Từ tỷ lệ 3% đến mở cửa thị trường lao động
Việc duy trì tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp ở mức 3% như hiện nay liệu có thể kéo dài trong bao lâu?
Cho dù những cam kết gia nhập WTO của Việt Nam không có những điều khoản trực tiếp liên quan tới vấn đề lao động, việc làm nhưng WTO chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng đến thị trường lao động của Việt Nam.
Việc duy trì tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp ở mức 3% như hiện nay liệu có thể kéo dài trong bao lâu?
Trao đổi với báo giới mới đây, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Bạch Hồng cho biết bộ đang xây dựng cơ chế một cửa liên thông trong việc cấp phép cho lao động nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, sẽ rà soát lại các quy định hiện hành và sửa đổi những điểm không phù hợp, trong đó có việc xem xét bỏ tỷ lệ khống chế 3% nhưng sẽ có các điều kiện khắt khe hơn đối với lao động nước ngoài.
Đây là thông tin vui cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tình hình thực tế ra sao thì vẫn còn phải chờ. Trong bối cảnh hầu hết các nước trên thế giới đều dùng các công cụ để quản lý thị trường lao động trong nước và hạn chế tình trạng thất nghiệp, việc đưa ra “các điều kiện khắt khe” là điều dễ hiểu.
Trên thực tế, quốc gia nào cũng có những rào cản tương tự đối với lao động nước ngoài. Hiện tại, dù Việt Nam khống chế lao động nước ngoài trong doanh nghiệp ở mức 3%, song các quy định khác liên quan đến cấp phép lại khá thông thoáng.
Và, theo Thứ trưởng Lê Bạch Hồng, rất ít doanh nghiệp sử dụng hết tỷ lệ 3%, trung bình chỉ sử dụng khoảng 2% số lao động nước ngoài. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp phàn nàn nhiều về vấn đề này do lao động trong nước không đáp ứng được yêu cầu của họ.
Trong khi vấn đề ràng buộc bằng tỷ lệ đang được xem xét nới lỏng thì việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO cũng được dự báo sẽ tác động trực tiếp tới thị trường lao động Việt Nam. Hiện nay, các chuyên gia nước ngoài sang làm việc cho văn phòng đại diện tại Việt Nam phải xin giấy phép dành cho lao động nước ngoài tại các sở lao động - thương binh và xã hội nhưng sắp tới đây, họ sẽ không phải làm như vậy vì đó được coi là “di chuyển nội bộ công ty”, một hình thức “di chuyển thể nhân” mà Việt Nam đã cam kết khi vào WTO.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có bốn nội dung liên quan đến di chuyển thể nhân mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO có thể tác động đến thị trường lao động trong tương lai.
Thứ nhất, các đối tượng gồm các nhà quản lý, giám đốc điều hành và các chuyên gia nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam ba năm, sau đó có thể gia hạn thêm, theo diện di chuyển nội bộ công ty đối với những doanh nghiệp nước ngoài đã có hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Thứ hai, người nước ngoài có thể chiếm tới 80% trong tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia.
Thứ ba, người nước ngoài được vào Việt Nam trong thời gian tối đa 90 ngày để chào bán dịch vụ hoặc để đàm phán về thiết lập hiện diện thương mại.
Thứ tư, đối với các nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, các thể nhân làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có thể được vào Việt Nam trong thời hạn 90 ngày sau khi doanh nghiệp đó có hợp đồng cung cấp dịch vụ với đối tác Việt Nam.
Áp lực về việc làm trên thị trường chắc chắn sẽ gia tăng khi số lượng các doanh nghiệp nước ngoài có hiện diện thương mại tăng lên trong quá trình mở cửa thị trường.
Trong khi đó, các nước thành viên WTO khác mới đây cũng đã đòi hỏi tổ chức này phải mở rộng cam kết về di chuyển thể nhân. Điều này cho thấy sắp tới sự tham gia của lao động nước ngoài tại các thị trường mới mở cửa như Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngược lại, một số lao động Việt Nam cũng có thể đi ra nước ngoài làm việc theo hình thức này.
Theo một chuyên gia về lao động từng tham gia đoàn đàm phán WTO, trong quá trình đàm phán cũng có một số đòi hỏi về mở cửa thị trường lao động nhưng Việt Nam vẫn chưa cam kết gì, thậm chí cả vấn đề liên doanh cung cấp dịch vụ lao động.
Tuy nhiên, theo một doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đã đến lúc nên có thêm dịch vụ nhập khẩu lao động vào Việt Nam thay vì chỉ có xuất khẩu lao động ra nước ngoài như trước đây.
Nhận định về những tác động của WTO đến thị trường lao động, ông Nguyễn Mạnh Cường nói, trên tổng thể cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn do việc gia tăng các hoạt động thương mại và đầu tư. Sẽ có thêm nhiều việc làm mới ở khu vực xuất khẩu, dịch vụ, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, sẽ có hiện tượng mất việc làm cục bộ ở một số ngành kinh tế, đặc biệt là ở những doanh nghiệp đang mất dần sự bảo hộ của Nhà nước.
Trên bình diện vĩ mô cũng sẽ diễn ra quá trình dịch chuyển lao động mạnh mẽ giữa các ngành kinh tế, các địa phương và doanh nghiệp.
