Trung Á nhấn mạnh hợp tác năng lượng
Hợp tác năng lượng là một trong những chủ đề chính tại Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) đã thông qua "Tuyên bố chung Bishkek".
Nét mới của hội nghị này là SCO đặc biệt đề cao sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Hội nghị SCO vừa diễn ra tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan, có sự tham dự của các nguyên thủ Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan và Tajikistan.
Điểm nhấn là vấn đề năng lượng
Theo các hãng thông tấn Nga ITAR-TASS và RIA-Novosti, vấn đề an ninh và năng lượng là những chủ đề chính được đưa ra thảo luận tại hội nghị. Đây là điểm mới, bởi vì trước đây, SCO chỉ bàn thảo các vấn đề an ninh biên giới khu vực mà không đề cập vấn đề kinh tế.
Lãnh đạo sáu nước SCO đã xem xét đánh giá những thành tựu đạt được trong một năm qua kể từ Hội nghị 2006 và đề ra phương hướng tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đối tác vì nền an ninh và ổn định trong không gian SCO.
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh sự cạnh tranh trên trường quốc tế ngày càng tăng, nhằm tiếp cận nguồn dầu lửa và khí đốt ở khu vực Trung Á. Khu vực này được Mỹ và châu Âu coi là nguồn cung cấp năng lượng đầy hứa hẹn, giúp làm dịu tình trạng căng thẳng nguồn cung trên thị trường dầu thế giới và sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu khí của Nga.
Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên của Trung Á. Dư luận phương Tây cho rằng, Trung Quốc đang muốn phát triển SCO từ một liên minh an ninh khu vực thành một liên minh kinh tế-thương mại đầy tiềm năng. Điều này tạo thuận lợi cho phép Trung Quốc tiếp cận với nguồn nguyên liệu thô khổng lồ của các nước Trung Á.
Nga muốn duy trì quyền kiểm soát các tuyến đường xuất khẩu dầu và khí từ miền Tây. Đầu năm nay, Nga và Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan đã ký một thoả thuận nhằm khôi phục và mở rộng một hệ thống vận chuyển khí đốt từ khu vực Caspi. Thoả thuận nói trên có thể phá hỏng kế hoạch của phương Tây về tuyến đường thay thế đi qua biển Caspi mà không qua Nga.
Đối phó các mối đe dọa an ninh
Tuyên bố chung Hội nghị Thượng đỉnh SCO 2007 nhất trí tăng cường hợp tác toàn diện trong khuôn khổ của tổ chức này, cũng như trao đổi quan điểm sâu rộng về các vấn đề quốc tế và khu vực.
Liên quan đến cuộc chiến chống khủng bố, Tuyên bố chung SCO nêu rõ các nước thành viên cần tích cực trao đổi thông tin liên quan đến lĩnh vực lập pháp; chống nạn tẩy rửa tiền và tài trợ khủng bố; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi thoả thuận hợp tác của SCO trong lĩnh vực chống khủng bố, chủ nghĩa ly khai và cực đoan giai đoạn 2007-2009.
Nhấn mạnh sự cấp thiết phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa và thiết lập các cơ chế thích hợp nhằm đối phó với những mối đe doạ hoà bình, an ninh và ổn định khu vực; ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp, buôn lậu ma tuý, chủ nghĩa khủng bố, các nhà lãnh đạo SCO đã thảo luận khả năng SCO đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết cuộc xung đột tại Afganistan, coi đây là nhân tố góp phần vào tăng cương an ninh và ổn định trong khu vực.
Các nhà lãnh đạo SCO cũng khẳng định SCO ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong việc tăng cường an ninh và ổn định ở Trung Á với việc cùng thị sát cuộc tập trận chưa từng thấy của quân đội các nước SCO đang diễn ra ở vùng núi Uran của Nga.
Về hợp tác kinh tế, các nhà lãnh đạo SCO ghi nhận hợp tác kinh tế trong khuôn khổ SCO đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Liên quan đến các vấn đề quốc tế, các nhà lãnh đạo SCO cam kết sẽ đẩy mạnh hợp tác với Cộng đồng Các quốc gia độc lập (SNG), Cộng đồng Kinh tế Á-Âu (EEC) và Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).
Các nước thành viên SCO mong muốn hợp tác chặt chẽ xung quanh vấn đề cải tổ Liên hiệp quốc. Tuyên bố chung Bishkek cũng khẳng định: "Những mối đe dọa về an ninh và thách thức hiện tại chỉ có thể giải quyết một cách có hiệu quả thông qua những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế”.
Tại hội nghị, nguyên thủ các quốc gia thành viên SCO đã ký Hiệp ước lâu dài về hợp tác, hữu nghị và láng giềng thân thiện và khoảng 10 văn kiện khác về hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế-thương mại... Các đại biểu cũng nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị 2008 tại Tajikistan và Hội nghị 2009 tại Nga.
Nét mới của hội nghị này là SCO đặc biệt đề cao sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, bảo vệ môi trường, sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Hội nghị SCO vừa diễn ra tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan, có sự tham dự của các nguyên thủ Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Uzbekistan và Tajikistan.
