Quy mô “siêu tổng công ty” sẽ lớn hơn nữa?
Nếu cơ chế mới được thông qua, quy mô của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ lớn gấp nhiều lần hiện nay
Nếu cơ chế mới được thông qua, quy mô của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ lớn gấp nhiều lần hiện nay.
Ngày 5/7, SCIC tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp - Vai trò của cổ đông nhà nước”. Tại đây, ông Lại Văn Đạo, Tổng giám đốc SCIC đưa ra một số thông tin đáng chú ý.
Ông Đạo cho biết, dự kiến nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC sẽ được Chính phủ ban hành trong tháng 7 này. Đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng cho SCIC làm tốt các chức năng được giao, và nếu các nội dung dự kiến được thông qua thì quy mô Tổng công ty sẽ lớn hơn nhiều so với hiện nay.
Cụ thể, vốn điều lệ của SCIC hiện là 19.000 tỷ đồng có thể tăng lên tới 50.000 tỷ đồng, gấp 10 lần so với thời kỳ đầu. Vốn chủ sở hữu của “siêu tổng công ty” này cũng đã đạt tới 24.593 tỷ đồng và tổng tài sản là 53.555 tỷ đồng tính đến 31/12/2011.
“Nếu nghị định được thông qua, quy mô hoạt động của SCIC sẽ lớn hơn. Ngoài việc tiếp nhận vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại các bộ, ngành địa phương như hiện nay, chúng tôi sẽ tiếp nhận cả vốn nhà nước tại các doanh nghiệp liên doanh và tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã cổ phần hóa”, ông Đạo cho biết.
Hiện SCIC đã thực hiện thoái vốn tại 566 doanh nghiệp trên tổng số 940 doanh nghiệp tiếp nhận, thu về hơn 3.000 tỷ đồng (trung bình gấp 2,13 lần mệnh giá). Lợi nhuận trước thuế trong năm 2011 là 3.262 tỷ đồng, năm 2010 là 2.445 tỷ đồng, trong năm đầu tiên hoạt động (2006) là 119 tỷ đồng.
Ngày 5/7, SCIC tổ chức hội thảo “Nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp - Vai trò của cổ đông nhà nước”. Tại đây, ông Lại Văn Đạo, Tổng giám đốc SCIC đưa ra một số thông tin đáng chú ý.
Ông Đạo cho biết, dự kiến nghị định về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của SCIC sẽ được Chính phủ ban hành trong tháng 7 này. Đây sẽ là hành lang pháp lý quan trọng cho SCIC làm tốt các chức năng được giao, và nếu các nội dung dự kiến được thông qua thì quy mô Tổng công ty sẽ lớn hơn nhiều so với hiện nay.
Cụ thể, vốn điều lệ của SCIC hiện là 19.000 tỷ đồng có thể tăng lên tới 50.000 tỷ đồng, gấp 10 lần so với thời kỳ đầu. Vốn chủ sở hữu của “siêu tổng công ty” này cũng đã đạt tới 24.593 tỷ đồng và tổng tài sản là 53.555 tỷ đồng tính đến 31/12/2011.
“Nếu nghị định được thông qua, quy mô hoạt động của SCIC sẽ lớn hơn. Ngoài việc tiếp nhận vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa tại các bộ, ngành địa phương như hiện nay, chúng tôi sẽ tiếp nhận cả vốn nhà nước tại các doanh nghiệp liên doanh và tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã cổ phần hóa”, ông Đạo cho biết.
Hiện SCIC đã thực hiện thoái vốn tại 566 doanh nghiệp trên tổng số 940 doanh nghiệp tiếp nhận, thu về hơn 3.000 tỷ đồng (trung bình gấp 2,13 lần mệnh giá). Lợi nhuận trước thuế trong năm 2011 là 3.262 tỷ đồng, năm 2010 là 2.445 tỷ đồng, trong năm đầu tiên hoạt động (2006) là 119 tỷ đồng.