Việc duy trì tỷ lệ lao động nước ngoài trong các doanh nghiệp ở mức 3% như hiện nay liệu có thể kéo dài trong bao lâu?
Trao đổi với báo giới mới đây, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Bạch Hồng cho biết bộ đang xây dựng cơ chế một cửa liên thông trong việc cấp phép cho lao động nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, sẽ rà soát lại các quy định hiện hành và sửa đổi những điểm không phù hợp, trong đó có việc xem xét bỏ tỷ lệ khống chế 3% nhưng sẽ có các điều kiện khắt khe hơn đối với lao động nước ngoài.
Đây là thông tin vui cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, tình hình thực tế ra sao thì vẫn còn phải chờ. Trong bối cảnh hầu hết các nước trên thế giới đều dùng các công cụ để quản lý thị trường lao động trong nước và hạn chế tình trạng thất nghiệp, việc đưa ra “các điều kiện khắt khe” là điều dễ hiểu.
Trên thực tế, quốc gia nào cũng có những rào cản tương tự đối với lao động nước ngoài. Hiện tại, dù Việt Nam khống chế lao động nước ngoài trong doanh nghiệp ở mức 3%, song các quy định khác liên quan đến cấp phép lại khá thông thoáng.
Và, theo Thứ trưởng Lê Bạch Hồng, rất ít doanh nghiệp sử dụng hết tỷ lệ 3%, trung bình chỉ sử dụng khoảng 2% số lao động nước ngoài. Tuy nhiên, cũng có một số doanh nghiệp phàn nàn nhiều về vấn đề này do lao động trong nước không đáp ứng được yêu cầu của họ.
Trong khi vấn đề ràng buộc bằng tỷ lệ đang được xem xét nới lỏng thì việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO cũng được dự báo sẽ tác động trực tiếp tới thị trường lao động Việt Nam. Hiện nay, các chuyên gia nước ngoài sang làm việc cho văn phòng đại diện tại Việt Nam phải xin giấy phép dành cho lao động nước ngoài tại các sở lao động - thương binh và xã hội nhưng sắp tới đây, họ sẽ không phải làm như vậy vì đó được coi là “di chuyển nội bộ công ty”, một hình thức “di chuyển thể nhân” mà Việt Nam đã cam kết khi vào WTO.
Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Vụ trưởng Vụ Quan hệ quốc tế thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, có bốn nội dung liên quan đến di chuyển thể nhân mà Việt Nam đã cam kết khi gia nhập WTO có thể tác động đến thị trường lao động trong tương lai.
Thứ nhất, các đối tượng gồm các nhà quản lý, giám đốc điều hành và các chuyên gia nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam ba năm, sau đó có thể gia hạn thêm, theo diện di chuyển nội bộ công ty đối với những doanh nghiệp nước ngoài đã có hiện diện thương mại tại Việt Nam.
Thứ hai, người nước ngoài có thể chiếm tới 80% trong tổng số các nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia.
Thứ ba, người nước ngoài được vào Việt Nam trong thời gian tối đa 90 ngày để chào bán dịch vụ hoặc để đàm phán về thiết lập hiện diện thương mại.
Thứ tư, đối với các nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, các thể nhân làm việc trong một doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam có thể được vào Việt Nam trong thời hạn 90 ngày sau khi doanh nghiệp đó có hợp đồng cung cấp dịch vụ với đối tác Việt Nam.
Áp lực về việc làm trên thị trường chắc chắn sẽ gia tăng khi số lượng các doanh nghiệp nước ngoài có hiện diện thương mại tăng lên trong quá trình mở cửa thị trường.
Trong khi đó, các nước thành viên WTO khác mới đây cũng đã đòi hỏi tổ chức này phải mở rộng cam kết về di chuyển thể nhân. Điều này cho thấy sắp tới sự tham gia của lao động nước ngoài tại các thị trường mới mở cửa như Việt Nam sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngược lại, một số lao động Việt Nam cũng có thể đi ra nước ngoài làm việc theo hình thức này.
Theo một chuyên gia về lao động từng tham gia đoàn đàm phán WTO, trong quá trình đàm phán cũng có một số đòi hỏi về mở cửa thị trường lao động nhưng Việt Nam vẫn chưa cam kết gì, thậm chí cả vấn đề liên doanh cung cấp dịch vụ lao động.
Tuy nhiên, theo một doanh nghiệp xuất khẩu lao động, đã đến lúc nên có thêm dịch vụ nhập khẩu lao động vào Việt Nam thay vì chỉ có xuất khẩu lao động ra nước ngoài như trước đây.
Nhận định về những tác động của WTO đến thị trường lao động, ông Nguyễn Mạnh Cường nói, trên tổng thể cơ hội việc làm sẽ nhiều hơn do việc gia tăng các hoạt động thương mại và đầu tư. Sẽ có thêm nhiều việc làm mới ở khu vực xuất khẩu, dịch vụ, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân. Tuy nhiên, sẽ có hiện tượng mất việc làm cục bộ ở một số ngành kinh tế, đặc biệt là ở những doanh nghiệp đang mất dần sự bảo hộ của Nhà nước.
Trên bình diện vĩ mô cũng sẽ diễn ra quá trình dịch chuyển lao động mạnh mẽ giữa các ngành kinh tế, các địa phương và doanh nghiệp.