Kinh tế Anh bắt đầu tăng trưởng
Kinh tế Anh đã bước vào thời kỳ phục hồi, khi lần đầu tiên, kể từ đầu năm 2008, GDP của nước này đạt mức tăng 0,1% trong quý 4/2009
Kinh tế Anh đã bước vào thời kỳ phục hồi, khi lần đầu tiên, kể từ đầu năm 2008, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đạt mức tăng 0,1% trong quý 4/2009. Tuy nhiên, sau bão tài chính, Anh vẫn đang đối mặt một thập kỷ kinh tế khó khăn.
Những số liệu nêu trên được Cơ quan thống kê quốc gia Anh đưa ra ngày 26/1 trong báo cáo sơ bộ phát triển kinh tế của nước này. Số liệu thống kê trên cho thấy dự báo của chính phủ Anh về việc nền kinh tế Anh sẽ thoát khỏi suy thoái vào cuối năm 2009 là có cơ sở.
Bức tranh kinh tế đã sáng sủa hơn
Theo Cơ quan thống kê quốc gia Anh, trong quý 4/2009, khối lượng sản xuất công nghiệp và khu vực dịch vụ của Anh đã tăng 0,1%, khu vực xây dựng đứng ở mức 0%, trong khi khu vực nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp giảm 0,6%.
Ngay trước khi Cơ quan thống kê quốc gia Anh đưa ra những nhận định và thống kê nêu trên, Thủ tướng Anh G.Brown cũng đã khẳng định rằng giai đoạn suy thoái kinh tế tồi tệ nhất ở Anh đã đi qua và nền kinh tế nước này sẽ dần phục hồi trong năm 2010.
Ông Brown tin tưởng rằng trong năm nay, tỉ lệ thất nghiệp ở Anh sẽ bắt đầu giảm và sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp nhỏ làm ăn phát đạt. Thủ tướng Brown cam kết chính phủ dành ưu tiên hàng đầu cho nỗ lực phục hồi kinh tế và cắt giảm thâm hụt ngân sách. Những khoản đầu tư chính cũng được dành cho một số lĩnh vực quan trọng có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế như nâng cấp hệ thống đường sắt cao tốc, hàng không và phát triển năng lượng sạch.
Theo ông Martin Weale, Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế và xã hội quốc gia Anh (NIESR), quá trình phục hồi kinh tế Anh là điều thấy rõ nhưng mức độ phục hồi vẫn ở mức rất khiêm tốn. Nếu như trong năm 2010, kinh tế Anh vẫn tăng trưởng ở mức như trong quý 4/2009 thì tăng trưởng cả năm 2010 chỉ là 1,2%, một mức rất thấp so với khả năng hồi phục trở lại của một nền kinh tế sau một cuộc suy thoái sâu. Kinh tế Anh lâm vào thời kỳ suy thoái từ quý 2/2008. Kể từ đó, GDP của Anh đã giảm khoảng 6%.
Hậu quả khủng hoảng còn nặng nề
Hiện nợ quốc gia của Anh đã chồng chất, trong khi các ngành sản xuất chưa thể tăng trưởng mạnh trở lại; tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao... Các khoản vay của chính phủ từ tháng 4 đến nay đã lên tới 86,9 tỉ Bảng (144 tỉ USD).
Nhiều ngành sản xuất chủ lực của Anh cũng chưa thoát khỏi khó khăn. Điển hình là ngành sản xuất ô tô. Sản lượng ô tô của Anh trong năm 2009 giảm 30,9% do khủng hoảng tài chính. Theo Hiệp hội sản xuất xe hơi (SMMT), trong năm 2009, chưa đến một triệu xe hơi được xuất xưởng tại Anh. SMMT cảnh báo năm nay sẽ tiếp tục là một năm khó khăn cho các công ty sản xuất ô tô của Anh.
Theo dự báo của Viện nghiên cứu nhân lực và phát triển Anh (CIPD), số người thất nghiệp tại Anh sẽ tăng lên mức đỉnh điểm là 2,8 triệu người vào năm 2010. CIPD cho biết dù nền kinh tế Anh gần đây đã có dấu hiệu phục hồi, song số người thất nghiệp tại quốc gia này vẫn tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2010. Tính đến nay, Anh đã có tổng số 2,49 triệu người thất nghiệp (chiếm 7,9% dân số) .
Ngày 18/1/2010, nhóm dự báo ITEM, thuộc Công ty Kiểm toán Ernst and Young đưa ra nhận định rằng, kinh tế Anh đã trải qua giai đoạn "vay nợ dễ dàng quá mức" trong thập kỷ qua và thập kỷ tới đây nước này sẽ phải đối mặt với một giai đoạn điều chỉnh khó khăn do những khoản tiền vay khổng lồ trước đây giờ đã đến hạn phải trả; tiêu dùng sụt giảm do người dân hết tiền chi tiêu.
Nhằm đối phó các khó khăn kinh tế, ngày 20/1, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,50% và duy trì các kế hoạch nới lỏng tín dụng. Đây là một biện pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại. BoE cũng vừa tuyên bố sẽ tiếp tục bơm 200 tỷ Bảng (320 tỷ USD) vốn mới theo dự án nới lỏng tín dụng, nhằm giúp kinh tế Anh tăng trưởng.
