Tiêu chí được “tái cơ cấu” từ nguồn vốn ADB
Bộ Tài chính quy định các điều kiện để doanh nghiệp nhà nước vay vốn ADB nhằm tái cấu trúc hoạt động
Quyết định 20/QĐ-BTC được Bộ Tài chính ban hành mới đây đã đưa ra những tiêu chí khá cụ thể với các doanh nghiệp nhà nước đang muốn "tái cơ cấu" bằng nguồn vốn vay từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)
Quyết định này đã được ban hành căn cứ vào hiệp định tài trợ khung của chương trình “Cải cách doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty” được ký kết ngày 27/9/2011 giữa ADB và Chính phủ Việt Nam, theo đó các doanh nghiệp phải đáp ứng một loạt điều kiện để có thể tham gia dự án 2 và dự án 3 thuộc chương trình này.
Chương trình được sử dụng nguồn vốn vay ADB với số vốn 124,133 triệu USD trên cơ sở hiệp định khung nói trên, với nguồn vốn vay ưu đãi 630 triệu USD
Theo Quyết định 20, có 3 nhóm tiêu chí với rất nhiều tiêu chí được đưa ra, trong đó nhấn mạnh đến quyết tâm của lãnh đạo từng doanh nghiệp cũng như các điều kiện kỹ thuật từ chính doanh nghiệp.
Chẳng hạn, đối với nhóm tiêu chí điều kiện tham gia, các doanh nghiệp phải có "tính sẵn sàng cải cách", theo đó hội đồng thành viên/hội đồng quản trị có nghị quyết về thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp để tham gia chương trình và chủ sở hữu là bộ quản lý ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản đồng ý cho phép.
Hội đồng thành viên/hội đồng quản trị cũng phải có văn bản cam kết cung cấp cho Bộ Tài chính và ADB các thông tin như báo cáo tài chính; quy trình quản lý, quản trị doanh nghiệp; kế hoạch chiến lược và quy trình lập kế hoạch chiến lược trong suốt thời gian đánh giá, lựa chọn doanh nghiệp và xây dựng phương án tái cấu trúc doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính của công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong 3 năm tính đến thời điểm được xem xét lựa chọn phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Những tranh chấp pháp lý quan trọng cần được nêu rõ để đảm bảo tái cơ cấu không bị cản trở bởi hệ thống pháp lý.
Một số tiêu chí mang tính "định tính" hơn của được đưa vào đánh giá, chẳng hạn các chỉ tiêu tài chính, bao gồm tổng nợ quá hạn và nợ ngắn hạn; nợ ngắn hạn/tổng nợ; tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu; lợi nhuận trước thuế, chi phí lãi vay và khấu hao hàng năm/lãi vay phải trả hàng năm; dự kiến tổng nguồn lực tài chính cần thiết cho việc tái cấu trúc công ty mẹ và các công ty con; dòng tiền trên doanh số; dòng tiền trên tổng tài sản; dòng tiền trên vốn chủ sở hữu; hệ số khả năng thanh toán tổng quát...
Bên cạnh đó là các chỉ tiêu về kế hoạch tái cấu trúc và lợi ích từ tái cấu trúc, bao gồm tỷ lệ (%) tổng số lao động làm việc trong các công ty con hữu hiệu; tỷ lệ (%) tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm trong vòng 4 năm (2012-2015); tỷ lệ (%) tăng dòng tiền mặt hoạt động sau 4 năm chuyển dịch cơ cấu (2012-2015)...
Một yếu tố quan trọng khác là chất lượng của ban giám đốc và quản lý cấp cao; cam kết và động lực của hội đồng quản trị/hội đồng thành viên trong việc thực hiện tái cơ cấu; số lượng công ty con do công ty mẹ hoặc Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ; cam kết và động lực của cơ quan chủ sở hữu trong việc thực hiện tái cơ cấu...
