Thiếu lao động, thép Hải Phòng càng khó
Tình trạng thiếu lao động đang đẩy ngành thép của Hải Phòng vào tình trạng khó khăn hơn
Gần đây, cùng với ngành thép cả nước, ngành thép Hải Phòng cũng đang trong giai đoạn gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt là thiếu vốn, thiếu mặt bằng, thiếu nguyên liệu, bị thép Trung Quốc cạnh tranh gay gắt, có nguy cơ “thua” ngay trên sân nhà...
Trong khi những khó khăn trên còn chưa tìm ra lời giải hữu hiệu, thì nay lại phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng.
Ngành công nghiệp thép Hải Phòng đang có tốc độ phát triển khá mạnh. Hiện nay, toàn thành phố Hải Phòng đã có 16 doanh nghiệp sản xuất thép, với tổng công suất thiết kế trong các dự án là 3,2 triệu tấn/năm.
Nước đến chân mới chạy
Theo đó nguồn nhân lực cần cho các doanh nghiệp này là rất lớn. Thế nhưng trên thực tế, do không được chuẩn bị trước nên đến nay, số lao động hiện có của Hải Phòng mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu cần thiết
Trong đó, càng những đơn vị sản xuất thép có quy mô phát triển như: Công ty cổ phần thép Cửu Long, Thép Đình Vũ, Nam Đô, Việt - Ý... càng phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động cao.
Ông Đỗ Văn Thanh, Giám đốc Công ty Thép Đình Vũ cho biết, hiện tại, công ty cần khoảng 60 lao động qua đào tạo, trong đó đội ngũ kỹ sư luyện kim là 20 người, nhưng đến nay không biết tìm đâu ra. Công ty đã có rất nhiều hình thức thông báo tuyển dụng, nhưng vẫn không có kết quả.
Trước sự khan hiếm về lao động phục vụ cho ngành công nghiệp nặng nói chung, ngành thép nói riêng, công ty đã phải liên hệ trước với một số cơ sở đào tạo trong nước, nhưng đến cuối năm 2006 mới tuyển được 4 người từ Đại học Bách khoa Hà Nội. Vì thiếu nhân lực như vậy, công ty buộc lòng phải nhờ đến những người đã về hưu, có những người tuổi gần 70.
Ông Thanh nói thêm, hiện tại, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành công nghiệp nặng đang vừa thiếu, vừa yếu. Để khắc phục tình trạng này, mỗi đơn vị sản xuất thép có một cách khắc phục riêng. Thép Đình Vũ đã chấp nhận cho chạy thử dây chuyền 3 tháng liền chỉ để cho người lao động thực hành việc.
Chuẩn bị và dự báo còn yếu
Không chỉ ngành công nghiệp nặng bây giờ mới rơi vào cảnh thiếu lao động, đặc biệt là những người đã qua đào tạo đúng chuyên môn, mà trước đó, nhiều ngành khác đã rơi vào hoàn cảnh này.
Có rất nhiều lý do khác nhau biện hộ cho tình trạng này, nhưng tựu chung lại vẫn là do khâu dự báo và chuẩn bị còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức.
Một số ý kiến cho rằng giá bán thép của ta vẫn cao là vì ngoài việc các đơn vị sản xuất thép phải đối mặt với tình trạng các chi phí đầu vào gia tăng, như giá phôi, điện, nước, xăng dầu..., thì một phần do trình độ, tay nghề của đội ngũ công nhân còn thấp, thiếu kinh nghiệm vận hành, điều khiển các dây chuyền sản xuất hiện đại chưa hiệu quả...
Không chỉ vậy, từ trước đến nay, Nhà nước ta vẫn luôn ưu đãi cho ngành thép bằng việc duy trì thuế xuất, nhập khẩu đối với các mặt hàng thép.
Khi hội nhập WTO, hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, đồng nghĩa với sự tràn vào ồ ạt của thép ngoại nhập. Và đến lúc “phải đứng mũi chịu sào”, các doanh nghiệp thép Việt Nam, trong đó có ngành thép Hải Phòng mới chạy đôn chạy đáo lo toan cho mình để tăng sức cạnh tranh.
Những lúc phải đứng trước thị trường đầy “sóng gió” như vậy mới hay là cái gì mình cũng yếu và thiếu, trong đó đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực.
Để tiếp sức cho ngành thép non trẻ Hải Phòng nói riêng, ngành thép Việt Nam nói chung có đủ sức tham gia hội nhập một cách quyết liệt và bền vững, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thép Hải Phòng đều cho rằng họ phải bắt đầu đi từ “thượng nguồn”, trong đó đi liền với việc đầu tư cho sản xuất phôi, chủ động nguồn nguyên liệu, thì phải chuẩn bị đến cả nguồn nhân lực.
Từ kinh nghiệm của đơn vị mình, ông Đõ Văn Thanh - Giám đốc Công ty thép Đình Vũ cho biết: “Khó khăn về tài chính, mặt bằng... đến một lúc nào đó vẫn có thể giải quyết nhanh được, nhưng riêng về nguồn nhân lực thì không thể đi “ tắt” để có ngay được, mà nó đòi hỏi phải được đào tạo, chuẩn bị chu đáo từ trước đó một thời gian dài, mới mong giành thế chủ động”.
Trong khi những khó khăn trên còn chưa tìm ra lời giải hữu hiệu, thì nay lại phải đối mặt với tình trạng thiếu nguồn nhân lực trầm trọng.
Ngành công nghiệp thép Hải Phòng đang có tốc độ phát triển khá mạnh. Hiện nay, toàn thành phố Hải Phòng đã có 16 doanh nghiệp sản xuất thép, với tổng công suất thiết kế trong các dự án là 3,2 triệu tấn/năm.
Nước đến chân mới chạy
Theo đó nguồn nhân lực cần cho các doanh nghiệp này là rất lớn. Thế nhưng trên thực tế, do không được chuẩn bị trước nên đến nay, số lao động hiện có của Hải Phòng mới chỉ đáp ứng được khoảng 30% nhu cầu cần thiết
Trong đó, càng những đơn vị sản xuất thép có quy mô phát triển như: Công ty cổ phần thép Cửu Long, Thép Đình Vũ, Nam Đô, Việt - Ý... càng phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động cao.
Ông Đỗ Văn Thanh, Giám đốc Công ty Thép Đình Vũ cho biết, hiện tại, công ty cần khoảng 60 lao động qua đào tạo, trong đó đội ngũ kỹ sư luyện kim là 20 người, nhưng đến nay không biết tìm đâu ra. Công ty đã có rất nhiều hình thức thông báo tuyển dụng, nhưng vẫn không có kết quả.
Trước sự khan hiếm về lao động phục vụ cho ngành công nghiệp nặng nói chung, ngành thép nói riêng, công ty đã phải liên hệ trước với một số cơ sở đào tạo trong nước, nhưng đến cuối năm 2006 mới tuyển được 4 người từ Đại học Bách khoa Hà Nội. Vì thiếu nhân lực như vậy, công ty buộc lòng phải nhờ đến những người đã về hưu, có những người tuổi gần 70.
Ông Thanh nói thêm, hiện tại, nguồn nhân lực phục vụ cho ngành công nghiệp nặng đang vừa thiếu, vừa yếu. Để khắc phục tình trạng này, mỗi đơn vị sản xuất thép có một cách khắc phục riêng. Thép Đình Vũ đã chấp nhận cho chạy thử dây chuyền 3 tháng liền chỉ để cho người lao động thực hành việc.
Chuẩn bị và dự báo còn yếu
Không chỉ ngành công nghiệp nặng bây giờ mới rơi vào cảnh thiếu lao động, đặc biệt là những người đã qua đào tạo đúng chuyên môn, mà trước đó, nhiều ngành khác đã rơi vào hoàn cảnh này.
Có rất nhiều lý do khác nhau biện hộ cho tình trạng này, nhưng tựu chung lại vẫn là do khâu dự báo và chuẩn bị còn yếu, chưa được quan tâm đúng mức.
Một số ý kiến cho rằng giá bán thép của ta vẫn cao là vì ngoài việc các đơn vị sản xuất thép phải đối mặt với tình trạng các chi phí đầu vào gia tăng, như giá phôi, điện, nước, xăng dầu..., thì một phần do trình độ, tay nghề của đội ngũ công nhân còn thấp, thiếu kinh nghiệm vận hành, điều khiển các dây chuyền sản xuất hiện đại chưa hiệu quả...
Không chỉ vậy, từ trước đến nay, Nhà nước ta vẫn luôn ưu đãi cho ngành thép bằng việc duy trì thuế xuất, nhập khẩu đối với các mặt hàng thép.
Khi hội nhập WTO, hàng rào thuế quan bị dỡ bỏ, đồng nghĩa với sự tràn vào ồ ạt của thép ngoại nhập. Và đến lúc “phải đứng mũi chịu sào”, các doanh nghiệp thép Việt Nam, trong đó có ngành thép Hải Phòng mới chạy đôn chạy đáo lo toan cho mình để tăng sức cạnh tranh.
Những lúc phải đứng trước thị trường đầy “sóng gió” như vậy mới hay là cái gì mình cũng yếu và thiếu, trong đó đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực.
Để tiếp sức cho ngành thép non trẻ Hải Phòng nói riêng, ngành thép Việt Nam nói chung có đủ sức tham gia hội nhập một cách quyết liệt và bền vững, phần lớn các doanh nghiệp sản xuất thép Hải Phòng đều cho rằng họ phải bắt đầu đi từ “thượng nguồn”, trong đó đi liền với việc đầu tư cho sản xuất phôi, chủ động nguồn nguyên liệu, thì phải chuẩn bị đến cả nguồn nhân lực.
Từ kinh nghiệm của đơn vị mình, ông Đõ Văn Thanh - Giám đốc Công ty thép Đình Vũ cho biết: “Khó khăn về tài chính, mặt bằng... đến một lúc nào đó vẫn có thể giải quyết nhanh được, nhưng riêng về nguồn nhân lực thì không thể đi “ tắt” để có ngay được, mà nó đòi hỏi phải được đào tạo, chuẩn bị chu đáo từ trước đó một thời gian dài, mới mong giành thế chủ động”.