,5% có lợi nhuận cao hơn mức mong đợi của giới phân tích thị trường, cao hơn mức trung bình 64% từ năm 1994 và mức 67% trung bình 4 quý gần nhất.

Trong số những cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất trong ngày, đáng chú ý có cổ phiếu của Gilead Sciences Inc giảm mạnh tới 4,7% xuống còn 78,15 USD; cổ phiếu của Cognizant Technology Solutions giảm 4,3% xuống còn 92,85 USD. Sau giờ đóng cửa, cổ phiếu của Twitter giảm mạnh 11,1% xuống 58,64 USD; SodaStream International Ltd hạ 8,9% còn 32,60 USD.

Khối lượng giao dịch toàn thị trường đã được rút ngắn, xuống còn khoảng 6,61 tỷ cổ phiếu trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, thấp hơn mức bình quân 6,94 tỷ cổ phiếu trong tháng đầu năm 2014. Số mã cổ phiếu giảm điểm cao vượt trội so với số tăng điểm trên sàn giao dịch New York với tỷ lệ 3/2. Còn tại sàn Nasdaq, cứ 9 mã giảm điểm thì có 4 mã tăng.

Thị trường Chỉ số Đóng cửa Tăng/giảm (điểm) Tăng/giảm (%)
MỹDow Jones15.440,23-5,01-0,03
S&P 5001.751,64-3,56-0,20
Nasdaq4.011,55-19,97-0,50
AnhFTSE 1006.457,89+8,62+0,13
PhápCAC 404.117,79+0,34+0,01
ĐứcDAX9.116,32-11,59-0,13
Nhật Bản Nikkei 22514.180,38+171,91+1,23
Hồng KôngHang Seng21.269,38-128,39-0,60
Trung Quốc Shanghai Composite2.033,08-16,83-0,82
Đài Loan Taiwan Weighted8.264,48-198,09-2,34
Hàn QuốcKOSPI Composite1.891,32+4,47+0,24
Singapore Straits Times2.960,09-5,71-0,19
Nguồn: CNBC, Market Watch.