Điểm nhấn là vấn đề năng lượng
Theo các hãng thông tấn Nga ITAR-TASS và RIA-Novosti, vấn đề an ninh và năng lượng là những chủ đề chính được đưa ra thảo luận tại hội nghị. Đây là điểm mới, bởi vì trước đây, SCO chỉ bàn thảo các vấn đề an ninh biên giới khu vực mà không đề cập vấn đề kinh tế.
Lãnh đạo sáu nước SCO đã xem xét đánh giá những thành tựu đạt được trong một năm qua kể từ Hội nghị 2006 và đề ra phương hướng tiếp tục đẩy mạnh quan hệ đối tác vì nền an ninh và ổn định trong không gian SCO.
Hội nghị lần này diễn ra trong bối cảnh sự cạnh tranh trên trường quốc tế ngày càng tăng, nhằm tiếp cận nguồn dầu lửa và khí đốt ở khu vực Trung Á. Khu vực này được Mỹ và châu Âu coi là nguồn cung cấp năng lượng đầy hứa hẹn, giúp làm dịu tình trạng căng thẳng nguồn cung trên thị trường dầu thế giới và sẽ giúp giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn dầu khí của Nga.
Trung Quốc rất quan tâm đến tài nguyên của Trung Á. Dư luận phương Tây cho rằng, Trung Quốc đang muốn phát triển SCO từ một liên minh an ninh khu vực thành một liên minh kinh tế-thương mại đầy tiềm năng. Điều này tạo thuận lợi cho phép Trung Quốc tiếp cận với nguồn nguyên liệu thô khổng lồ của các nước Trung Á.
Nga muốn duy trì quyền kiểm soát các tuyến đường xuất khẩu dầu và khí từ miền Tây. Đầu năm nay, Nga và Turkmenistan, Kazakhstan, Uzbekistan đã ký một thoả thuận nhằm khôi phục và mở rộng một hệ thống vận chuyển khí đốt từ khu vực Caspi. Thoả thuận nói trên có thể phá hỏng kế hoạch của phương Tây về tuyến đường thay thế đi qua biển Caspi mà không qua Nga.
Đối phó các mối đe dọa an ninh
Tuyên bố chung Hội nghị Thượng đỉnh SCO 2007 nhất trí tăng cường hợp tác toàn diện trong khuôn khổ của tổ chức này, cũng như trao đổi quan điểm sâu rộng về các vấn đề quốc tế và khu vực.
Liên quan đến cuộc chiến chống khủng bố, Tuyên bố chung SCO nêu rõ các nước thành viên cần tích cực trao đổi thông tin liên quan đến lĩnh vực lập pháp; chống nạn tẩy rửa tiền và tài trợ khủng bố; nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực thi thoả thuận hợp tác của SCO trong lĩnh vực chống khủng bố, chủ nghĩa ly khai và cực đoan giai đoạn 2007-2009.
Nhấn mạnh sự cấp thiết phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa và thiết lập các cơ chế thích hợp nhằm đối phó với những mối đe doạ hoà bình, an ninh và ổn định khu vực; ngăn chặn làn sóng di cư bất hợp pháp, buôn lậu ma tuý, chủ nghĩa khủng bố, các nhà lãnh đạo SCO đã thảo luận khả năng SCO đóng vai trò lớn hơn trong việc giải quyết cuộc xung đột tại Afganistan, coi đây là nhân tố góp phần vào tăng cương an ninh và ổn định trong khu vực.
Các nhà lãnh đạo SCO cũng khẳng định SCO ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong việc tăng cường an ninh và ổn định ở Trung Á với việc cùng thị sát cuộc tập trận chưa từng thấy của quân đội các nước SCO đang diễn ra ở vùng núi Uran của Nga.
Về hợp tác kinh tế, các nhà lãnh đạo SCO ghi nhận hợp tác kinh tế trong khuôn khổ SCO đang phát huy hiệu quả trên nhiều lĩnh vực. Liên quan đến các vấn đề quốc tế, các nhà lãnh đạo SCO cam kết sẽ đẩy mạnh hợp tác với Cộng đồng Các quốc gia độc lập (SNG), Cộng đồng Kinh tế Á-Âu (EEC) và Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).
Các nước thành viên SCO mong muốn hợp tác chặt chẽ xung quanh vấn đề cải tổ Liên hiệp quốc. Tuyên bố chung Bishkek cũng khẳng định: "Những mối đe dọa về an ninh và thách thức hiện tại chỉ có thể giải quyết một cách có hiệu quả thông qua những nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế”.
Tại hội nghị, nguyên thủ các quốc gia thành viên SCO đã ký Hiệp ước lâu dài về hợp tác, hữu nghị và láng giềng thân thiện và khoảng 10 văn kiện khác về hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế-thương mại... Các đại biểu cũng nhất trí sẽ tổ chức Hội nghị 2008 tại Tajikistan và Hội nghị 2009 tại Nga.