Chứng khoán toàn cầu lại đồng loạt tụt dốc
Trong ngày 14/3, bóng đen từ thị trường chứng khoán Mỹ đã lan nhanh sang các thị trường châu Âu và châu Á
Đêm 13 và sáng 14, các thị trường chứng khoán trên toàn thế giới lại đồng loạt giảm giá, báo động những ngày đen tối tiếp theo của thị trường chứng khoán thế giới.
Đợt sụt giá chứng khoán này bắt đầu từ Mỹ, khi Hiệp hội các chủ ngân hàng thông báo tình trạng không trả đúng nợ và tịch thu tài sản thế chấp tăng lên mức kỷ lục. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng kinh tế toàn cầu vẫn đứng vững, bất chấp việc các thị trường chứng khoán chao đảo.
Hôm 11/3, thị trường chứng khoán Mỹ lại chứng kiến một đêm đen tối, khi hàng loạt các cổ phiếu được các nhà đầu tư bán tháo.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/3 (tức rạng sáng ngày 14/3 theo giờ Việt Nam), chỉ số S&P 500 giảm 2,04%, Dow Jones Index giảm 1,97%. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq giảm 2,15%.
Bóng đen từ thị trường chứng khoán Mỹ
Trong ngày 14/3, bóng đen từ thị trường chứng khoán Mỹ đã lan nhanh sang các thị trường châu Âu và châu Á, khiến giới đầu tư lo ngại về một đợt suy thoái mới của thị trường chứng khoán đang rất nhạy cảm và nhiều bất ổn này.
Tại châu Âu, kết thúc phiên giao dịch 13/3, chỉ số FTSE 300 đã giảm 1,09%, xuống còn 1.465,92 điểm. Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán FTS 100 ở Luân Đôn (Anh); DAX ở Franfurt (Đức); CAC-40 ở Paris (Pháp) và các chỉ số chứng khoán trên thị trường Italy, Thuỵ Sĩ... đều giảm từ 0,79 đến 1,36%. thị trường chứng khoán châu Âu trước đó cũng trải qua những phiên giao dịch ảm đạm.
Đám mây đen từ thị trường chứng khoán Mỹ dù lan đến châu Á chậm hơn, song sáng 14/3, đã tác động tiêu cực, làm chỉ số chứng khoán trên tất cả các sàn giao dịch chủ chốt của châu lục này đều giảm mạnh.
Tại sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, ngay đầu giờ giao dịch sáng 14/3, chỉ số Nikkei đã giảm tới 512,04 điểm, tương đương 2,98%. Các nhà đầu tư nước ngoài trong mấy phiên gần đây liên tục mua vào thì sáng 14 lại lại ồ ạt bán ra.
Tại Trung Quốc, chỉ số CK trên sàn giao dịch Thượng Hải, Thâm Quyến giảm 2,16% và 1,52%, đối với cổ phiếu A (cổ phiếu nội tệ). Đáng chú ý là các chỉ số chứng khoán này đã một lần nữa tụt dốc, ngay sau khi 80 chuyên gia kinh tế thuộc Ủy ban Thông tin Kinh tế Tân Hoa Xã vừa đưa ra dự đoán thị trường cổ phiếu loại A mệnh giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng với chỉ số chuẩn Thượng Hải vượt ngưỡng 3.000 điểm trong mùa xuân này và có thể lên tới 3.500 điểm trong nửa đầu năm nay, và sau đó có thể giảm vào nửa cuối năm 2007.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm tới 2,74%. Trong khi đó, tại Australia, chỉ số S&P ASX200 giảm 1,8%. Các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đồng loạt giảm 1,7-2,8%.
Các nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân của tình trạng chỉ số trên các thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt giảm là do Hiệp hội các chủ ngân hàng, cho vay và thế chấp ở Mỹ vừa công bố tình trạng không trả nợ đúng hạn và tịch thu tài sản thế chấp đã tăng lên mức kỷ lục trong quý 4/2006.
Theo hiệp hội này, tỷ lệ nợ quá hạn trong quý 4/2006 đã lên đến 4,95%, tăng so với mức 4,67% của quý trước đó. Điều đó cho thấy, ngành công nghiệp này có nguy cơ lớn rơi vào khủng hoảng. Điều này đã khiến giới đầu tư hoang mang.
Nhiều người lo ngại rồi đây tiêu dùng của một bộ phận dân chúng sẽ giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, vì vậy vội vàng bán ra những tài sản có tính rủi ro cao như cổ phiếu để đầu tư vào kênh an toàn hơn, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ.
Trong phiên giao dịch hôm 13/3, tại New York, cổ phiếu ngân hàng, tài chính và bất động sản giảm giá mạnh nhất. Cổ phiếu của Goldman Sachs mất 1,8% giá trị, dù báo cáo trước đó cho thấy lợi nhuận của công ty này rất tốt. Một số mã khác còn sụt mạnh hơn, Lehman Brothers giảm 5,9%, Bear Stearns mất 6,65%.
