Nhiều thách thức lớn với Chính phủ nhiệm kỳ tới
Cùng với việc tổ chức lại nội các, những vấn đề kinh tế nóng bỏng trong nước sẽ là thách thức với Chính phủ nhiệm kỳ tới
Chiều 26/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chính thức tái đắc cử với tỷ lệ phiếu bầu chiếm 94%. Cùng với việc tổ chức lại nội các, những vấn đề kinh tế nóng bỏng trong nước sẽ là thách thức với Chính phủ nhiệm kỳ tới.
“Tình hình kinh tế đang rất khó khăn”, TS. Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, nói với VnEconomy.
- Nếu nói về thế giới, đồng loạt các nước đều lạm phát cao, đồng loạt đều phải chấp nhận tăng trưởng thấp để “cứu” lạm phát.
Vấn đề thứ hai là nợ công không chỉ ở châu Âu mà đã lan rộng sang Mỹ rồi. Nền kinh tế lớn nhất thế giới mà bị vấn đề nợ công dìm xuống thì cả thế giới tai họa.
Vấn đề thứ ba, Trung Quốc là nước có nền kinh tế đứng thứ hai nhưng hiện lạm phát đứng rất cao, liểng xiểng hết cả. Nhật Bản là nước đứng thứ ba thì tăng trưởng có thể âm.
Chỉ riêng những tác động đấy thôi đã phức tạp, chưa nói đến các vấn đề Bắc Phi, Trung Đông, chưa nói đến khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng thế giới đang ở tình trạng rất cao…
Những vấn đề đó tác động rất mạnh đối với chúng ta. Vì ta là nền kinh tế mở rất lớn, kể cả xuất và nhập khẩu là khoảng 140% GDP. Lớn như thế thì bên ngoài tác động, kể cả xuất nhập khẩu đều bị rung chuyển. Nhất là những vấn đề nhạy cảm như giá xăng dầu.
Trong khi đó, tình hình trong nước còn khó khăn hơn, dồn dập hơn.
Cụ thể là như thế nào, thưa ông?
Có 4 vấn đề lớn. Một là chưa năm nào 6 tháng đầu năm lại tăng trưởng GDP thấp hơn so với cùng kỳ. Tốc độ tăng giảm thì sản xuất, thu nhập tụt xuống, lao động thừa ra.
Thứ hai là trong khi đó, lạm phát lại tăng so với cùng kỳ và tăng rất cao. Đó là bài toán ngược, và cái này nó tạo áp lực rất lớn.
Khi đã tăng trưởng giảm thì thừa lao động ra mà một loạt doanh nghiệp sẽ phải co hẹp lại, sản xuất đình trệ. Khi mà lạm phát cao thì đời sống một loạt đối tượng làm công ăn lương, đối tượng vùng sâu vùng xa, nông dân… bị ảnh hưởng, nhất là 3,5 triệu hộ nghèo.
Cái thứ ba, thắt chặt tiền tệ và kiểm soát chặt tín dụng là điều tất yếu trong kiểm soát lạm phát nhưng nên nhớ là mặt trái của nó để lại hậu quả cho đất nước, cho người dân và cho doanh nghiệp.
Mặc dù cái đó vẫn phải chấp nhận, vẫn làm nhưng nó để lại hậu quả, thí dụ nếu anh bóp tín dụng, bóp ngân sách lại thì đầu tư giảm đi, việc làm cũng giảm đi và cái là động lực để tăng sản xuất, tăng việc làm là không có.
Hơn nữa, khi lạm phát nó đã tăng lên như thế thì đời sống giảm, sức mua giảm… thì đây là vấn đề rất lớn. Nếu mà kéo quá dài, làm cho sản xuất của doanh nghiệp đình chệ nhiều thì lại chuyển qua giảm phát chứ không còn là lạm phát nữa, còn nguy hiểm hơn nhiều.
Cái thứ tư, cuối năm rơi đúng vào áp lực lạm phát cao, ví dụ như bão lũ mà miền Trung là chủ yếu, năm nay chưa biết sẽ hoành hành như thế nào. Ngoài ra, theo quy luật quý 4 các năm thường lạm phát cao do phải dồn tiền ra, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, chuẩn bị cho năm sau…
Phân tích như thế để thấy tình hình 6 tháng cuối năm là khó khăn, là sức ép rất lớn và lạm phát vẫn là sức ép lớn nhất và có đe dọa lớn nhất.
