Kinh tế suy, du lịch vẫn phát
Ngành du lịch thế giới sẽ đạt doanh thu 8.000 tỷ USD năm nay và chiếm 10,9% GDP toàn cầu vào năm 2016
Kinh tế thế giới suy giảm do ảnh hưởng của kinh tế Mỹ và giá dầu cao, buộc các hãng vận tải, hàng không đua nhau tăng giá cước, tuy vậy ngành du lịch thế giới vẫn phát triển mạnh, tạo nhiều việc làm; sẽ đạt doanh thu 8.000 tỷ USD năm nay và chiếm 10,9% GDP toàn cầu vào năm 2016...
Đó là những đánh giá lạc quan mà Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa công bố.
Các tổ chức du lịch thế giới cũng khẳng định, ngành dịch vụ du lịch đang có triển vọng phát triển mạnh và tạo nhiều việc làm, đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhất là ở các nước đang phát triển.
Ngành du lịch tạo thêm nhiều việc làm
WTTC dự đoán, ngành du lịch thế giới - được coi là lĩnh vực kinh tế lớn nhất toàn cầu - sẽ tăng giá trị lên xấp xỉ 15.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Du lịch và lữ hành đã chiếm 10,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trong năm 2006.
Ngành du lịch hiện tạo ra khoảng 240 triệu việc làm, chiếm gần 9% tổng lực lượng lao động của toàn thế giới. Trung bình mỗi năm, ngành này tạo thêm khoảng 2 triệu việc làm mới. Nếu tính cả những ngành sản xuất và dịch vụ có liên quan trực tiếp đến du lịch, con số này còn tăng lên gấp ba. Dự kiến, ngành du lịch thế giới sẽ tạo thêm 6 triệu việc làm trong năm 2008.
Theo Chủ tịch WTTC Jean-Claude Baumgarten, sự tăng trưởng du lịch tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở các nền kinh tế mới nổi, cả ở phương diện điểm đến du lịch và nguồn cung du khách quốc tế. Triển vọng của ngành du lịch thế giới vẫn sáng sủa trong trung hạn.
Theo báo cáo du lịch ở các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), phần lớn nguồn cung cho dịch vụ du lịch là từ các công ty vừa và nhỏ (SME). Vì thế, việc hỗ trợ cho các SME sẽ có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát triển du lịch ở các nước đang phát triển.
Các SME đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các tập đoàn du lịch có tầm cỡ quốc tế, trong khi chất lượng dịch vụ của các SME lại chịu nhiều tác động của các quy định tại địa phương. Để có thể cạnh tranh được với những người khổng lồ quốc tế, các SME trong lĩnh vực du lịch cần phải liên kết với nhau thành một mạng lưới để chia sẻ nguồn lực và kinh nghiệm.
Theo OECD, đi lại bằng đường không, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, thông tin viễn thông và dịch vụ tài chính là bốn lĩnh vực có ý nghĩa quyết định mà các chính phủ có thể hỗ trợ SME nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong lĩnh vực du lịch.
Đồng USD mất giá, du khách đến Mỹ tăng
WTTC cho rằng năm 2008, Trung Quốc sẽ vượt Nhật và Đức chiếm vị trí thứ 2 sau Mỹ trong danh sách các quốc gia có lượng du khách lớn nhất. Đến năm 2018, chi tiêu du lịch dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình 4,4%/năm.
Việc đồng USD mất giá đang là mối lo thường ngày đối với người Mỹ và có thể khiến họ thắt chặt chi tiêu, hạn chế nhu cầu du lịch. Nhưng đối với người châu Âu thuộc khu vực đồng EUR, đồng USD mất giá lại là cơ hội vàng để đi du lịch và mua sắm ở Mỹ. Năm 2001, mỗi EUR chỉ đổi được 0,09 USD. Trong tuần qua, mỗi EUR đã đổi được 1,54 USD.
Chính vì thế, du lịch sang Mỹ đang thu hút mạnh du khách châu Âu, nhất là những người có mức thu nhập trung bình. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới, gần 11 triệu người châu Âu đến Mỹ trong năm 2007. Trong năm 2008, con số này còn tiếp tục tăng lên.
Năm 2007, nước Mỹ đón nhận con số kỷ lục 56,7 triệu khách nước ngoài, sau 7 năm hoạt động du lịch bị ngưng trệ do hậu quả cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001. New York là nơi hấp dẫn du khách nhất. Năm 2007, thành phố này tiếp nhận 8,5 triệu khách du lịch.
Mua sắm hàng hóa rẻ ở Mỹ do đồng USD mất giá là một trong những lý do chủ yếu thu hút người châu Âu đến Mỹ. Theo khảo sát của các hãng lữ hành, một máy nghe nhạc Ipod sử dụng kỹ thuật nano bán tại các cửa hàng sang trọng ở New York giá 149 USD tương đương 95 EUR, nhưng tại Tây Ban Nha, giá một thiết bị tương tự là 140 EUR.
Khi mua những sản phẩm quần áo mang nhãn hiệu Levi’s hay Nike ở Mỹ, du khách có thể tiết kiệm từ 30 đến 40% so với mua tại châu Âu. Không chỉ đi du lịch Mỹ, người châu Âu còn tăng cường du lịch tới các nước sử dụng đồng USD, hoặc gắn tỉ giá đồng nội tệ với USD, như Mexico, Argentina... để mua hàng và hưởng dịch vụ giá rẻ.
