Điểm hẹn cuối của hành lý máy bay lạc chủ ở Mỹ
Ở Mỹ, việc thất lạc hành lý trên các chuyến bay không phải là chuyện hiếm
Thất lạc hành lý là điều mà bất kỳ hành khách đi máy bay nào cũng không muốn xảy ra. Lo sợ và thất vọng là cảm giác khi đợi hành lý ở băng chuyền sau chuyến bay mà không thấy.
Với những hành khách bị thất lạc hành lý, giải pháp duy nhất là để lại tên và và số điện thoại để chờ hãng bay gọi đến khi tìm thấy hành lý. Nhưng trong nhiều trường hợp, hành khách đó không bao giờ nhận được cuộc gọi của hãng.
Vậy có cơ hội nào để những người đi máy bay mất hành lý có thể tìm lại những món đồ của mình? Theo tờ The Economist, điều này có thể xảy ra đối với hành khách ở Mỹ, nhưng đòi hỏi phải đi đến một thị trấn nhỏ xa xôi ở phía Bắc bang Alabama, và cả một chút may mắn.
Ở Mỹ, việc thất lạc hành lý trên các chuyến bay không phải là chuyện hiếm. Có nhiều hành lý bị thất lạc hoặc vô thừa nhận vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng tất cả những hành lý này đều có một điểm chung, là sẽ được đưa đến nơi xa xôi này.
Trong một cửa hiệu hàng giá rẻ khổng lồ thuộc thị trấn Scottsboro ở Alabama, những hành lý thất lạc hoặc bị bỏ quên sẽ được mở ra, và những món đồ trong đó sẽ được bán.
Trung tâm xử lý hành lý thất lạc mang tên Unclaimed Baggage Center (UBC) ban đầu là một cơ sở chỉ có một người duy nhất vận hành vào năm 1970. Khi đó, Doyle Owens đã mua một chiếc xe bán tải, đi tới thủ đô Washington và dùng một khoản vay 300 USD để mua lô hành lý thất lạc đầu tiên.
Ngày nay, công ty này đã có hợp đồng độc quyền với các hãng hàng không Mỹ, nhờ đó có quyền mua và bán hành lý bị thất lạc, không tìm được chủ trong các chuyến bay. UBC tuyên bố là một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách nhất ở Alabama, với hơn 1 triệu lượt khách từ khắp thế giới ghé thăm mỗi năm.
Nhưng trên thực tế, số lượng hành lý của khách đi máy bay rốt cục bị đưa đến Scottsboro là rất ít. Theo Bộ Giao thông Mỹ, chỉ có 3,86 hành lý trên mỗi 1.000 hành khách bị thất lạc. Trong số đó, 98% được trả về cho chủ nhân trong vòng 5 ngày. Tiếp đó, trong vòng 3 tháng, một nửa số còn lại tìm được chủ.
Nhưng sau khoảng thời gian 90 ngày nói trên, những hành lý thất lạc còn sót lại sẽ trở thành tài sản của hãng hàng không. Các hãng sẽ bán lại những kiện hành lý này cho UBC và UBC sẽ đưa số hành lý về Scottboro. Hãng bay không thu lợi nhuận từ việc bán hành lý này, mà việc bán chỉ nhằm mục đích thu hồi chi phí cho việc cất giữ hành lý thất lạc.
Nhà kho mà UBC vận hành chiếm hơn một lô ở Scottboro. Tòa nhà chính có khu mua sắm rộng gần 3.800 m2, và gần đó là một tòa nhà phụ cao 3 tầng. Trên trang du lịch TripAdvisor, UBC được đánh giá là điểm đến số 1 ở Scottboro.
Trung tâm mua sắm của UBC sẽ phân loại các món đồ trong các hành lý thất lạc và đưa ra mức giá cho những món đồ có thể bán. UBC thẩm định giá các món trang sức, thử các món đồ điện tử và xóa các dữ liệu cá nhân trong đó, và giặt khô hơn 20.000 món quần áo mỗi ngày tại cơ sở này. Phần lớn những món có thể bán được là quần áo, máy ảnh…
Đôi khi, nhân viên của UBC tìm được những món đồ “ít ngờ tới”, chẳng hạn như những con ếch được đóng gói chân không, một bộ áo giáp phong cách thế kỷ 19, hay bia mộ bằng đá.
Hầu hết các món đồ được bán với mức giá rẻ hơn 20-80% so với bình thường. Trang sức được bán với giá bằng một nửa giá thẩm định.
