Phố Wall tăng vọt theo chỉ số niềm tin người tiêu dùng
Đã rất lâu cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ mới có một cú bứt phá ngoạn mục đến vậy
Đã rất lâu cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ mới có một cú bứt phá ngoạn mục đến vậy.
Hôm thứ Ba, Standard & Poor's/Case-Shiller đã công bố chỉ số giá nhà ở Mỹ trong tháng 3/2009 giảm 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 3/2009, chỉ số giá nhà ở 20 khu vực trung tâm tại Mỹ đã giảm 2,1% so với tháng 2/2009.
Như vậy, trong quý 1/2009, chỉ số giá nhà S&P/Case-Shiller đã giảm 19,1 so với cùng kỳ năm ngoái - mức giảm mạnh nhất trong vòng 21 năm qua.
Cùng ngày, Tổ chức nghiên cứu Conference Board của Mỹ cho biết, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở nước này trong tháng 5/2009 đã tăng vọt lên 54,9 điểm - mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2003, từ mức 40,8 điểm trong tháng 4/2009.
Cũng theo nghiên cứu của Conference Board, có ít người Mỹ nói rằng việc tìm việc trở nên rất khó khăn. Đây là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế vì khi niềm tin tăng đồng nghĩa với khả năng người tiêu dùng sẽ tăng mức chi tiêu - vốn đóng góp 2/3 giá trị GDP của Mỹ.
Chuyển qua thông tin đáng chú ý khác, ngày 26/5, trả lời trên kênh truyền hình CNBC, Phó chủ tịch BlackRock cho biết, kinh tế Mỹ đang trong đà phục hồi chậm và thất thường nhưng chỉ số S&P 500 sẽ đạt mốc 1.000 điểm vào cuối năm nay.
Dow Jones tăng 2,4%, S&P 500 vượt ngưỡng 900 điểm
Ngày 26/5, Reuters đưa tin General Motors đã thất bại trong việc thuyết phục 90% số chủ nợ chuyển đổi nợ thành cổ phiếu. Điều này mở ra khả năng nhà sản xuất ôtô lớn nhất ở Mỹ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong vòng vài ngày tới, với thời hạn cuối cùng là ngày 1/6.
Trước đó, General Motors đã đạt được thỏa thuận với công đoàn ôtô Mỹ về việc không phải trả khoản tiền chăm sóc y tế trị giá 20 tỷ USD, đổi lại công đoàn ôtô Mỹ sẽ nhận lại 17,5% cổ phần phổ thông của General Motors. Kết thúc phiên, cổ phiếu của General Motors tăng 0,7% lên 1,44 USD/cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa ngày giao dịch với mức giảm hơn 0,6% so với phiên trước đó trước.
Tuy nhiên, ngay sau khi Conference Board công bố số liệu về chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tăng mạnh nhất trong vòng 6 năm qua, thì diễn biến của thị trường chứng khoán đã thay đổi hoàn toàn.
Theo quan sát, đã rất lâu chứng khoán Mỹ mới có một cú bứt phá ngoạn mục đến vậy khi cả ba chỉ số bỗng chốc tăng gần 1%, biểu đồ cơ bản của chỉ số chứng khoán dựng đứng, còn biểu đồ hình nến (candlesticks) xuất hiện khoảng trống thể hiện sự bất thường của đà tăng.
Tiếp sau mức tăng gần 1% trong chốc lát, thị trường tiếp tục duy trì đà tăng và đến 12 giờ trưa (giờ địa phương), chỉ số Nasdaq đạt mức tăng 3% còn hai chỉ số Dow Jones, S&P 500 - vốn bám sát nhau về đà tăng, đã lên 2%.
Trong khoảng thời gian còn lại, đà tăng vẫn được duy trì cùng với sức cầu không hề suy giảm, đã giúp chứng khoán Mỹ có phiên giao dịch thành công sau ngày nghỉ lễ. Đồng thời, đây là lần thứ ba trong hơn 1 tháng, chỉ số S&P 500 vượt ngưỡng 900 điểm.