Có vẻ như rất khó để tìm một giải pháp toàn diện cho vấn đề hiện nay, khi một bên là thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát, bên kia là nới lỏng để hỗ trợ doanh nghiệp?
Lạm phát cao như thế này, áp lực cuối năm như thế này thì chúng ta không thể buông vũ khí vừa qua được, phải tiếp tục chính sách tiền tệ, tài chính thắt chặt. Nhưng trong lúc nhiều doanh nghiệp đã kêu khó khăn rồi, lại phái bóp lại nữa thì đây là một bài toán rất khó.
Mà chính sách thắt chặt tiền tệ để “cứu” tình hình lạm phát nếu buông lơi là hỏng, nhưng nếu làm mạnh trong tình hình khó khăn như thế này thì đây cũng là một thách thức rất lớn.
Nhìn tình hình này, chúng ta xác định lối ra thì không có cách nào khác phải tiếp tục kiên trì các giải pháp chống lạm phát thôi. Lạm phát gây ra nhiều tai họa, tập trung giảm cái ấy đã, ép nó xuống đã.
Chứ nếu để cuối năm lại bùng lên, để nó vượt khỏi 17-18% hay 20% thì làm cho sức mua giảm sút nhanh, sản xuất đình chệ lại, kéo dài thì một loạt doanh nghiệp sẽ phá sản.
Đó là điều đang nhìn thấy rồi. Nhưng thái độ của chúng ta thế nào?
Thứ nhất là phải kiên quyết các biện pháp chống lạm phát, lấy đó làm mũi nhọn tập trung, thậm chí phải hy sinh tăng trưởng, cũng phải làm.
Bởi vì làm thế thì sẽ được cái ổn định lâu dài, làm thế có thể phải gian khổ, có thể rất khó khăn trước mắt nhưng sẽ đảm bảo yếu tố lâu dài và đảm bảo không đổ vỡ.
Tất nhiên mình cũng không thể để giảm phát xảy ra, chỉ làm đến giới hạn phải dừng chứ còn để tụt xuống mức giảm phát thì cũng hỏng. Thế thì phải chấp nhận các giải pháp để kiềm chế lạm phát thành công, với những liều thuốc mạnh hơn, hay là thực hiện đồng bộ hơn, kiên quyết hơn để chống lạm phát thành công.
Biện pháp thứ hai phải xử lý và chặn bằng được hậu quả, mặt trái của vấn đề thắt chặt vừa qua, để cho lạm phát giảm xuống và có cơ hội giảm lãi suất xuống, mới cứu được doanh nghiệp.
Chứ để họ cứ “múc” vốn lãi suất 22-23% thì không có doanh nghiệp nào tải nổi. Kịch bản lãi suất cao như thế này đối với doanh nghiệp sẽ một là hụt vốn lưu động, hai là không trả nợ được, ba là không dám vay nữa, ngừng lại hết. Thì biện pháp đầu tiên, hỗ trợ chống mặt trái của chống lạm phát là phải hỗ trợ giảm lãi suất xuống.
Chúng ta phải chấp nhận không thể tăng cung tiền ra được nữa, sẽ làm tiếp các giải pháp kiên quyết cắt giảm đầu tư, thu gọn nó lại để đưa vốn ít nhưng mà vào những chỗ sử dụng nhiều lao động, sinh lời, và nó làm cho doanh nghiệp tồn tại được, trụ vững được. Thế thì phải làm rất kiên quyết, kể cả sắp xếp đầu tư, sắp xếp doanh nghiệp.
Mà lúc này nếu còn chần chừ, không tạo yếu tố để chặn rủi ro lạm phát thì cái cắt giảm ấy cũng là hình thức thôi.
Chặn thứ hai là chặn lượng vốn đưa vào lưu thông, nhưng vẫn phải hỗ trợ được doanh nghiệp với những khó khăn không phải do bản thân họ gây nên. Họ đang làm tốt nhưng do tình hình lạm phát, do chính sách thắt chặt nên họ không thu được nợ, không có khả năng hoàn vốn, không thể vay vốn tiếp và bị trì trệ.