Những số liệu nêu trên được Cơ quan thống kê quốc gia Anh đưa ra ngày 26/1 trong báo cáo sơ bộ phát triển kinh tế của nước này. Số liệu thống kê trên cho thấy dự báo của chính phủ Anh về việc nền kinh tế Anh sẽ thoát khỏi suy thoái vào cuối năm 2009 là có cơ sở.
Bức tranh kinh tế đã sáng sủa hơn
Theo Cơ quan thống kê quốc gia Anh, trong quý 4/2009, khối lượng sản xuất công nghiệp và khu vực dịch vụ của Anh đã tăng 0,1%, khu vực xây dựng đứng ở mức 0%, trong khi khu vực nông nghiệp, ngư nghiệp và lâm nghiệp giảm 0,6%.
Ngay trước khi Cơ quan thống kê quốc gia Anh đưa ra những nhận định và thống kê nêu trên, Thủ tướng Anh G.Brown cũng đã khẳng định rằng giai đoạn suy thoái kinh tế tồi tệ nhất ở Anh đã đi qua và nền kinh tế nước này sẽ dần phục hồi trong năm 2010.
Ông Brown tin tưởng rằng trong năm nay, tỉ lệ thất nghiệp ở Anh sẽ bắt đầu giảm và sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp nhỏ làm ăn phát đạt. Thủ tướng Brown cam kết chính phủ dành ưu tiên hàng đầu cho nỗ lực phục hồi kinh tế và cắt giảm thâm hụt ngân sách. Những khoản đầu tư chính cũng được dành cho một số lĩnh vực quan trọng có liên quan trực tiếp đến phát triển kinh tế như nâng cấp hệ thống đường sắt cao tốc, hàng không và phát triển năng lượng sạch.
Theo ông Martin Weale, Giám đốc Viện nghiên cứu kinh tế và xã hội quốc gia Anh (NIESR), quá trình phục hồi kinh tế Anh là điều thấy rõ nhưng mức độ phục hồi vẫn ở mức rất khiêm tốn. Nếu như trong năm 2010, kinh tế Anh vẫn tăng trưởng ở mức như trong quý 4/2009 thì tăng trưởng cả năm 2010 chỉ là 1,2%, một mức rất thấp so với khả năng hồi phục trở lại của một nền kinh tế sau một cuộc suy thoái sâu. Kinh tế Anh lâm vào thời kỳ suy thoái từ quý 2/2008. Kể từ đó, GDP của Anh đã giảm khoảng 6%.
Hậu quả khủng hoảng còn nặng nề
Hiện nợ quốc gia của Anh đã chồng chất, trong khi các ngành sản xuất chưa thể tăng trưởng mạnh trở lại; tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao... Các khoản vay của chính phủ từ tháng 4 đến nay đã lên tới 86,9 tỉ Bảng (144 tỉ USD).
Nhiều ngành sản xuất chủ lực của Anh cũng chưa thoát khỏi khó khăn. Điển hình là ngành sản xuất ô tô. Sản lượng ô tô của Anh trong năm 2009 giảm 30,9% do khủng hoảng tài chính. Theo Hiệp hội sản xuất xe hơi (SMMT), trong năm 2009, chưa đến một triệu xe hơi được xuất xưởng tại Anh. SMMT cảnh báo năm nay sẽ tiếp tục là một năm khó khăn cho các công ty sản xuất ô tô của Anh.
Theo dự báo của Viện nghiên cứu nhân lực và phát triển Anh (CIPD), số người thất nghiệp tại Anh sẽ tăng lên mức đỉnh điểm là 2,8 triệu người vào năm 2010. CIPD cho biết dù nền kinh tế Anh gần đây đã có dấu hiệu phục hồi, song số người thất nghiệp tại quốc gia này vẫn tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2010. Tính đến nay, Anh đã có tổng số 2,49 triệu người thất nghiệp (chiếm 7,9% dân số) .
Ngày 18/1/2010, nhóm dự báo ITEM, thuộc Công ty Kiểm toán Ernst and Young đưa ra nhận định rằng, kinh tế Anh đã trải qua giai đoạn "vay nợ dễ dàng quá mức" trong thập kỷ qua và thập kỷ tới đây nước này sẽ phải đối mặt với một giai đoạn điều chỉnh khó khăn do những khoản tiền vay khổng lồ trước đây giờ đã đến hạn phải trả; tiêu dùng sụt giảm do người dân hết tiền chi tiêu.
Nhằm đối phó các khó khăn kinh tế, ngày 20/1, Ngân hàng Trung ương Anh (BOE) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục 0,50% và duy trì các kế hoạch nới lỏng tín dụng. Đây là một biện pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tại các ngân hàng thương mại. BoE cũng vừa tuyên bố sẽ tiếp tục bơm 200 tỷ Bảng (320 tỷ USD) vốn mới theo dự án nới lỏng tín dụng, nhằm giúp kinh tế Anh tăng trưởng.