Nhiều doanh nghiệp nước ngoài chuyển trụ sở đến Việt Nam
Nội dung chính báo cáo đánh giá của Bộ Công Thương về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực thương mại
“Hiện đang xuất hiện xu hướng một số hãng nước ngoài chuyển trụ sở của họ tại các nước Đông Nam Á về Việt Nam”, báo cáo hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực thương mại năm 2009 của Bộ Công Thương cho biết.
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Công Thương, trong năm 2009 các địa phương đã cấp phép cho 169 dự án đầu tư vào mua bán hàng hóa (bao gồm nhập khẩu và phân phối), trong đó, 41 dự án thành lập mới và 128 là dự án đã có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam bổ sung thêm mục tiêu phân phối hàng hóa.
Do các dự án này đơn thuần kinh doanh thương mại, không gắn với xây dựng cơ sở vật chất, nên có vốn đầu tư thấp, trung bình 300 nghìn USD/dự án. Đa số các dự án này mới xin được giấy phép nên thực tế chưa triển khai hoạt động, Bộ Công Thương cho biết.
Về diện mặt hàng, có 26 dự án là phân phối hàng tiêu dùng, 143 dự án là phân phối máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cho sản xuất.
Về hình thức kinh doanh, có duy nhất 1 dự án của Hoa Kỳ đăng ký phân phối thực phẩm chức năng theo hình thức đa cấp. “Cho đến thời điểm này không có nhà đầu tư nước ngoài đề nghị thành lập cơ sở bán lẻ theo mô hình trung tâm thương mại”, báo cáo của Bộ Công Thương cho biết.
Nguồn vốn đầu tư FDI trong lĩnh vực mua bán hàng hóa chủ yếu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và một số quốc gia khác như Ý, Pháp, Đức...
Địa bàn thu hút nhiều dự án là Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, và Long An.
“Hiện đang xuất hiện xu hướng một số hãng nước ngoài chuyển trụ sở của họ tại các nước Đông Nam Á về Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam vị thế mới nhưng cũng đặt ra yêu cầu quản lý để chống gian lận thương mại và thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp”, Bộ Công Thương nhận định.
Cũng trong năm 2009, Bộ Công Thương đã xác nhận đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam cho 25 doanh nghiệp nước ngoài. Hầu hết trong số này là các doanh nghiệp đã có thương hiệu uy tín lớn trên thế giới và đến từ các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, Thụy Sỹ, Italia, Úc, Singapore...
Hoạt động nhượng quyền chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực kinh doanh thực phẩm (nhà hàng, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, bánh mì, bánh ngọt..); bán lẻ (cửa hàng tiện ích; của hàng bán lẻ các sản phẩm thời trang, phụ kiện thời trang, quần áo, giày dép; cửa hàng bán lẻ các sản phẩm thực phẩm chức năng, sản phẩm bổ dưỡng...); đào tạo cấp chứng chỉ công nghệ thông tin; dịch vụ đóng gói và vận chuyển đồ đạc, giáo dục mầm non…
Ngoài ra, hiện đang xuất hiện xu hướng các doanh nghiệp nước ngoài một mặt đăng ký nhượng quyền thương mại vào Việt Nam, mặt khác xin thành lập pháp nhân để cung cấp hàng hóa và quản lý các doanh nghiệp nhận quyền thương mại, Bộ Công Thương cho biết.
“Hình thức mới này sẽ làm cho việc kinh doanh thương mại mang tính văn minh, hiện đại nhưng sẽ gây cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng nhỏ lẻ ở Việt Nam”, báo cáo của cơ quan này khẳng định.
Theo số liệu tổng hợp của Bộ Công Thương, trong năm 2009 các địa phương đã cấp phép cho 169 dự án đầu tư vào mua bán hàng hóa (bao gồm nhập khẩu và phân phối), trong đó, 41 dự án thành lập mới và 128 là dự án đã có hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam bổ sung thêm mục tiêu phân phối hàng hóa.
Do các dự án này đơn thuần kinh doanh thương mại, không gắn với xây dựng cơ sở vật chất, nên có vốn đầu tư thấp, trung bình 300 nghìn USD/dự án. Đa số các dự án này mới xin được giấy phép nên thực tế chưa triển khai hoạt động, Bộ Công Thương cho biết.
Về diện mặt hàng, có 26 dự án là phân phối hàng tiêu dùng, 143 dự án là phân phối máy móc thiết bị và nguyên vật liệu cho sản xuất.
Về hình thức kinh doanh, có duy nhất 1 dự án của Hoa Kỳ đăng ký phân phối thực phẩm chức năng theo hình thức đa cấp. “Cho đến thời điểm này không có nhà đầu tư nước ngoài đề nghị thành lập cơ sở bán lẻ theo mô hình trung tâm thương mại”, báo cáo của Bộ Công Thương cho biết.
Nguồn vốn đầu tư FDI trong lĩnh vực mua bán hàng hóa chủ yếu đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore và một số quốc gia khác như Ý, Pháp, Đức...
Địa bàn thu hút nhiều dự án là Hà Nội, Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, và Long An.
“Hiện đang xuất hiện xu hướng một số hãng nước ngoài chuyển trụ sở của họ tại các nước Đông Nam Á về Việt Nam. Điều này tạo cho Việt Nam vị thế mới nhưng cũng đặt ra yêu cầu quản lý để chống gian lận thương mại và thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp”, Bộ Công Thương nhận định.
Cũng trong năm 2009, Bộ Công Thương đã xác nhận đăng ký hoạt động nhượng quyền tại Việt Nam cho 25 doanh nghiệp nước ngoài. Hầu hết trong số này là các doanh nghiệp đã có thương hiệu uy tín lớn trên thế giới và đến từ các nước phát triển như Anh, Mỹ, Canada, Thụy Sỹ, Italia, Úc, Singapore...
Hoạt động nhượng quyền chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực kinh doanh thực phẩm (nhà hàng, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, bánh mì, bánh ngọt..); bán lẻ (cửa hàng tiện ích; của hàng bán lẻ các sản phẩm thời trang, phụ kiện thời trang, quần áo, giày dép; cửa hàng bán lẻ các sản phẩm thực phẩm chức năng, sản phẩm bổ dưỡng...); đào tạo cấp chứng chỉ công nghệ thông tin; dịch vụ đóng gói và vận chuyển đồ đạc, giáo dục mầm non…
Ngoài ra, hiện đang xuất hiện xu hướng các doanh nghiệp nước ngoài một mặt đăng ký nhượng quyền thương mại vào Việt Nam, mặt khác xin thành lập pháp nhân để cung cấp hàng hóa và quản lý các doanh nghiệp nhận quyền thương mại, Bộ Công Thương cho biết.
“Hình thức mới này sẽ làm cho việc kinh doanh thương mại mang tính văn minh, hiện đại nhưng sẽ gây cạnh tranh trực tiếp với các cửa hàng nhỏ lẻ ở Việt Nam”, báo cáo của cơ quan này khẳng định.