Thứ ba là phải cứu trợ thực sự có hiệu quả những đối tượng khó khăn, nhất là dân nghèo, trong vấn đề giá điện tăng lên, các vấn đề y tế, bảo hiểm, thậm chí cả lương thực… Tất cả cái đó, gói trong vấn đề an sinh xã hội phải phân ra rất rõ, xử lý nhóm đối tượng rất khó khăn.
Theo ông, Chính phủ mới trong quản lý, điều hành sẽ phải chú ý vấn đề gì?
Sẽ phải rất kiên trì trong quản lý. Bởi vì đất nước chúng ta trong một thời gian dài ham tăng trưởng, hăng hái đi vào phát triển theo chiều rộng, ít tập trung quản lý theo chiều sâu, để tình trạng chung là quản lý duy ý chí, thất thoát rất nhiều trong quản lý doanh nghiệp, quản lý đất đai, tài nguyên môi trường…
Hay các vấn đề về thị trường vàng, USD… mình toàn đuổi gà đằng sau thôi, toàn để vấn đề xảy ra rồi mới giải quyết… Cho nên, biện pháp quản lý phải đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, dứt khoát phải lập lại trật tự, kỷ cương trong điều hành. Vừa qua, kỷ cương trong điều hành thực hiện chưa được tốt, vẫn để người tốt, người đứng đắn bị thiệt thòi, nhiều chỗ còn chưa công bằng, chưa công khai, minh bạch, có những anh làm nhiều lại hưởng rất thấp, hay những anh đầu cơ buôn lậu trục lợi, chụp giật thì lại nhởn nhơ…
Khi mà kỷ luật, kỷ cương không được nghiêm túc thì xã hội hỗn loạn, sức mạnh thực hiện không có, luật lệ bị vô hiệu hóa, lòng tin cấp trên cấp dưới bị giảm sút, thậm chí là mất. Ra chính sách có thể không được thực hiện, hoặc người làm tốt cũng như anh làm xấu, vi phạm không bị xử lý mà cái người làm đứng đắn bị thiệt thòi.
Một xã hội không có kỷ cương thì là một xã hội yếu, trong kinh tế cũng thế, trong điều hành quản lý cũng thế.
“Tình hình kinh tế đang rất khó khăn”, TS. Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ Quốc gia, nói với VnEconomy.
- Nếu nói về thế giới, đồng loạt các nước đều lạm phát cao, đồng loạt đều phải chấp nhận tăng trưởng thấp để “cứu” lạm phát.
Vấn đề thứ hai là nợ công không chỉ ở châu Âu mà đã lan rộng sang Mỹ rồi. Nền kinh tế lớn nhất thế giới mà bị vấn đề nợ công dìm xuống thì cả thế giới tai họa.
Vấn đề thứ ba, Trung Quốc là nước có nền kinh tế đứng thứ hai nhưng hiện lạm phát đứng rất cao, liểng xiểng hết cả. Nhật Bản là nước đứng thứ ba thì tăng trưởng có thể âm.
Chỉ riêng những tác động đấy thôi đã phức tạp, chưa nói đến các vấn đề Bắc Phi, Trung Đông, chưa nói đến khủng hoảng lương thực, khủng hoảng năng lượng thế giới đang ở tình trạng rất cao…
Những vấn đề đó tác động rất mạnh đối với chúng ta. Vì ta là nền kinh tế mở rất lớn, kể cả xuất và nhập khẩu là khoảng 140% GDP. Lớn như thế thì bên ngoài tác động, kể cả xuất nhập khẩu đều bị rung chuyển. Nhất là những vấn đề nhạy cảm như giá xăng dầu.
Trong khi đó, tình hình trong nước còn khó khăn hơn, dồn dập hơn.
Cụ thể là như thế nào, thưa ông?
Có 4 vấn đề lớn. Một là chưa năm nào 6 tháng đầu năm lại tăng trưởng GDP thấp hơn so với cùng kỳ. Tốc độ tăng giảm thì sản xuất, thu nhập tụt xuống, lao động thừa ra.