Cổ phiếu khối bán lẻ, hàng tiêu dùng đã có phiên tăng điểm mạnh khi hưởng lợi từ thông tin tích cực liên quan đến niềm tin của người tiêu dùng tăng. Cổ phiếu McDonald's lên 3,1%, cổ phiếu Macy's tiến thêm 5,9%, Procter & Gamble nhích 1,4%,...
Nhiều cổ phiếu khối ngân hàng cũng ghi điểm góp phần vào đà tăng của thị trường, trong đó cổ phiếu Citigroup tăng 2,72%, cổ phiếu JPMorgan tiến thêm 6,19%, cổ phiếu Wells Fargo lên 5,51%, cổ phiếu SunTrust tăng 2,12%.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 26/5: chỉ số Dow Jones tăng 196,17 điểm, tương đương 2,37%, chốt ở mức 8.473,49.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 58,42 điểm, tương đương 3,45%, chốt ở mức 1.750,43.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 23,33 điểm, tương đương 2,63%, đóng cửa ở mức 910,33.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,38 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,11 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu lên điểm thì có 1cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Tư: Công bố doanh số bán nhà đã qua sử dụng; kết quả kinh doanh của Dollar Tree, Staples và American Eagle.
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố số liệu về số đơn đặt hàng lâu bền; doanh số bán nhà mới; kết quả kinh doanh của Costco, Sears và Dell.
Thứ Sáu: Công bố số liệu lần 2 (điều chỉnh) về GDP quý 1/2009; chỉ số niềm tin người tiêu dùng của trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters.
Chứng khoán châu Âu tăng theo thị trường Mỹ
Chứng khoán khu vực đã tăng điểm hôm thứ ba nhờ thông tin tích cực liên quan đến chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 5/2009.
Cổ phiếu khối ngân hàng tăng điểm mạnh, góp phần lớn nhất đưa thị trường khởi sắc, trong đó cổ phiếu BNP Paribas, Deutsche Bank và Societe Generale tăng từ 2,2% đến 4,1%.
Giá dầu tăng lên 61,52 USD/thùng tại thị trường châu Âu, nên đã giúp cổ phiếu khối năng lượng lên điểm, trong đó cổ phiếu Total, ENI, BP, Royal Dutch Shell tăng từ 0,9% đến 3,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 46,43 điểm, tương đương 1,06%, chốt ở mức 4.411,72. Khối lượng giao dịch đạt 2,63 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 1,37%, khối lượng giao dịch đạt 28,32 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,05%, khối lượng giao dịch đạt 139,36 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á cùng giảm điểm theo tin xấu
Hôm thứ Ba, giới đầu tư chứng khoán Hàn Quốc đã phải đứng trước áp lực lớn từ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Điều này đã được thể hiện rõ trên bảng điện tử của thị trường.
Vụ thử hạt nhân một ngày trước đó của Triều Tiên không làm thị trường chứng khoán Hàn Quốc chao đảo, nhưng lại khiến chỉ số chứng khoán giảm mạnh một ngày sau đó.
Sau khi thị trường chứng khoán Hàn Quốc và Nhật đóng cửa ngày giao dịch, hãng thông tấn Yonhap đưa tin Triều Tiên đã bắn thử hai tên lửa tầm ngắn. Điều này đã làm diễn biến phức tạp hơn, qua đó tạo thêm những quan ngại đối với giới đầu tư Hàn Quốc nói riêng và châu Á nói chung.
Lo ngại đã nhanh chóng chuyển thành hành động trên thị trường chứng khoán. Chỉ số KOSPI càng về cuối ngày giao dịch càng giảm sâu - có lúc giảm hơn 2,5%, trước khi chốt ở mức 1.372,04 - giảm 2,06% so với phiên trước.
