Lãnh đạo Đảng, Nhà nước sẽ trực tiếp “nghe dân nói”
Định kỳ và đột xuất, Tổng thanh tra và Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ sẽ trực tiếp lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của dân
Ngày 15/7, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức công bố quyết định thành lập Ban Tiếp công dân Trung ương.
Theo đó, Ban Tiếp công dân Trung ương sẽ thay thế Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư của Thanh tra Chính phủ và là bước cụ thể hoá đầu tiên sau khi Luật Tiếp công dân được Quốc hội khóa 13 thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2014
Theo Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh, Luật Tiếp công dân có hiệu lực đã góp phần giải quyết những bất cập trong thực tiễn đang đặt ra về tiếp công dân, xây dựng cơ chế hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; đề cao trách nhiệm của cơ quan tổ chức, đơn vị trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật Tiếp công dân, tạo hành lang pháp lý cho Ban Tiếp công dân Trung ương và các cấp hoạt động hiệu quả.
Định kỳ và đột xuất, Tổng thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cũng như những khiếu nại, tố cáo của nhân dân; phân công rõ trách nhiệm và sự phối hợp của Thanh tra Chính phủ và các cơ quan hữu quan trong công tác tiếp công dân, bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực cho Ban Tiếp công dân với chủ đầu tư là Thanh tra Chính phủ.
Đặc biệt, Phó thủ tướng yêu cầu phải tổ chức chu đáo việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với Đảng và Nhà nước tại trụ sở Ban Tiếp công dân Trung ương; tổ chức tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn, kiến nghị, phản ánh…để làm tốt công tác chuẩn bị, tham mưu để lãnh đạo Đảng và Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Trung ương tiếp công dân.
Lãnh đạo Chính phủ cũng đề nghị và nhấn mạnh, cán bộ được lựa chọn vào Ban Tiếp công dân Trung ương phải là những người có tâm huyết, trình độ, có khả năng thuyết phục, vận động quần chúng để công tác tiếp công dân thực sự có chuyển biến mới.
Theo đó, Ban Tiếp công dân Trung ương sẽ thay thế Vụ Tiếp dân và Xử lý đơn thư của Thanh tra Chính phủ và là bước cụ thể hoá đầu tiên sau khi Luật Tiếp công dân được Quốc hội khóa 13 thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2014
Theo Phó tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Đức Hạnh, Luật Tiếp công dân có hiệu lực đã góp phần giải quyết những bất cập trong thực tiễn đang đặt ra về tiếp công dân, xây dựng cơ chế hữu hiệu, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; đề cao trách nhiệm của cơ quan tổ chức, đơn vị trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Thanh tra Chính phủ sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật Tiếp công dân, tạo hành lang pháp lý cho Ban Tiếp công dân Trung ương và các cấp hoạt động hiệu quả.
Định kỳ và đột xuất, Tổng thanh tra Chính phủ và Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ trực tiếp tiếp công dân để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng cũng như những khiếu nại, tố cáo của nhân dân; phân công rõ trách nhiệm và sự phối hợp của Thanh tra Chính phủ và các cơ quan hữu quan trong công tác tiếp công dân, bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, nhân lực cho Ban Tiếp công dân với chủ đầu tư là Thanh tra Chính phủ.
Đặc biệt, Phó thủ tướng yêu cầu phải tổ chức chu đáo việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh với Đảng và Nhà nước tại trụ sở Ban Tiếp công dân Trung ương; tổ chức tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn, kiến nghị, phản ánh…để làm tốt công tác chuẩn bị, tham mưu để lãnh đạo Đảng và Nhà nước và lãnh đạo các cơ quan Trung ương tiếp công dân.
Lãnh đạo Chính phủ cũng đề nghị và nhấn mạnh, cán bộ được lựa chọn vào Ban Tiếp công dân Trung ương phải là những người có tâm huyết, trình độ, có khả năng thuyết phục, vận động quần chúng để công tác tiếp công dân thực sự có chuyển biến mới.