Thứ hai là trong khi đó, lạm phát lại tăng so với cùng kỳ và tăng rất cao. Đó là bài toán ngược, và cái này nó tạo áp lực rất lớn.
Khi đã tăng trưởng giảm thì thừa lao động ra mà một loạt doanh nghiệp sẽ phải co hẹp lại, sản xuất đình trệ. Khi mà lạm phát cao thì đời sống một loạt đối tượng làm công ăn lương, đối tượng vùng sâu vùng xa, nông dân… bị ảnh hưởng, nhất là 3,5 triệu hộ nghèo.
Cái thứ ba, thắt chặt tiền tệ và kiểm soát chặt tín dụng là điều tất yếu trong kiểm soát lạm phát nhưng nên nhớ là mặt trái của nó để lại hậu quả cho đất nước, cho người dân và cho doanh nghiệp.
Mặc dù cái đó vẫn phải chấp nhận, vẫn làm nhưng nó để lại hậu quả, thí dụ nếu anh bóp tín dụng, bóp ngân sách lại thì đầu tư giảm đi, việc làm cũng giảm đi và cái là động lực để tăng sản xuất, tăng việc làm là không có.
Hơn nữa, khi lạm phát nó đã tăng lên như thế thì đời sống giảm, sức mua giảm… thì đây là vấn đề rất lớn. Nếu mà kéo quá dài, làm cho sản xuất của doanh nghiệp đình chệ nhiều thì lại chuyển qua giảm phát chứ không còn là lạm phát nữa, còn nguy hiểm hơn nhiều.
Cái thứ tư, cuối năm rơi đúng vào áp lực lạm phát cao, ví dụ như bão lũ mà miền Trung là chủ yếu, năm nay chưa biết sẽ hoành hành như thế nào. Ngoài ra, theo quy luật quý 4 các năm thường lạm phát cao do phải dồn tiền ra, doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, chuẩn bị cho năm sau…
Phân tích như thế để thấy tình hình 6 tháng cuối năm là khó khăn, là sức ép rất lớn và lạm phát vẫn là sức ép lớn nhất và có đe dọa lớn nhất.
Có vẻ như rất khó để tìm một giải pháp toàn diện cho vấn đề hiện nay, khi một bên là thắt chặt tiền tệ để giảm lạm phát, bên kia là nới lỏng để hỗ trợ doanh nghiệp?
Lạm phát cao như thế này, áp lực cuối năm như thế này thì chúng ta không thể buông vũ khí vừa qua được, phải tiếp tục chính sách tiền tệ, tài chính thắt chặt. Nhưng trong lúc nhiều doanh nghiệp đã kêu khó khăn rồi, lại phái bóp lại nữa thì đây là một bài toán rất khó.
Mà chính sách thắt chặt tiền tệ để “cứu” tình hình lạm phát nếu buông lơi là hỏng, nhưng nếu làm mạnh trong tình hình khó khăn như thế này thì đây cũng là một thách thức rất lớn.
Nhìn tình hình này, chúng ta xác định lối ra thì không có cách nào khác phải tiếp tục kiên trì các giải pháp chống lạm phát thôi. Lạm phát gây ra nhiều tai họa, tập trung giảm cái ấy đã, ép nó xuống đã.
Chứ nếu để cuối năm lại bùng lên, để nó vượt khỏi 17-18% hay 20% thì làm cho sức mua giảm sút nhanh, sản xuất đình chệ lại, kéo dài thì một loạt doanh nghiệp sẽ phá sản.
Đó là điều đang nhìn thấy rồi. Nhưng thái độ của chúng ta thế nào?
Thứ nhất là phải kiên quyết các biện pháp chống lạm phát, lấy đó làm mũi nhọn tập trung, thậm chí phải hy sinh tăng trưởng, cũng phải làm.
Bởi vì làm thế thì sẽ được cái ổn định lâu dài, làm thế có thể phải gian khổ, có thể rất khó khăn trước mắt nhưng sẽ đảm bảo yếu tố lâu dài và đảm bảo không đổ vỡ.
Tất nhiên mình cũng không thể để giảm phát xảy ra, chỉ làm đến giới hạn phải dừng chứ còn để tụt xuống mức giảm phát thì cũng hỏng. Thế thì phải chấp nhận các giải pháp để kiềm chế lạm phát thành công, với những liều thuốc mạnh hơn, hay là thực hiện đồng bộ hơn, kiên quyết hơn để chống lạm phát thành công.
