Lập bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài
Việt Nam sẽ thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài tại một số địa bàn trọng điểm
Việt Nam sẽ thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài tại một số địa bàn trọng điểm.
Đó là ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất. Đây được xem là một trong các biện pháp nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài tại một số địa bàn quan trọng vào Việt Nam.
Theo đó, trước mắt Chính phủ đồng ý thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm như, Nhật Bản, Mỹ, CHLB Đức, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Arập Saudi, Quata và tại Đài Loan.
Bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài này hoạt động theo nguyên tắc trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và Bộ Ngoại giao thống nhất quản lý công tác ngoại giao kinh tế.
Cán bộ hoạt động tại bộ phận này được biên chế từ 1 đến 3 người, tùy theo từng địa bàn được lựa chọn từ những cán bộ trong các cơ quan kinh tế tổng hợp, như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Văn phòng Chính phủ,...
Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho Bộ Ngoại giao thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của bộ phận xúc tiến đầu tư; xác định tiêu chuẩn về chuyên môn, ngoại ngữ đối với cán bộ tiếp xúc đầu tư (không bố trí phiên dịch, lái xe, người giúp việc cho cán bộ xúc tiến đầu tư).
Đó là ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về Đề án tăng cường bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất. Đây được xem là một trong các biện pháp nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài tại một số địa bàn quan trọng vào Việt Nam.
Theo đó, trước mắt Chính phủ đồng ý thành lập bộ phận xúc tiến đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm như, Nhật Bản, Mỹ, CHLB Đức, Pháp, Hàn Quốc, Singapore, Arập Saudi, Quata và tại Đài Loan.
Bộ phận xúc tiến đầu tư nước ngoài này hoạt động theo nguyên tắc trực thuộc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của người đứng đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài và Bộ Ngoại giao thống nhất quản lý công tác ngoại giao kinh tế.
Cán bộ hoạt động tại bộ phận này được biên chế từ 1 đến 3 người, tùy theo từng địa bàn được lựa chọn từ những cán bộ trong các cơ quan kinh tế tổng hợp, như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Văn phòng Chính phủ,...
Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho Bộ Ngoại giao thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của bộ phận xúc tiến đầu tư; xác định tiêu chuẩn về chuyên môn, ngoại ngữ đối với cán bộ tiếp xúc đầu tư (không bố trí phiên dịch, lái xe, người giúp việc cho cán bộ xúc tiến đầu tư).