Nhưng do không phải tất cả các món đều được thẩm định giá, nên nhiều khi khách mua “vớ” được món hời. Chẳng hạn, một du khách từ Mexico đã mua được một bức vẽ trị giá 20.000 USD với giá chỉ 60 USD.
Với những hành khách bị thất lạc hành lý, giải pháp duy nhất là để lại tên và và số điện thoại để chờ hãng bay gọi đến khi tìm thấy hành lý. Nhưng trong nhiều trường hợp, hành khách đó không bao giờ nhận được cuộc gọi của hãng.
Vậy có cơ hội nào để những người đi máy bay mất hành lý có thể tìm lại những món đồ của mình? Theo tờ The Economist, điều này có thể xảy ra đối với hành khách ở Mỹ, nhưng đòi hỏi phải đi đến một thị trấn nhỏ xa xôi ở phía Bắc bang Alabama, và cả một chút may mắn.
Ở Mỹ, việc thất lạc hành lý trên các chuyến bay không phải là chuyện hiếm. Có nhiều hành lý bị thất lạc hoặc vô thừa nhận vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng tất cả những hành lý này đều có một điểm chung, là sẽ được đưa đến nơi xa xôi này.
Trong một cửa hiệu hàng giá rẻ khổng lồ thuộc thị trấn Scottsboro ở Alabama, những hành lý thất lạc hoặc bị bỏ quên sẽ được mở ra, và những món đồ trong đó sẽ được bán.
Trung tâm xử lý hành lý thất lạc mang tên Unclaimed Baggage Center (UBC) ban đầu là một cơ sở chỉ có một người duy nhất vận hành vào năm 1970. Khi đó, Doyle Owens đã mua một chiếc xe bán tải, đi tới thủ đô Washington và dùng một khoản vay 300 USD để mua lô hành lý thất lạc đầu tiên.
Ngày nay, công ty này đã có hợp đồng độc quyền với các hãng hàng không Mỹ, nhờ đó có quyền mua và bán hành lý bị thất lạc, không tìm được chủ trong các chuyến bay. UBC tuyên bố là một trong những điểm đến thu hút nhiều du khách nhất ở Alabama, với hơn 1 triệu lượt khách từ khắp thế giới ghé thăm mỗi năm.
Nhưng trên thực tế, số lượng hành lý của khách đi máy bay rốt cục bị đưa đến Scottsboro là rất ít. Theo Bộ Giao thông Mỹ, chỉ có 3,86 hành lý trên mỗi 1.000 hành khách bị thất lạc. Trong số đó, 98% được trả về cho chủ nhân trong vòng 5 ngày. Tiếp đó, trong vòng 3 tháng, một nửa số còn lại tìm được chủ.
Nhưng sau khoảng thời gian 90 ngày nói trên, những hành lý thất lạc còn sót lại sẽ trở thành tài sản của hãng hàng không. Các hãng sẽ bán lại những kiện hành lý này cho UBC và UBC sẽ đưa số hành lý về Scottboro. Hãng bay không thu lợi nhuận từ việc bán hành lý này, mà việc bán chỉ nhằm mục đích thu hồi chi phí cho việc cất giữ hành lý thất lạc.
Nhà kho mà UBC vận hành chiếm hơn một lô ở Scottboro. Tòa nhà chính có khu mua sắm rộng gần 3.800 m2, và gần đó là một tòa nhà phụ cao 3 tầng. Trên trang du lịch TripAdvisor, UBC được đánh giá là điểm đến số 1 ở Scottboro.
Trung tâm mua sắm của UBC sẽ phân loại các món đồ trong các hành lý thất lạc và đưa ra mức giá cho những món đồ có thể bán. UBC thẩm định giá các món trang sức, thử các món đồ điện tử và xóa các dữ liệu cá nhân trong đó, và giặt khô hơn 20.000 món quần áo mỗi ngày tại cơ sở này. Phần lớn những món có thể bán được là quần áo, máy ảnh…
Đôi khi, nhân viên của UBC tìm được những món đồ “ít ngờ tới”, chẳng hạn như những con ếch được đóng gói chân không, một bộ áo giáp phong cách thế kỷ 19, hay bia mộ bằng đá.
Hầu hết các món đồ được bán với mức giá rẻ hơn 20-80% so với bình thường. Trang sức được bán với giá bằng một nửa giá thẩm định.
Nhưng do không phải tất cả các món đều được thẩm định giá, nên nhiều khi khách mua “vớ” được món hời. Chẳng hạn, một du khách từ Mexico đã mua được một bức vẽ trị giá 20.000 USD với giá chỉ 60 USD.