Lo ngại về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên đã tác động xấu tới hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á. 7/8 thị trường lớn trong khu vực đều mất điểm với biên độ giảm dưới 2,06%.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này giảm điểm với biên độ không đáng kể, chốt ở mức 99,36 điểm, với 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 4 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, chứng khoán Nhật đã giảm điểm sau khi Triều Tiên cảnh báo thử thêm tên lửa tầm ngắn. Cổ phiếu nhiều hãng công nghệ cao đã giảm điểm, kéo thị trường đi xuống.
Cổ phiếu của Tokyo Electron hạ 3,2%, cổ phiếu TDK mất 2,6%, cổ phiếu của hãng sản xuất rô bốt công nghiệp - Fanuc hạ 1,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 36,19 điểm, tương đương -0,39%, chốt ở mức 9.310,81. Khối lượng giao dịch đạt 1,93 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 0,76%. Chỉ số ASX của Australia lên 1,24%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,76%. Chỉ số Straits Times của Singapore xuống 1,23%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ giảm 1,5%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc trượt 0,82%.
Hôm thứ Ba, Standard & Poor's/Case-Shiller đã công bố chỉ số giá nhà ở Mỹ trong tháng 3/2009 giảm 18,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 3/2009, chỉ số giá nhà ở 20 khu vực trung tâm tại Mỹ đã giảm 2,1% so với tháng 2/2009.
Như vậy, trong quý 1/2009, chỉ số giá nhà S&P/Case-Shiller đã giảm 19,1 so với cùng kỳ năm ngoái - mức giảm mạnh nhất trong vòng 21 năm qua.
Cùng ngày, Tổ chức nghiên cứu Conference Board của Mỹ cho biết, chỉ số niềm tin của người tiêu dùng ở nước này trong tháng 5/2009 đã tăng vọt lên 54,9 điểm - mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2003, từ mức 40,8 điểm trong tháng 4/2009.
Cũng theo nghiên cứu của Conference Board, có ít người Mỹ nói rằng việc tìm việc trở nên rất khó khăn. Đây là tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế vì khi niềm tin tăng đồng nghĩa với khả năng người tiêu dùng sẽ tăng mức chi tiêu - vốn đóng góp 2/3 giá trị GDP của Mỹ.
Chuyển qua thông tin đáng chú ý khác, ngày 26/5, trả lời trên kênh truyền hình CNBC, Phó chủ tịch BlackRock cho biết, kinh tế Mỹ đang trong đà phục hồi chậm và thất thường nhưng chỉ số S&P 500 sẽ đạt mốc 1.000 điểm vào cuối năm nay.
Dow Jones tăng 2,4%, S&P 500 vượt ngưỡng 900 điểm
Ngày 26/5, Reuters đưa tin General Motors đã thất bại trong việc thuyết phục 90% số chủ nợ chuyển đổi nợ thành cổ phiếu. Điều này mở ra khả năng nhà sản xuất ôtô lớn nhất ở Mỹ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản trong vòng vài ngày tới, với thời hạn cuối cùng là ngày 1/6.
Trước đó, General Motors đã đạt được thỏa thuận với công đoàn ôtô Mỹ về việc không phải trả khoản tiền chăm sóc y tế trị giá 20 tỷ USD, đổi lại công đoàn ôtô Mỹ sẽ nhận lại 17,5% cổ phần phổ thông của General Motors. Kết thúc phiên, cổ phiếu của General Motors tăng 0,7% lên 1,44 USD/cổ phiếu.
Thị trường chứng khoán Mỹ mở cửa ngày giao dịch với mức giảm hơn 0,6% so với phiên trước đó trước.
Tuy nhiên, ngay sau khi Conference Board công bố số liệu về chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Mỹ tăng mạnh nhất trong vòng 6 năm qua, thì diễn biến của thị trường chứng khoán đã thay đổi hoàn toàn.
Theo quan sát, đã rất lâu chứng khoán Mỹ mới có một cú bứt phá ngoạn mục đến vậy khi cả ba chỉ số bỗng chốc tăng gần 1%, biểu đồ cơ bản của chỉ số chứng khoán dựng đứng, còn biểu đồ hình nến (candlesticks) xuất hiện khoảng trống thể hiện sự bất thường của đà tăng.