Kinh tế thế giới sẽ không sa sút vì chứng khoán
Do ảnh hưởng của thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 14/3, giá vàng trên thị trường thế giới giảm khá mạnh, trong khi đó, giá dầu thô cũng giảm nhẹ và giá USD tiếp tục giảm so với các đồng tiền khác.
Tại thị trường Hồng Kông, giá vàng giảm từ mức 650,50-651,00 USD/ounce, xuống mức 642,40-642,90 USD/ounce. Giá vàng tại thị trường New York (Mỹ), kết thúc phiên giao dịch 13/3 cũng giảm 0,80 USD/ounce, xuống còn 647,60 USD/ounce.
Bất chấp sự chao đảo, suy giảm mạnh của thị trường chứng khoán thế giới những tuần qua, các nhà kinh tế vẫn cho rằng, kinh tế thế giới vẫn đứng vững. Lý do để các nhà phân tích đưa ra nhận định trên là họ dự báo kinh tế Mỹ dù tăng trưởng chậm lại, nhưng vẫn đạt 2-2,5% trong năm 2007.
Theo nhà kinh tế B.Carton thuộc Trung tâm thông tin quốc tế và nghiên cứu dự đoán Cepil của Pháp, kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng ở mức hơn 2%, trong khi đó, lĩnh vực xây dựng đã hoạt động sôi nổi hơn dự đoán, nhờ cuối năm qua thời tiết ôn hoà hiếm thấy.
Một số chuyên gia khác cho rằng, sức mua của các hộ gia đình Mỹ đang tăng nhờ giá dầu giảm, theo đó, chi tiêu tăng mạnh và các hoạt động nhập khẩu vào Mỹ sẽ gia tăng.
Một lý do nữa khiến các nhà phân tích lạc quan về kinh tế toàn cầu là sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản và châu Âu đang diễn ra tích cực. Ủy ban châu Âu (EC) vừa đưa ra dự báo, mức tăng trưởng cao của EU sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2007, đạt 2,7%.IMF, các nền kinh tế lớn thuộc EU cũng vừa đưa ra những dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng trong năm nay.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa tăng lãi suất đồng Euro thêm 0,25% lên mức 3,75%. Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản đang phục hồi nhờ tiêu dùng tăng mạnh và thặng dư thương mại lớn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, nếu ảnh hưởng tiêu cực từ lĩnh vực thương mại của Mỹ tác động đến các thị trường tài chính và gây ra sự suy giảm mạnh mẽ, kéo dài của thị trường chứng khoán toàn cầu, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế thế giới.
Đợt sụt giá chứng khoán này bắt đầu từ Mỹ, khi Hiệp hội các chủ ngân hàng thông báo tình trạng không trả đúng nợ và tịch thu tài sản thế chấp tăng lên mức kỷ lục. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng kinh tế toàn cầu vẫn đứng vững, bất chấp việc các thị trường chứng khoán chao đảo.
Hôm 11/3, thị trường chứng khoán Mỹ lại chứng kiến một đêm đen tối, khi hàng loạt các cổ phiếu được các nhà đầu tư bán tháo.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 13/3 (tức rạng sáng ngày 14/3 theo giờ Việt Nam), chỉ số S&P 500 giảm 2,04%, Dow Jones Index giảm 1,97%. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq giảm 2,15%.
Bóng đen từ thị trường chứng khoán Mỹ
Trong ngày 14/3, bóng đen từ thị trường chứng khoán Mỹ đã lan nhanh sang các thị trường châu Âu và châu Á, khiến giới đầu tư lo ngại về một đợt suy thoái mới của thị trường chứng khoán đang rất nhạy cảm và nhiều bất ổn này.
Tại châu Âu, kết thúc phiên giao dịch 13/3, chỉ số FTSE 300 đã giảm 1,09%, xuống còn 1.465,92 điểm. Trong khi đó, các chỉ số chứng khoán FTS 100 ở Luân Đôn (Anh); DAX ở Franfurt (Đức); CAC-40 ở Paris (Pháp) và các chỉ số chứng khoán trên thị trường Italy, Thuỵ Sĩ... đều giảm từ 0,79 đến 1,36%. thị trường chứng khoán châu Âu trước đó cũng trải qua những phiên giao dịch ảm đạm.
Đám mây đen từ thị trường chứng khoán Mỹ dù lan đến châu Á chậm hơn, song sáng 14/3, đã tác động tiêu cực, làm chỉ số chứng khoán trên tất cả các sàn giao dịch chủ chốt của châu lục này đều giảm mạnh.
Tại sàn giao dịch chứng khoán Tokyo, ngay đầu giờ giao dịch sáng 14/3, chỉ số Nikkei đã giảm tới 512,04 điểm, tương đương 2,98%. Các nhà đầu tư nước ngoài trong mấy phiên gần đây liên tục mua vào thì sáng 14 lại lại ồ ạt bán ra.
