OECD: Rủi ro kinh tế toàn cầu nằm ở thị trường bất động sản
OECD dự báo lạc quan về nền kinh tế toàn cầu nhưng cũng cảnh báo nhiều rủi ro, nhất là ở thị trường bất động sản
Trong báo cáo giữa năm về triển vọng kinh tế toàn cầu, công bố ngày 24/5, Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD) dự báo trong năm nay và năm 2008, triển vọng kinh tế thế giới tương đối sáng sủa.
Tuy nhiên, các nước cần cảnh giác những rủi ro kinh tế, nhất là ở thị trường bất động sản.
Ông Jean-Philippe Cotis, nhà kinh tế hàng đầu của OECD, nhấn mạnh: "Tình hình kinh tế hiện nay ở nhiều góc độ tốt hơn nhiều so với những gì chúng ta đã chứng kiến những năm qua".
Kinh tế Mỹ sẽ “hạ cánh nhẹ nhàng”
Ông Jean-Philippe Cotis cho rằng việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong các nền kinh tế thành viên của OECD được củng cố nhờ tỷ lệ thất nghiệp giảm và sức tăng trưởng mạnh mẽ về tạo việc làm. Theo dự báo, tỷ lệ thất nghiệp trong các nước OECD sẽ giảm từ 5,9% năm 2006 xuống còn 5,6% trong năm nay và 5,5% vào năm 2008; tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ ở mức 2,1% trong năm nay và 2,0% trong năm 2008, so với mức 2,2% của năm ngoái.
Đối với toàn khối OECD gồm 30 quốc gia thành viên, báo cáo đánh giá tốc độ tăng trưởng dự kiến năm nay và năm tới đều đạt 2,7%, so với mức 3,2% trong năm ngoái. Tăng trưởng của khu vực đồng Euro dự kiến đạt 2,7% trong năm nay và 2,3% năm tới, trong khi Nhật Bản tiếp tục đà khởi sắc với tốc độ tăng trưởng 2,4% và 2,1% lần lượt trong năm nay và năm tới. Trong khi đó, các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục đóng góp phần lớn vào kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, các nền kinh tế châu Á cần cảnh giác nguy cơ rủi ro tài chính và tốc độ tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng sự tụt dốc của kinh tế Mỹ. Trong Báo cáo Giám sát kinh tế thế giới công bố 1 ngày trước báo cáo của OECD (23/5), Tập đoàn tài chính toàn cầu Lehman Brothers của Mỹ cảnh báo nền kinh tế châu Á vẫn phải đối mặt với 3 nguy cơ lớn.
Một là, nền kinh tế Mỹ phát triển chậm lại sẽ kéo theo các nền kinh tế châu Âu và Nhật Bản cùng tăng trưởng chậm lại. Hai là, một khối lượng lớn vốn sẽ chảy ra bên ngoài. Ba là, trong tình hình này, tiền tệ châu Á phải đối mặt với áp lực lên giá rất lớn. Nền kinh tế Mỹ phát triển chậm lại sẽ giảm bớt nhu cầu đối với nhập khẩu và ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu và kinh tế của các nước khác, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á. Nền kinh tế Mỹ phát triển chậm lại còn có thể thông qua con đường tài chính tiền tệ để gây ra những xung lực tương đối lớn cho các thị trường tài chính tiền tệ của những thị trường mới nổi ở châu Á, kể cả nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới là Trung Quốc.
Tác động tiêu cực từ thị trường bất động sản
Theo đánh giá của OECD thì rủi ro lớn đối với nền kinh tế toàn cầu trong thời gian tới nằm ở các thị trường bất động sản, khi mà tỷ trọng đầu tư vào ngành bất động sản trong tốc độ tăng trưởng chung đã lên tới mức cao trong 10 năm qua ở khoảng một nửa số thành viên OECD, trong khi đó theo dự kiến, một số thị trường bất động sản chủ chốt, đặc biệt ở Mỹ, sẽ đình trệ trong thời gian tới.