Tiếp sau mức tăng gần 1% trong chốc lát, thị trường tiếp tục duy trì đà tăng và đến 12 giờ trưa (giờ địa phương), chỉ số Nasdaq đạt mức tăng 3% còn hai chỉ số Dow Jones, S&P 500 - vốn bám sát nhau về đà tăng, đã lên 2%.
Trong khoảng thời gian còn lại, đà tăng vẫn được duy trì cùng với sức cầu không hề suy giảm, đã giúp chứng khoán Mỹ có phiên giao dịch thành công sau ngày nghỉ lễ. Đồng thời, đây là lần thứ ba trong hơn 1 tháng, chỉ số S&P 500 vượt ngưỡng 900 điểm.
Cổ phiếu khối bán lẻ, hàng tiêu dùng đã có phiên tăng điểm mạnh khi hưởng lợi từ thông tin tích cực liên quan đến niềm tin của người tiêu dùng tăng. Cổ phiếu McDonald's lên 3,1%, cổ phiếu Macy's tiến thêm 5,9%, Procter & Gamble nhích 1,4%,...
Nhiều cổ phiếu khối ngân hàng cũng ghi điểm góp phần vào đà tăng của thị trường, trong đó cổ phiếu Citigroup tăng 2,72%, cổ phiếu JPMorgan tiến thêm 6,19%, cổ phiếu Wells Fargo lên 5,51%, cổ phiếu SunTrust tăng 2,12%.
Biểu đồ diễn biến của chứng khoán Mỹ ngày 26/5 - Nguồn: G.Finance.
Điểm qua kết quả giao dịch ngày 26/5: chỉ số Dow Jones tăng 196,17 điểm, tương đương 2,37%, chốt ở mức 8.473,49.
Chỉ số Nasdaq phiên này lên 58,42 điểm, tương đương 3,45%, chốt ở mức 1.750,43.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tiến thêm 23,33 điểm, tương đương 2,63%, đóng cửa ở mức 910,33.
Khối lượng giao dịch trên sàn New York đạt 1,38 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 5 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm. Trên sàn Nasdaq, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 2,11 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 7 cổ phiếu lên điểm thì có 1cổ phiếu giảm điểm.
Những thông tin đáng chú ý trong tuần:
Thứ Tư: Công bố doanh số bán nhà đã qua sử dụng; kết quả kinh doanh của Dollar Tree, Staples và American Eagle.
Thứ Năm: Công bố số liệu về số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu; công bố số liệu về số đơn đặt hàng lâu bền; doanh số bán nhà mới; kết quả kinh doanh của Costco, Sears và Dell.
Thứ Sáu: Công bố số liệu lần 2 (điều chỉnh) về GDP quý 1/2009; chỉ số niềm tin người tiêu dùng của trường Đại học Michigan và hãng tin Reuters.
Chứng khoán châu Âu tăng theo thị trường Mỹ
Chứng khoán khu vực đã tăng điểm hôm thứ ba nhờ thông tin tích cực liên quan đến chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ trong tháng 5/2009.
Cổ phiếu khối ngân hàng tăng điểm mạnh, góp phần lớn nhất đưa thị trường khởi sắc, trong đó cổ phiếu BNP Paribas, Deutsche Bank và Societe Generale tăng từ 2,2% đến 4,1%.
Giá dầu tăng lên 61,52 USD/thùng tại thị trường châu Âu, nên đã giúp cổ phiếu khối năng lượng lên điểm, trong đó cổ phiếu Total, ENI, BP, Royal Dutch Shell tăng từ 0,9% đến 3,3%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 46,43 điểm, tương đương 1,06%, chốt ở mức 4.411,72. Khối lượng giao dịch đạt 2,63 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức tăng 1,37%, khối lượng giao dịch đạt 28,32 triệu cổ phiếu. Chỉ số CAC 40 của Pháp tiến thêm 1,05%, khối lượng giao dịch đạt 139,36 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á cùng giảm điểm theo tin xấu
Hôm thứ Ba, giới đầu tư chứng khoán Hàn Quốc đã phải đứng trước áp lực lớn từ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Điều này đã được thể hiện rõ trên bảng điện tử của thị trường.
