Phố Wall ngập ngừng chờ động thái mới từ FED
Hồi tháng 12 năm ngoái, FED đã cắt giảm 10 tỷ USD từ chương trình thu mua trái phiếu hàng tháng trị giá 85 tỷ USD
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục trồi sụt ngày thứ hai liên tiếp, do nhà đầu tư mong ngóng bản báo cáo việc làm, một trong các chỉ báo quan trọng cho thấy bước đi tiếp theo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED).
Nhóm cổ phiếu bán lẻ và viễn thông sụt giảm mạnh nhất trong ngày. Chỉ số S&P lĩnh vực bán lẻ giảm 0,2% sau khi một loạt công ty thuộc lĩnh vực này, bao gồm Bed Bath & Beyond và Family Dollar, hạ dự báo lợi nhuận. Chỉ số S&P lĩnh vực viễn thông giảm mạnh 1,9%, với sự lao dốc mạnh của các cổ phiếu AT&T và Verizon Communications.
Theo kế hoạch, vào ngày 10/1 (giờ địa phương), Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo chính thức về việc làm khu vực phi nông nghiệp. Giới phân tích trong cuộc điều tra của hãng tin Reuters dự báo, khu vực phi nông nghiệp đã tạo được thêm 196.000 việc làm mới trong tháng trước, thấp hơn một chút so với mức 203.000 việc làm hồi tháng 11.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, con số 196.000 việc làm mới trong tháng 12 sẽ cao hơn mức bình quân 188.545 việc làm mới trong 11 tháng của năm 2013. Và đây mới thực sự là mối quan tâm lớn của thị trường trong thời điểm này.
Kết quả tình trạng việc làm có khởi sắc hay không sẽ có tác động tới những động thái tiếp theo của FED, giới phân tích cho biết. FED từng cho biết, thị trường lao động là một trong những điều kiện tiên quyết để cơ quan này quyết định có kéo dài tiếp tục các biện pháp nới lỏng định lượng nữa hay giảm dần khối lượng và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn.
Tháng trước, FED đã quyết định cắt giảm 10 tỷ USD từ chương trình thu mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD hàng tháng. Do đó, việc FED có động thái tiếp theo ra sao đối với các chương trình nới lỏng định lượng, vốn đã là động lực giúp chỉ số S&P 500 tăng được gần 30% trong năm 2013 vừa qua, sẽ là một yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư.
Kết thúc ngày giao dịch 9/1, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 17,98 điểm, tương ứng với mức giảm 0,11%, xuống còn 16.444,76 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích nhẹ 0,64 điểm, tương ứng với mức tăng 0,03%, lên chốt ở mức 1.838,13 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 9,42 điểm, tương ứng mức tăng 0,23%, lên chốt ngày ở 4.156,19 điểm.
Khối lượng giao dịch được nâng lên, đạt khoảng 6,72 tỷ cổ phiếu trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn so với mức giao dịch bình quân 6,34 tỷ cổ phiếu từ đầu tháng cho tới nay. Số cổ phiếu tăng điểm vượt trội so với số giảm điểm trên sàn New York với tỷ lệ 8/7, còn trên sàn Nasdaq, 1.327 mã giảm, trong khi có 1.249 mã tăng.
Nhóm cổ phiếu bán lẻ và viễn thông sụt giảm mạnh nhất trong ngày. Chỉ số S&P lĩnh vực bán lẻ giảm 0,2% sau khi một loạt công ty thuộc lĩnh vực này, bao gồm Bed Bath & Beyond và Family Dollar, hạ dự báo lợi nhuận. Chỉ số S&P lĩnh vực viễn thông giảm mạnh 1,9%, với sự lao dốc mạnh của các cổ phiếu AT&T và Verizon Communications.
Theo kế hoạch, vào ngày 10/1 (giờ địa phương), Bộ Lao động Mỹ sẽ công bố báo cáo chính thức về việc làm khu vực phi nông nghiệp. Giới phân tích trong cuộc điều tra của hãng tin Reuters dự báo, khu vực phi nông nghiệp đã tạo được thêm 196.000 việc làm mới trong tháng trước, thấp hơn một chút so với mức 203.000 việc làm hồi tháng 11.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, con số 196.000 việc làm mới trong tháng 12 sẽ cao hơn mức bình quân 188.545 việc làm mới trong 11 tháng của năm 2013. Và đây mới thực sự là mối quan tâm lớn của thị trường trong thời điểm này.
Kết quả tình trạng việc làm có khởi sắc hay không sẽ có tác động tới những động thái tiếp theo của FED, giới phân tích cho biết. FED từng cho biết, thị trường lao động là một trong những điều kiện tiên quyết để cơ quan này quyết định có kéo dài tiếp tục các biện pháp nới lỏng định lượng nữa hay giảm dần khối lượng và tiến tới xóa bỏ hoàn toàn.
Tháng trước, FED đã quyết định cắt giảm 10 tỷ USD từ chương trình thu mua trái phiếu trị giá 85 tỷ USD hàng tháng. Do đó, việc FED có động thái tiếp theo ra sao đối với các chương trình nới lỏng định lượng, vốn đã là động lực giúp chỉ số S&P 500 tăng được gần 30% trong năm 2013 vừa qua, sẽ là một yếu tố quan trọng đối với các nhà đầu tư.
Kết thúc ngày giao dịch 9/1, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 17,98 điểm, tương ứng với mức giảm 0,11%, xuống còn 16.444,76 điểm. Chỉ số S&P 500 nhích nhẹ 0,64 điểm, tương ứng với mức tăng 0,03%, lên chốt ở mức 1.838,13 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 9,42 điểm, tương ứng mức tăng 0,23%, lên chốt ngày ở 4.156,19 điểm.
Khối lượng giao dịch được nâng lên, đạt khoảng 6,72 tỷ cổ phiếu trên cả ba sàn New York, American và Nasdaq, cao hơn so với mức giao dịch bình quân 6,34 tỷ cổ phiếu từ đầu tháng cho tới nay. Số cổ phiếu tăng điểm vượt trội so với số giảm điểm trên sàn New York với tỷ lệ 8/7, còn trên sàn Nasdaq, 1.327 mã giảm, trong khi có 1.249 mã tăng.
Thị trường | Chỉ số | Đóng cửa | +/- (điểm) | +/- (%) |
Mỹ | Dow Jones | 16.444,76 | -17,98 | -0,11 |
S&P 500 | 1.838,13 | +0,64 | +0,03 | |
Nasdaq | 4.156,20 | -9,42 | -0,23 | |
Anh | FTSE 100 | 6.691,34 | -30,44 | -0,45 |
Pháp | CAC 40 | 4.225,14 | -35,82 | -0,84 |
Đức | DAX | 9,421,61 | -76,23 | -0,80 |
Nhật Bản | Nikkei 225 | 15.880,33 | -241,12 | -1,50 |
Hồng Kông | Hang Seng | 22.787,33 | -209,26 | -0,91 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.027,62 | -16,72 | -0,82 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 8.514,68 | -41,33 | -0,48 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.946,11 | -12,85 | -0,66 |
Singapore | Straits Times | 3.145,41 | -5,24 | -0,17 |
Nguồn: CNBC, Market Watch. |