Theo Hiệp hội Bất động sản quốc gia Hoa Kỳ (NAR), sau nhiều năm liên tục mua nhà để đầu cơ, các nhà kinh doanh bất động sản ở Mỹ đã và đang “tháo chạy”. Số người mua căn nhà thứ hai giảm 40% trong tổng số sụt giảm 36% bất động sản. Nhìn chung tổng số nhà được mua trong năm 2006 giảm 28,9%, với 1,65 triệu căn. Riêng trong năm 2007, NAR dự kiến thị trường này sẽ còn giảm thêm 2,7% nữa, từ con số 6,48 triệu căn của năm 2006.
Theo Lawrence Yun, chuyên gia đầu cơ nhà của NAR, tiền lời cố định cho vay trong 30 năm để mua nhà là 6,16% sẽ được tăng lên dần vào quý 4/2007 cho đến 6,5% đang góp phần làm thị trường bất động sản Hoa Kỳ giảm xuống.
Báo cáo về tình hình thương mại toàn cầu năm 2006 và những triển vọng năm 2007 Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố mới đây cũng khẳng định, những rủi ro trên các thị trường tài chính và bất động sản, cùng sự bất bình đẳng lớn trong buôn bán hàng hoá và dịch vụ trên thế giới đang đe doạ tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển buôn bán toàn cầu năm 2007.
Các chuyên gia kinh tế của WTO cho rằng, mặc dù năm 2006 là một năm thành công của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng toàn cầu đạt 3,7%, tốc độ tăng trưởng buôn bán đạt mức 8%, cao thứ hai kể từ năm 2000, song kinh tế thế giới vẫn đứng trước nhiều rủi ro trong năm nay.
Sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ, khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại tại châu Âu, những biến động về giá dầu mỏ trên thế giới, sẽ là những nhân tố tác động đến triển vọng thương mại toàn cầu trong năm 2007. Bên cạnh đó là những yếu tố rủi ro có thể xuất phát từ những diễn biến gần đây trên thị trường tài chính quốc tế cũng như sự sụt giảm của nhiều thị trường bất động sản chủ chốt, trong đó có Mỹ.
Theo dự báo của WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay sẽ chỉ đạt khoảng 3%, điều này có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng buôn bán hàng hoá toàn cầu từ 8% trong năm 2006 xuống còn 6% trong năm 2007.
Tuy nhiên, các nước cần cảnh giác những rủi ro kinh tế, nhất là ở thị trường bất động sản.
Ông Jean-Philippe Cotis, nhà kinh tế hàng đầu của OECD, nhấn mạnh: "Tình hình kinh tế hiện nay ở nhiều góc độ tốt hơn nhiều so với những gì chúng ta đã chứng kiến những năm qua".
Kinh tế Mỹ sẽ “hạ cánh nhẹ nhàng”
Ông Jean-Philippe Cotis cho rằng việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao trong các nền kinh tế thành viên của OECD được củng cố nhờ tỷ lệ thất nghiệp giảm và sức tăng trưởng mạnh mẽ về tạo việc làm. Theo dự báo, tỷ lệ thất nghiệp trong các nước OECD sẽ giảm từ 5,9% năm 2006 xuống còn 5,6% trong năm nay và 5,5% vào năm 2008; tỷ lệ lạm phát dự kiến sẽ ở mức 2,1% trong năm nay và 2,0% trong năm 2008, so với mức 2,2% của năm ngoái.
Đối với toàn khối OECD gồm 30 quốc gia thành viên, báo cáo đánh giá tốc độ tăng trưởng dự kiến năm nay và năm tới đều đạt 2,7%, so với mức 3,2% trong năm ngoái. Tăng trưởng của khu vực đồng Euro dự kiến đạt 2,7% trong năm nay và 2,3% năm tới, trong khi Nhật Bản tiếp tục đà khởi sắc với tốc độ tăng trưởng 2,4% và 2,1% lần lượt trong năm nay và năm tới. Trong khi đó, các thị trường mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục đóng góp phần lớn vào kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, các nền kinh tế châu Á cần cảnh giác nguy cơ rủi ro tài chính và tốc độ tăng trưởng chậm lại do ảnh hưởng sự tụt dốc của kinh tế Mỹ. Trong Báo cáo Giám sát kinh tế thế giới công bố 1 ngày trước báo cáo của OECD (23/5), Tập đoàn tài chính toàn cầu Lehman Brothers của Mỹ cảnh báo nền kinh tế châu Á vẫn phải đối mặt với 3 nguy cơ lớn.