Đó là những đánh giá lạc quan mà Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới (WTTC) vừa công bố.
Các tổ chức du lịch thế giới cũng khẳng định, ngành dịch vụ du lịch đang có triển vọng phát triển mạnh và tạo nhiều việc làm, đóng góp quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhất là ở các nước đang phát triển.
Ngành du lịch tạo thêm nhiều việc làm
WTTC dự đoán, ngành du lịch thế giới - được coi là lĩnh vực kinh tế lớn nhất toàn cầu - sẽ tăng giá trị lên xấp xỉ 15.000 tỷ USD trong vòng 10 năm tới. Du lịch và lữ hành đã chiếm 10,3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu trong năm 2006.
Ngành du lịch hiện tạo ra khoảng 240 triệu việc làm, chiếm gần 9% tổng lực lượng lao động của toàn thế giới. Trung bình mỗi năm, ngành này tạo thêm khoảng 2 triệu việc làm mới. Nếu tính cả những ngành sản xuất và dịch vụ có liên quan trực tiếp đến du lịch, con số này còn tăng lên gấp ba. Dự kiến, ngành du lịch thế giới sẽ tạo thêm 6 triệu việc làm trong năm 2008.
Theo Chủ tịch WTTC Jean-Claude Baumgarten, sự tăng trưởng du lịch tiếp tục diễn ra mạnh mẽ ở các nền kinh tế mới nổi, cả ở phương diện điểm đến du lịch và nguồn cung du khách quốc tế. Triển vọng của ngành du lịch thế giới vẫn sáng sủa trong trung hạn.
Theo báo cáo du lịch ở các nước thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), phần lớn nguồn cung cho dịch vụ du lịch là từ các công ty vừa và nhỏ (SME). Vì thế, việc hỗ trợ cho các SME sẽ có ý nghĩa rất to lớn trong việc phát triển du lịch ở các nước đang phát triển.
Các SME đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các tập đoàn du lịch có tầm cỡ quốc tế, trong khi chất lượng dịch vụ của các SME lại chịu nhiều tác động của các quy định tại địa phương. Để có thể cạnh tranh được với những người khổng lồ quốc tế, các SME trong lĩnh vực du lịch cần phải liên kết với nhau thành một mạng lưới để chia sẻ nguồn lực và kinh nghiệm.
Theo OECD, đi lại bằng đường không, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, thông tin viễn thông và dịch vụ tài chính là bốn lĩnh vực có ý nghĩa quyết định mà các chính phủ có thể hỗ trợ SME nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong lĩnh vực du lịch.
Đồng USD mất giá, du khách đến Mỹ tăng
WTTC cho rằng năm 2008, Trung Quốc sẽ vượt Nhật và Đức chiếm vị trí thứ 2 sau Mỹ trong danh sách các quốc gia có lượng du khách lớn nhất. Đến năm 2018, chi tiêu du lịch dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình 4,4%/năm.
Việc đồng USD mất giá đang là mối lo thường ngày đối với người Mỹ và có thể khiến họ thắt chặt chi tiêu, hạn chế nhu cầu du lịch. Nhưng đối với người châu Âu thuộc khu vực đồng EUR, đồng USD mất giá lại là cơ hội vàng để đi du lịch và mua sắm ở Mỹ. Năm 2001, mỗi EUR chỉ đổi được 0,09 USD. Trong tuần qua, mỗi EUR đã đổi được 1,54 USD.
Chính vì thế, du lịch sang Mỹ đang thu hút mạnh du khách châu Âu, nhất là những người có mức thu nhập trung bình. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới, gần 11 triệu người châu Âu đến Mỹ trong năm 2007. Trong năm 2008, con số này còn tiếp tục tăng lên.
Năm 2007, nước Mỹ đón nhận con số kỷ lục 56,7 triệu khách nước ngoài, sau 7 năm hoạt động du lịch bị ngưng trệ do hậu quả cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001. New York là nơi hấp dẫn du khách nhất. Năm 2007, thành phố này tiếp nhận 8,5 triệu khách du lịch.
Mua sắm hàng hóa rẻ ở Mỹ do đồng USD mất giá là một trong những lý do chủ yếu thu hút người châu Âu đến Mỹ. Theo khảo sát của các hãng lữ hành, một máy nghe nhạc Ipod sử dụng kỹ thuật nano bán tại các cửa hàng sang trọng ở New York giá 149 USD tương đương 95 EUR, nhưng tại Tây Ban Nha, giá một thiết bị tương tự là 140 EUR.
Khi mua những sản phẩm quần áo mang nhãn hiệu Levi’s hay Nike ở Mỹ, du khách có thể tiết kiệm từ 30 đến 40% so với mua tại châu Âu. Không chỉ đi du lịch Mỹ, người châu Âu còn tăng cường du lịch tới các nước sử dụng đồng USD, hoặc gắn tỉ giá đồng nội tệ với USD, như Mexico, Argentina... để mua hàng và hưởng dịch vụ giá rẻ.