VN-Index có phiên tích cực khi vận động được lực cầu trở lại quanh vùng giá thấp. Tuy nhiên, hoạt động mua lại không tăng mạnh trên nhóm vốn hóa lớn nên vẫn chưa thể loại trừ khả năng VN-Index giằng co hoặc thậm chí giảm nhẹ trong phiên ngày mai.
VN-Index tiếp tục hình thành nến "Marubozu" giảm điểm thân đặc với thanh khoản gia tăng. Mặc dù có hoạt động bắt đáy đan xen, lực cầu lại cho thấy động lượng suy yếu hơn so với phe bán trong các nhịp giằng co, từ đó đánh mất đi thế kiểm soát.
Tín hiệu đảo chiều giảm mạnh về cuối phiên, ngay liền sau 1 phiên hồi phục và tạo mẫu nến rút chân tích cực trước đó, cho thấy sự mất kiên nhẫn của bên nắm giữ.
VN-Index một lần nữa cho phản ứng hồi phục tích cực và hình thành nến rút chân tại quanh ngưỡng hỗ trợ gần, đồng thời thanh khoản có sự cải thiện hơn, cho thấy hoạt động bắt đáy vẫn diễn ra chủ động bất chấp chiều bán đang gia tăng về cường độ.
Đà hồi phục sớm bị chặn đứng lại bởi áp lực bán chủ động gia tăng trong giai đoạn phiên chiều và điều này cho thấy, tâm lý thận trọng vẫn đang chi phối hầu hết trạng thái giao dịch.
VN-Index xuất hiện lực cầu bắt đáy về giai đoạn cuối phiên và hình thành mẫu nến rút chân, đi kèm với thanh khoản giao dịch tăng vọt, cho thấy hoạt động của lực cầu đã có sự sôi nổi hơn
Sự hưng phấn của phe mua không thể giúp VN-Index bứt phá ra khỏi ngưỡng kháng cự gần thành công, ngược lại diễn biến bán chủ động có phần lấn át trên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khiến cho thị trường mất đi lực nâng.
Trong phiên cuối tuần, các quỹ đầu tư theo các rổ chỉ số VnDiamond, Vn30, VnFinlead sẽ thực hiện hoạt động tái cơ cấu danh mục quý 4/2024. Hoạt động cơ cấu này có thể tạo ra biến động mạnh cho thị trường ở giai đoạn cuối phiên.
Sau hai phiên hồi phục từ đáy ngắn hạn, VN-Index đã trải qua diễn biến điều chỉnh chủ đạo trong phiên hôm nay với áp lực bán hạ tỷ trọng của một bộ phận nhà đầu tư.
VN-Index đóng cửa gần cao nhất phiên và duy trì thành công gap tăng điểm, cho thấy lực cầu đã có sự ổn định hơn và khối lượng khớp bán chủ động đã có phần suy yếu.