Tại Trung Quốc, chỉ số CK trên sàn giao dịch Thượng Hải, Thâm Quyến giảm 2,16% và 1,52%, đối với cổ phiếu A (cổ phiếu nội tệ). Đáng chú ý là các chỉ số chứng khoán này đã một lần nữa tụt dốc, ngay sau khi 80 chuyên gia kinh tế thuộc Ủy ban Thông tin Kinh tế Tân Hoa Xã vừa đưa ra dự đoán thị trường cổ phiếu loại A mệnh giá đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng với chỉ số chuẩn Thượng Hải vượt ngưỡng 3.000 điểm trong mùa xuân này và có thể lên tới 3.500 điểm trong nửa đầu năm nay, và sau đó có thể giảm vào nửa cuối năm 2007.
Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông giảm tới 2,74%. Trong khi đó, tại Australia, chỉ số S&P ASX200 giảm 1,8%. Các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore đồng loạt giảm 1,7-2,8%.
Các nhà phân tích cho rằng, nguyên nhân của tình trạng chỉ số trên các thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt giảm là do Hiệp hội các chủ ngân hàng, cho vay và thế chấp ở Mỹ vừa công bố tình trạng không trả nợ đúng hạn và tịch thu tài sản thế chấp đã tăng lên mức kỷ lục trong quý 4/2006.
Theo hiệp hội này, tỷ lệ nợ quá hạn trong quý 4/2006 đã lên đến 4,95%, tăng so với mức 4,67% của quý trước đó. Điều đó cho thấy, ngành công nghiệp này có nguy cơ lớn rơi vào khủng hoảng. Điều này đã khiến giới đầu tư hoang mang.
Nhiều người lo ngại rồi đây tiêu dùng của một bộ phận dân chúng sẽ giảm mạnh, ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế, vì vậy vội vàng bán ra những tài sản có tính rủi ro cao như cổ phiếu để đầu tư vào kênh an toàn hơn, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ.
Trong phiên giao dịch hôm 13/3, tại New York, cổ phiếu ngân hàng, tài chính và bất động sản giảm giá mạnh nhất. Cổ phiếu của Goldman Sachs mất 1,8% giá trị, dù báo cáo trước đó cho thấy lợi nhuận của công ty này rất tốt. Một số mã khác còn sụt mạnh hơn, Lehman Brothers giảm 5,9%, Bear Stearns mất 6,65%.
Kinh tế thế giới sẽ không sa sút vì chứng khoán
Do ảnh hưởng của thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 14/3, giá vàng trên thị trường thế giới giảm khá mạnh, trong khi đó, giá dầu thô cũng giảm nhẹ và giá USD tiếp tục giảm so với các đồng tiền khác.
Tại thị trường Hồng Kông, giá vàng giảm từ mức 650,50-651,00 USD/ounce, xuống mức 642,40-642,90 USD/ounce. Giá vàng tại thị trường New York (Mỹ), kết thúc phiên giao dịch 13/3 cũng giảm 0,80 USD/ounce, xuống còn 647,60 USD/ounce.
Bất chấp sự chao đảo, suy giảm mạnh của thị trường chứng khoán thế giới những tuần qua, các nhà kinh tế vẫn cho rằng, kinh tế thế giới vẫn đứng vững. Lý do để các nhà phân tích đưa ra nhận định trên là họ dự báo kinh tế Mỹ dù tăng trưởng chậm lại, nhưng vẫn đạt 2-2,5% trong năm 2007.
Theo nhà kinh tế B.Carton thuộc Trung tâm thông tin quốc tế và nghiên cứu dự đoán Cepil của Pháp, kinh tế Mỹ vẫn đang tăng trưởng ở mức hơn 2%, trong khi đó, lĩnh vực xây dựng đã hoạt động sôi nổi hơn dự đoán, nhờ cuối năm qua thời tiết ôn hoà hiếm thấy.
Một số chuyên gia khác cho rằng, sức mua của các hộ gia đình Mỹ đang tăng nhờ giá dầu giảm, theo đó, chi tiêu tăng mạnh và các hoạt động nhập khẩu vào Mỹ sẽ gia tăng.
Một lý do nữa khiến các nhà phân tích lạc quan về kinh tế toàn cầu là sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản và châu Âu đang diễn ra tích cực. Ủy ban châu Âu (EC) vừa đưa ra dự báo, mức tăng trưởng cao của EU sẽ tiếp tục được duy trì trong năm 2007, đạt 2,7%.IMF, các nền kinh tế lớn thuộc EU cũng vừa đưa ra những dự báo lạc quan về tốc độ tăng trưởng trong năm nay.
Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vừa tăng lãi suất đồng Euro thêm 0,25% lên mức 3,75%. Trong khi đó, kinh tế Nhật Bản đang phục hồi nhờ tiêu dùng tăng mạnh và thặng dư thương mại lớn.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cảnh báo, nếu ảnh hưởng tiêu cực từ lĩnh vực thương mại của Mỹ tác động đến các thị trường tài chính và gây ra sự suy giảm mạnh mẽ, kéo dài của thị trường chứng khoán toàn cầu, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng kinh tế thế giới.