CPI chỉ nhích khẽ trong tháng 5
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 0,18% trong tháng 5/2012, qua đó đưa chỉ số này tăng tổng cộng 2,78% trong 5 tháng đầu năm
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) chỉ tăng 0,18% trong tháng 5/2012, qua đó đưa chỉ số này tăng tổng cộng 2,78% trong 5 tháng đầu năm, theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố.
Còn nếu so với cùng kỳ, CPI tại tháng này chỉ còn tăng 8,34%, trở về mức một con số, lần đầu tiên kể từ tháng 11/2010. Đây có thể coi là thành công quan trọng trong điều hành kinh tế của Việt Nam trong thời gian từ đầu năm trở lại đây.
Trong các mặt hàng chủ yếu, lương thực, thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng đều có chỉ số giá giảm mạnh so với tháng trước. Các nhóm mặt hàng còn lại đều có mức tăng không cao, riêng nhóm nàng hoá và dịch vụ khác tăng 3,09%.
Thông điệp của Chính phủ ngay tại phiên khai mạc của kỳ họp Quốc hội đang diễn ra là ngay cả khi lạm phát được kiểm soát và được coi là một trong những thành tựu quan trọng nhất về điều hành kinh tế, thì trong thời gian tới Chính phủ vẫn sẽ ”nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”.
CPI đã bắt đầu xu hướng giảm từ giữa năm 2011 và giảm mạnh trong những tháng gần đây, CPI tháng 1 tăng 1%, tháng 2 tăng 1,37%, tháng 3 tăng 0,16% và tháng 4 tăng 0,05%, 4 tháng đầu năm CPI chỉ tăng 2,6%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước.
Tuy nhiên, tại Quốc hội, Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục “thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để bảo đảm lạm phát mục tiêu năm 2012 khoảng 8 - 9%, tạo tiền đề cho việc kiềm chế lạm phát xuống mức thấp hơn trong những năm sau, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc và sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong trung và dài hạn”.
Trong khi đó, theo báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á được công bố vào ngày 23/5 cũng nói rằng kiềm chế lạm phát ở Việt Nam đã được kiềm chế và “được dự báo giảm xuống còn dưới 10% trong năm 2012”.
Tuy nhiên, vẫn theo báo cáo của WB, "thách thức ngắn hạn về mặt chính sách của Việt Nam là duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và khôi phục lại niềm tin cho các nhà đầu tư, đồng thời phải giải quyết các vấn đề về cải cách cơ cấu dài hạn". Điều này có nghĩa là, ngay cả khi lạm phát giảm, vẫn cần tiếp tục thận trọng.
Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội ngày 23/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nói lạm phát từ đầu năm tới nay là "khả quan", theo đó 5 tháng chưa tăng đến 3%. Nhưng nếu so với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát hiện nay vẫn cao hơn 10%.
"Tuy lạm phát giảm, nhưng mặt bằng giá cả còn cao, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống. Vì vậy Chính phủ cũng như liên bộ Tài chính, Công Thương thấy rằng nếu có cơ hội giảm giá xăng dầu được sẽ giảm ngay để chia sẻ với sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh đang khó khăn như hiện nay", ông nói.
Còn nếu so với cùng kỳ, CPI tại tháng này chỉ còn tăng 8,34%, trở về mức một con số, lần đầu tiên kể từ tháng 11/2010. Đây có thể coi là thành công quan trọng trong điều hành kinh tế của Việt Nam trong thời gian từ đầu năm trở lại đây.
Trong các mặt hàng chủ yếu, lương thực, thực phẩm, nhà ở và vật liệu xây dựng đều có chỉ số giá giảm mạnh so với tháng trước. Các nhóm mặt hàng còn lại đều có mức tăng không cao, riêng nhóm nàng hoá và dịch vụ khác tăng 3,09%.
Thông điệp của Chính phủ ngay tại phiên khai mạc của kỳ họp Quốc hội đang diễn ra là ngay cả khi lạm phát được kiểm soát và được coi là một trong những thành tựu quan trọng nhất về điều hành kinh tế, thì trong thời gian tới Chính phủ vẫn sẽ ”nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô”.
CPI đã bắt đầu xu hướng giảm từ giữa năm 2011 và giảm mạnh trong những tháng gần đây, CPI tháng 1 tăng 1%, tháng 2 tăng 1,37%, tháng 3 tăng 0,16% và tháng 4 tăng 0,05%, 4 tháng đầu năm CPI chỉ tăng 2,6%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước.
Tuy nhiên, tại Quốc hội, Chính phủ vẫn sẽ tiếp tục “thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, kết hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để bảo đảm lạm phát mục tiêu năm 2012 khoảng 8 - 9%, tạo tiền đề cho việc kiềm chế lạm phát xuống mức thấp hơn trong những năm sau, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô vững chắc và sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong trung và dài hạn”.
Trong khi đó, theo báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á được công bố vào ngày 23/5 cũng nói rằng kiềm chế lạm phát ở Việt Nam đã được kiềm chế và “được dự báo giảm xuống còn dưới 10% trong năm 2012”.
Tuy nhiên, vẫn theo báo cáo của WB, "thách thức ngắn hạn về mặt chính sách của Việt Nam là duy trì sự ổn định kinh tế vĩ mô và khôi phục lại niềm tin cho các nhà đầu tư, đồng thời phải giải quyết các vấn đề về cải cách cơ cấu dài hạn". Điều này có nghĩa là, ngay cả khi lạm phát giảm, vẫn cần tiếp tục thận trọng.
Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội ngày 23/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ nói lạm phát từ đầu năm tới nay là "khả quan", theo đó 5 tháng chưa tăng đến 3%. Nhưng nếu so với cùng kỳ năm ngoái, lạm phát hiện nay vẫn cao hơn 10%.
"Tuy lạm phát giảm, nhưng mặt bằng giá cả còn cao, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống. Vì vậy Chính phủ cũng như liên bộ Tài chính, Công Thương thấy rằng nếu có cơ hội giảm giá xăng dầu được sẽ giảm ngay để chia sẻ với sản xuất và tiêu dùng trong bối cảnh đang khó khăn như hiện nay", ông nói.