Một là, nền kinh tế Mỹ phát triển chậm lại sẽ kéo theo các nền kinh tế châu Âu và Nhật Bản cùng tăng trưởng chậm lại. Hai là, một khối lượng lớn vốn sẽ chảy ra bên ngoài. Ba là, trong tình hình này, tiền tệ châu Á phải đối mặt với áp lực lên giá rất lớn. Nền kinh tế Mỹ phát triển chậm lại sẽ giảm bớt nhu cầu đối với nhập khẩu và ảnh hưởng đến tăng trưởng xuất khẩu và kinh tế của các nước khác, đặc biệt là các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á. Nền kinh tế Mỹ phát triển chậm lại còn có thể thông qua con đường tài chính tiền tệ để gây ra những xung lực tương đối lớn cho các thị trường tài chính tiền tệ của những thị trường mới nổi ở châu Á, kể cả nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh nhất thế giới là Trung Quốc.
Tác động tiêu cực từ thị trường bất động sản
Theo đánh giá của OECD thì rủi ro lớn đối với nền kinh tế toàn cầu trong thời gian tới nằm ở các thị trường bất động sản, khi mà tỷ trọng đầu tư vào ngành bất động sản trong tốc độ tăng trưởng chung đã lên tới mức cao trong 10 năm qua ở khoảng một nửa số thành viên OECD, trong khi đó theo dự kiến, một số thị trường bất động sản chủ chốt, đặc biệt ở Mỹ, sẽ đình trệ trong thời gian tới.
Theo Hiệp hội Bất động sản quốc gia Hoa Kỳ (NAR), sau nhiều năm liên tục mua nhà để đầu cơ, các nhà kinh doanh bất động sản ở Mỹ đã và đang “tháo chạy”. Số người mua căn nhà thứ hai giảm 40% trong tổng số sụt giảm 36% bất động sản. Nhìn chung tổng số nhà được mua trong năm 2006 giảm 28,9%, với 1,65 triệu căn. Riêng trong năm 2007, NAR dự kiến thị trường này sẽ còn giảm thêm 2,7% nữa, từ con số 6,48 triệu căn của năm 2006.
Theo Lawrence Yun, chuyên gia đầu cơ nhà của NAR, tiền lời cố định cho vay trong 30 năm để mua nhà là 6,16% sẽ được tăng lên dần vào quý 4/2007 cho đến 6,5% đang góp phần làm thị trường bất động sản Hoa Kỳ giảm xuống.
Báo cáo về tình hình thương mại toàn cầu năm 2006 và những triển vọng năm 2007 Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) công bố mới đây cũng khẳng định, những rủi ro trên các thị trường tài chính và bất động sản, cùng sự bất bình đẳng lớn trong buôn bán hàng hoá và dịch vụ trên thế giới đang đe doạ tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển buôn bán toàn cầu năm 2007.
Các chuyên gia kinh tế của WTO cho rằng, mặc dù năm 2006 là một năm thành công của nền kinh tế thế giới với tốc độ tăng trưởng toàn cầu đạt 3,7%, tốc độ tăng trưởng buôn bán đạt mức 8%, cao thứ hai kể từ năm 2000, song kinh tế thế giới vẫn đứng trước nhiều rủi ro trong năm nay.
Sự suy giảm của nền kinh tế Mỹ, khả năng tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ chậm lại tại châu Âu, những biến động về giá dầu mỏ trên thế giới, sẽ là những nhân tố tác động đến triển vọng thương mại toàn cầu trong năm 2007. Bên cạnh đó là những yếu tố rủi ro có thể xuất phát từ những diễn biến gần đây trên thị trường tài chính quốc tế cũng như sự sụt giảm của nhiều thị trường bất động sản chủ chốt, trong đó có Mỹ.
Theo dự báo của WTO, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay sẽ chỉ đạt khoảng 3%, điều này có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng buôn bán hàng hoá toàn cầu từ 8% trong năm 2006 xuống còn 6% trong năm 2007.