Vụ thử hạt nhân một ngày trước đó của Triều Tiên không làm thị trường chứng khoán Hàn Quốc chao đảo, nhưng lại khiến chỉ số chứng khoán giảm mạnh một ngày sau đó.
Sau khi thị trường chứng khoán Hàn Quốc và Nhật đóng cửa ngày giao dịch, hãng thông tấn Yonhap đưa tin Triều Tiên đã bắn thử hai tên lửa tầm ngắn. Điều này đã làm diễn biến phức tạp hơn, qua đó tạo thêm những quan ngại đối với giới đầu tư Hàn Quốc nói riêng và châu Á nói chung.
Lo ngại đã nhanh chóng chuyển thành hành động trên thị trường chứng khoán. Chỉ số KOSPI càng về cuối ngày giao dịch càng giảm sâu - có lúc giảm hơn 2,5%, trước khi chốt ở mức 1.372,04 - giảm 2,06% so với phiên trước.
Lo ngại về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên đã tác động xấu tới hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á. 7/8 thị trường lớn trong khu vực đều mất điểm với biên độ giảm dưới 2,06%.
Chỉ số MSCI châu Á - Thái Bình Dương phiên này giảm điểm với biên độ không đáng kể, chốt ở mức 99,36 điểm, với 5 cổ phiếu giảm điểm thì có 4 cổ phiếu lên điểm.
Chuyển qua thị trường khác, chứng khoán Nhật đã giảm điểm sau khi Triều Tiên cảnh báo thử thêm tên lửa tầm ngắn. Cổ phiếu nhiều hãng công nghệ cao đã giảm điểm, kéo thị trường đi xuống.
Cổ phiếu của Tokyo Electron hạ 3,2%, cổ phiếu TDK mất 2,6%, cổ phiếu của hãng sản xuất rô bốt công nghiệp - Fanuc hạ 1,7%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 36,19 điểm, tương đương -0,39%, chốt ở mức 9.310,81. Khối lượng giao dịch đạt 1,93 tỷ cổ phiếu, thị trường cứ có 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm.
Điểm qua các thị trường khác: chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan hạ 0,76%. Chỉ số ASX của Australia lên 1,24%. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm 0,76%. Chỉ số Straits Times của Singapore xuống 1,23%. Chỉ số BSE 30 của Ấn Độ giảm 1,5%. Chỉ số Shanghai Composite của Trung Quốc trượt 0,82%.
Thị trường | Chỉ số | Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 8.277,32 | 8.473,49 | 196,17 | 2,37 |
Nasdaq | 1.692,01 | 1.750,43 | 58,42 | 3,45 | |
S&P 500 | 887,00 | 910,33 | 23,33 | 2,63 | |
Anh | FTSE 100 | 3.236,16 | 4.411,72 | 46,43 | 1,06 |
Đức | DAX | 4.918,45 | 4.985,60 | 67,15 | 1,37 |
Pháp | CAC 40 | 3.227,97 | 3.270,09 | 33,93 | 1,05 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.734,46 | 6.683,11 | 51,35 | 0,76 |
Nhật | Nikkei 225 | 9.347,00 | 9.310,81 | 36,19 | 0,39 |
Hồng Kông | Hang Seng | 17.121,82 | 16.991,56 | 130,26 | 0,76 |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.400,90 | 1.372,04 | 28,86 | 2,06 |
Singapore | Straits Times | 2.268,41 | 2.239,59 | 27,87 | 1,23 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.610,01 | 2.588,57 | 21,43 | 0,82 |
Ấn Độ | BSE | 13.888,68 | 13.704,26 | 208,96 | 1,50 |
Australia | ASX | 3.735,30 | 3.781,60 | 46,30 | 1,24 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomber |