Tìm cơ chế hỗ trợ người thu nhập thấp
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu xây dựng đề án hỗ trợ người thu nhập thấp theo mô hình của Đức
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang nghiên cứu xây dựng đề án hỗ trợ người thu nhập thấp theo mô hình của Đức.
Chọn mô hình phúc lợi
Hiện nay, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng giữa thành thị và nông thôn. Chính sách phát triển kinh tế và thay đổi cơ cấu ngành nghề đã làm nảy sinh nhiều vấn đề: nông dân mất đất sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn chưa được đào tạo để tìm việc làm ổn định; những người thu nhập thấp di cư từ nông thôn ra các thành phố lớn để tìm việc làm... Vì vậy, việc xây dựng chính sách hỗ trợ người thu nhập thấp ngày càng trở nên cấp thiết.
Theo đề án, Việt Nam sẽ lựa chọn mô hình của Đức, vì nước này có nền kinh tế phát triển, nhưng nhiều điểm tương đồng với nước ta: dòng người nhập cư lớn ở các đô thị, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Hệ thống chính sách an sinh xã hội của Đức rất rộng rãi, đa dạng loại hình khác nhau: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm chăm sóc, chính sách hoà nhập đối với người khuyết tật, chăm sóc nạn nhân chiến tranh, trợ cấp xã hội.
Từ năm 2005 trở đi, chế độ trợ cấp thất nghiệp ở nước Đức đã được cải cách. Trước kia có 3 loại hình chủ yếu: bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội. Hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp đã được thay bằng trợ cấp thất nghiệp, áp dụng cho tất cả những người có khả năng lao động nhưng không có việc làm, với 2 diện chi trả.
Diện 1 dành cho những người mới bị mất việc, được trợ cấp một khoản tiền hàng tháng bằng 60% mức lương tháng, thời hạn hỗ trợ tối đa chỉ 12 tháng, nguồn tiền chi trả cho diện này lấy từ khoản phí người lao động đóng góp khi đang làm việc.
Với người chưa từng làm việc, hoặc người sau thời gian được hưởng trợ cấp theo diện 1 mà vẫn chưa tìm được việc làm thì sẽ chuyển sang diện 2. Đó là hỗ trợ tối thiểu, với một mức tiền thấp nhất và áp dụng đồng đều cho tất cả mọi người, khoản tiền hỗ trợ này được lấy từ nguồn thuế nhà nước. Trợ cấp xã hội được áp dụng đối với các trường hợp không có khả năng lao động: trẻ em dưới 15 tuổi, người quá tuổi lao động, người vĩnh viễn mất khả năng lao động, người gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất (đau ốm, tai nạn, ly hôn...).
Chưa thể áp dụng cho mọi đối tượng
Nước ta đang phải đương đầu với rất nhiều trở ngại, gây cản trở việc thực hiện chính sách phúc lợi. Tỷ lệ người thu nhập thấp quá lớn, phần lớn người Việt Nam còn chạm ngưỡng nghèo.
Có tới 80% người làm việc trong khu vực không chính thức (đặc biệt là nông dân và lao động phổ thông), theo mùa vụ, họ rất dễ bị mất việc và thường xuyên thay đổi công việc. Nguồn cung lao động luôn vượt quá cầu, khiến tỷ lệ thất nghiệp quá lớn, gây rủi ro trong việc duy trì bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong tương lai gần vẫn chỉ có thể áp dụng với đối tượng hạn hẹp. Những người được quyền hưởng lợi phải có đủ các điều kiện: thời gian đóng bảo hiểm dài, được xác nhận là thất nghiệp tại một văn phòng việc làm, có khả năng tiếp cận công việc mới, có hành động tích cực tìm kiếm việc làm mới, sẵn sàng chấp nhận bất kỳ công việc nào khi được giới thiệu.
Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong khối chính thức sẽ khả thi nếu phí đóng bảo hiểm bắt buộc bằng 2,5% lương danh nghĩa và tiền chi trả thay thế thu nhập là 55% lương thực tế trước khi thất nghiệp.
Ông Lê Bạch Hồng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: vì nguồn thu ngân sách Nhà nước còn thấp, nên Việt Nam chưa thể hỗ trợ tất cả mọi người thu nhập thấp và người thất nghiệp. Từ trước tới nay, chúng ta thường hướng vào hỗ trợ đồng bào vùng đặc biệt khó khăn, thiên tai, dịch bệnh vật nuôi cây trồng, ngư dân. Với người lao động, nhà nước có chính sách đưa ra mức lương tối thiểu, nhằm khống chế các doanh nghiệp trả lương thấp dưới mức cho phép.
Nguy cơ "vỡ" quỹ bảo hiểm xã hội
Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Nguyễn Hải Hữu nhận định: bảo hiểm xã hội ở Việt Nam chưa được minh bạch về tài chính. Nếu hạch toán đúng, thì tiền đóng bảo hiểm xã hội trong suốt thời gian làm việc của người lao động phải đủ để chi trả lương khi người đó nghỉ hưu. Nhưng thực tế hiện nay, khi giá cả tăng, tiền lương hưu buộc phải tăng theo.
Vì vậy, tiền lương hưu chi trả luôn cao hơn nhiều lần so với tiền phí bảo hiểm xã hội mà người đó đóng trước kia. Thực tế, là phải lấy nguồn phí thu hiện tại từ những người đang làm việc để bù lương cho người đã nghỉ hưu. Theo quy luật, người nghỉ hưu sẽ ngày càng nhiều lên và nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội rất dễ xảy ra. Việc từng vỡ quỹ bảo hiểm y tế là bài học nhãn tiền.
Bảo hiểm xã hội vẫn phải thuộc về dịch vụ công, vì chưa có doanh nghiệp ngoài nhà nước dám kinh doanh loại hình bảo hiểm này. Bảo hiểm thất nghiệp càng rủi ro hơn nhiều. Rất nhiều vấn đề cần phải bàn: cơ quan nào sẽ triển khai trợ cấp thất nghiệp? Bảo hiểm Việt Nam chi trả hay giao cho một cơ quan dịch vụ việc làm?
Nước Đức có toà án an sinh xã hội, nhưng ở Việt Nam nếu người thuộc đối tượng trợ cấp nhưng không được hưởng thì họ cũng sẽ không biết kiện lên cơ quan nào, ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho họ.
Theo ông Nguyễn Hải Hữu, xây dựng chính sách phúc lợi là để hướng đến một tương lai xa. Còn trong thời gian tới, chúng ta chỉ có thể triển khai một số mô hình điểm, với đối tượng hạn chế. Ngoài ra chính sách phúc lợi toàn diện có thể áp dụng thử trong địa bàn hẹp, có thể là 61 huyện nghèo nhất nước.
Chọn mô hình phúc lợi
Hiện nay, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo ngày càng gia tăng giữa thành thị và nông thôn. Chính sách phát triển kinh tế và thay đổi cơ cấu ngành nghề đã làm nảy sinh nhiều vấn đề: nông dân mất đất sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn chưa được đào tạo để tìm việc làm ổn định; những người thu nhập thấp di cư từ nông thôn ra các thành phố lớn để tìm việc làm... Vì vậy, việc xây dựng chính sách hỗ trợ người thu nhập thấp ngày càng trở nên cấp thiết.
Theo đề án, Việt Nam sẽ lựa chọn mô hình của Đức, vì nước này có nền kinh tế phát triển, nhưng nhiều điểm tương đồng với nước ta: dòng người nhập cư lớn ở các đô thị, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
Hệ thống chính sách an sinh xã hội của Đức rất rộng rãi, đa dạng loại hình khác nhau: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm chăm sóc, chính sách hoà nhập đối với người khuyết tật, chăm sóc nạn nhân chiến tranh, trợ cấp xã hội.
Từ năm 2005 trở đi, chế độ trợ cấp thất nghiệp ở nước Đức đã được cải cách. Trước kia có 3 loại hình chủ yếu: bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp xã hội. Hiện nay, bảo hiểm thất nghiệp đã được thay bằng trợ cấp thất nghiệp, áp dụng cho tất cả những người có khả năng lao động nhưng không có việc làm, với 2 diện chi trả.
Diện 1 dành cho những người mới bị mất việc, được trợ cấp một khoản tiền hàng tháng bằng 60% mức lương tháng, thời hạn hỗ trợ tối đa chỉ 12 tháng, nguồn tiền chi trả cho diện này lấy từ khoản phí người lao động đóng góp khi đang làm việc.
Với người chưa từng làm việc, hoặc người sau thời gian được hưởng trợ cấp theo diện 1 mà vẫn chưa tìm được việc làm thì sẽ chuyển sang diện 2. Đó là hỗ trợ tối thiểu, với một mức tiền thấp nhất và áp dụng đồng đều cho tất cả mọi người, khoản tiền hỗ trợ này được lấy từ nguồn thuế nhà nước. Trợ cấp xã hội được áp dụng đối với các trường hợp không có khả năng lao động: trẻ em dưới 15 tuổi, người quá tuổi lao động, người vĩnh viễn mất khả năng lao động, người gặp hoàn cảnh khó khăn đột xuất (đau ốm, tai nạn, ly hôn...).
Chưa thể áp dụng cho mọi đối tượng
Nước ta đang phải đương đầu với rất nhiều trở ngại, gây cản trở việc thực hiện chính sách phúc lợi. Tỷ lệ người thu nhập thấp quá lớn, phần lớn người Việt Nam còn chạm ngưỡng nghèo.
Có tới 80% người làm việc trong khu vực không chính thức (đặc biệt là nông dân và lao động phổ thông), theo mùa vụ, họ rất dễ bị mất việc và thường xuyên thay đổi công việc. Nguồn cung lao động luôn vượt quá cầu, khiến tỷ lệ thất nghiệp quá lớn, gây rủi ro trong việc duy trì bảo hiểm thất nghiệp.
Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam trong tương lai gần vẫn chỉ có thể áp dụng với đối tượng hạn hẹp. Những người được quyền hưởng lợi phải có đủ các điều kiện: thời gian đóng bảo hiểm dài, được xác nhận là thất nghiệp tại một văn phòng việc làm, có khả năng tiếp cận công việc mới, có hành động tích cực tìm kiếm việc làm mới, sẵn sàng chấp nhận bất kỳ công việc nào khi được giới thiệu.
Bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong khối chính thức sẽ khả thi nếu phí đóng bảo hiểm bắt buộc bằng 2,5% lương danh nghĩa và tiền chi trả thay thế thu nhập là 55% lương thực tế trước khi thất nghiệp.
Ông Lê Bạch Hồng, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết: vì nguồn thu ngân sách Nhà nước còn thấp, nên Việt Nam chưa thể hỗ trợ tất cả mọi người thu nhập thấp và người thất nghiệp. Từ trước tới nay, chúng ta thường hướng vào hỗ trợ đồng bào vùng đặc biệt khó khăn, thiên tai, dịch bệnh vật nuôi cây trồng, ngư dân. Với người lao động, nhà nước có chính sách đưa ra mức lương tối thiểu, nhằm khống chế các doanh nghiệp trả lương thấp dưới mức cho phép.
Nguy cơ "vỡ" quỹ bảo hiểm xã hội
Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội Nguyễn Hải Hữu nhận định: bảo hiểm xã hội ở Việt Nam chưa được minh bạch về tài chính. Nếu hạch toán đúng, thì tiền đóng bảo hiểm xã hội trong suốt thời gian làm việc của người lao động phải đủ để chi trả lương khi người đó nghỉ hưu. Nhưng thực tế hiện nay, khi giá cả tăng, tiền lương hưu buộc phải tăng theo.
Vì vậy, tiền lương hưu chi trả luôn cao hơn nhiều lần so với tiền phí bảo hiểm xã hội mà người đó đóng trước kia. Thực tế, là phải lấy nguồn phí thu hiện tại từ những người đang làm việc để bù lương cho người đã nghỉ hưu. Theo quy luật, người nghỉ hưu sẽ ngày càng nhiều lên và nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội rất dễ xảy ra. Việc từng vỡ quỹ bảo hiểm y tế là bài học nhãn tiền.
Bảo hiểm xã hội vẫn phải thuộc về dịch vụ công, vì chưa có doanh nghiệp ngoài nhà nước dám kinh doanh loại hình bảo hiểm này. Bảo hiểm thất nghiệp càng rủi ro hơn nhiều. Rất nhiều vấn đề cần phải bàn: cơ quan nào sẽ triển khai trợ cấp thất nghiệp? Bảo hiểm Việt Nam chi trả hay giao cho một cơ quan dịch vụ việc làm?
Nước Đức có toà án an sinh xã hội, nhưng ở Việt Nam nếu người thuộc đối tượng trợ cấp nhưng không được hưởng thì họ cũng sẽ không biết kiện lên cơ quan nào, ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho họ.
Theo ông Nguyễn Hải Hữu, xây dựng chính sách phúc lợi là để hướng đến một tương lai xa. Còn trong thời gian tới, chúng ta chỉ có thể triển khai một số mô hình điểm, với đối tượng hạn chế. Ngoài ra chính sách phúc lợi toàn diện có thể áp dụng thử trong địa bàn hẹp, có thể là 61 huyện nghèo nhất nước.