Biện pháp thứ hai phải xử lý và chặn bằng được hậu quả, mặt trái của vấn đề thắt chặt vừa qua, để cho lạm phát giảm xuống và có cơ hội giảm lãi suất xuống, mới cứu được doanh nghiệp.
Chứ để họ cứ “múc” vốn lãi suất 22-23% thì không có doanh nghiệp nào tải nổi. Kịch bản lãi suất cao như thế này đối với doanh nghiệp sẽ một là hụt vốn lưu động, hai là không trả nợ được, ba là không dám vay nữa, ngừng lại hết. Thì biện pháp đầu tiên, hỗ trợ chống mặt trái của chống lạm phát là phải hỗ trợ giảm lãi suất xuống.
Chúng ta phải chấp nhận không thể tăng cung tiền ra được nữa, sẽ làm tiếp các giải pháp kiên quyết cắt giảm đầu tư, thu gọn nó lại để đưa vốn ít nhưng mà vào những chỗ sử dụng nhiều lao động, sinh lời, và nó làm cho doanh nghiệp tồn tại được, trụ vững được. Thế thì phải làm rất kiên quyết, kể cả sắp xếp đầu tư, sắp xếp doanh nghiệp.
Mà lúc này nếu còn chần chừ, không tạo yếu tố để chặn rủi ro lạm phát thì cái cắt giảm ấy cũng là hình thức thôi.
Chặn thứ hai là chặn lượng vốn đưa vào lưu thông, nhưng vẫn phải hỗ trợ được doanh nghiệp với những khó khăn không phải do bản thân họ gây nên. Họ đang làm tốt nhưng do tình hình lạm phát, do chính sách thắt chặt nên họ không thu được nợ, không có khả năng hoàn vốn, không thể vay vốn tiếp và bị trì trệ.
Thứ ba là phải cứu trợ thực sự có hiệu quả những đối tượng khó khăn, nhất là dân nghèo, trong vấn đề giá điện tăng lên, các vấn đề y tế, bảo hiểm, thậm chí cả lương thực… Tất cả cái đó, gói trong vấn đề an sinh xã hội phải phân ra rất rõ, xử lý nhóm đối tượng rất khó khăn.
Theo ông, Chính phủ mới trong quản lý, điều hành sẽ phải chú ý vấn đề gì?
Sẽ phải rất kiên trì trong quản lý. Bởi vì đất nước chúng ta trong một thời gian dài ham tăng trưởng, hăng hái đi vào phát triển theo chiều rộng, ít tập trung quản lý theo chiều sâu, để tình trạng chung là quản lý duy ý chí, thất thoát rất nhiều trong quản lý doanh nghiệp, quản lý đất đai, tài nguyên môi trường…
Hay các vấn đề về thị trường vàng, USD… mình toàn đuổi gà đằng sau thôi, toàn để vấn đề xảy ra rồi mới giải quyết… Cho nên, biện pháp quản lý phải đặt lên hàng đầu.
Ngoài ra, dứt khoát phải lập lại trật tự, kỷ cương trong điều hành. Vừa qua, kỷ cương trong điều hành thực hiện chưa được tốt, vẫn để người tốt, người đứng đắn bị thiệt thòi, nhiều chỗ còn chưa công bằng, chưa công khai, minh bạch, có những anh làm nhiều lại hưởng rất thấp, hay những anh đầu cơ buôn lậu trục lợi, chụp giật thì lại nhởn nhơ…
Khi mà kỷ luật, kỷ cương không được nghiêm túc thì xã hội hỗn loạn, sức mạnh thực hiện không có, luật lệ bị vô hiệu hóa, lòng tin cấp trên cấp dưới bị giảm sút, thậm chí là mất. Ra chính sách có thể không được thực hiện, hoặc người làm tốt cũng như anh làm xấu, vi phạm không bị xử lý mà cái người làm đứng đắn bị thiệt thòi.
Một xã hội không có kỷ cương thì là một xã hội yếu, trong kinh tế cũng thế, trong điều hành quản lý cũng thế.