Về quy trình lựa chọn doanh nghiệp sẽ gồm 3 bước: bước 1 là lựa chọn doanh nghiệp để Bộ Tài chính và ADB thẩm định trên cơ sở kết quả soát xét của chuyên gia tư vấn về hồ sơ, báo cáo của doanh nghiệp, qua đó sẽ công bố danh sách ngắn các doanh nghiệp; bước 2 là lựa chọn doanh nghiệp theo các tiêu chí "định tính" và cuối cùng là đánh giá toàn diện hoạt động để quyết định.
Quyết định này đã được ban hành căn cứ vào hiệp định tài trợ khung của chương trình “Cải cách doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty” được ký kết ngày 27/9/2011 giữa ADB và Chính phủ Việt Nam, theo đó các doanh nghiệp phải đáp ứng một loạt điều kiện để có thể tham gia dự án 2 và dự án 3 thuộc chương trình này.
Chương trình được sử dụng nguồn vốn vay ADB với số vốn 124,133 triệu USD trên cơ sở hiệp định khung nói trên, với nguồn vốn vay ưu đãi 630 triệu USD
Theo Quyết định 20, có 3 nhóm tiêu chí với rất nhiều tiêu chí được đưa ra, trong đó nhấn mạnh đến quyết tâm của lãnh đạo từng doanh nghiệp cũng như các điều kiện kỹ thuật từ chính doanh nghiệp.
Chẳng hạn, đối với nhóm tiêu chí điều kiện tham gia, các doanh nghiệp phải có "tính sẵn sàng cải cách", theo đó hội đồng thành viên/hội đồng quản trị có nghị quyết về thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp để tham gia chương trình và chủ sở hữu là bộ quản lý ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có văn bản đồng ý cho phép.
Hội đồng thành viên/hội đồng quản trị cũng phải có văn bản cam kết cung cấp cho Bộ Tài chính và ADB các thông tin như báo cáo tài chính; quy trình quản lý, quản trị doanh nghiệp; kế hoạch chiến lược và quy trình lập kế hoạch chiến lược trong suốt thời gian đánh giá, lựa chọn doanh nghiệp và xây dựng phương án tái cấu trúc doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính của công ty mẹ tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trong 3 năm tính đến thời điểm được xem xét lựa chọn phải được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập hoạt động hợp pháp tại Việt Nam. Những tranh chấp pháp lý quan trọng cần được nêu rõ để đảm bảo tái cơ cấu không bị cản trở bởi hệ thống pháp lý.
Một số tiêu chí mang tính "định tính" hơn của được đưa vào đánh giá, chẳng hạn các chỉ tiêu tài chính, bao gồm tổng nợ quá hạn và nợ ngắn hạn; nợ ngắn hạn/tổng nợ; tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu; lợi nhuận trước thuế, chi phí lãi vay và khấu hao hàng năm/lãi vay phải trả hàng năm; dự kiến tổng nguồn lực tài chính cần thiết cho việc tái cấu trúc công ty mẹ và các công ty con; dòng tiền trên doanh số; dòng tiền trên tổng tài sản; dòng tiền trên vốn chủ sở hữu; hệ số khả năng thanh toán tổng quát...
Bên cạnh đó là các chỉ tiêu về kế hoạch tái cấu trúc và lợi ích từ tái cấu trúc, bao gồm tỷ lệ (%) tổng số lao động làm việc trong các công ty con hữu hiệu; tỷ lệ (%) tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm trong vòng 4 năm (2012-2015); tỷ lệ (%) tăng dòng tiền mặt hoạt động sau 4 năm chuyển dịch cơ cấu (2012-2015)...
Một yếu tố quan trọng khác là chất lượng của ban giám đốc và quản lý cấp cao; cam kết và động lực của hội đồng quản trị/hội đồng thành viên trong việc thực hiện tái cơ cấu; số lượng công ty con do công ty mẹ hoặc Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ; cam kết và động lực của cơ quan chủ sở hữu trong việc thực hiện tái cơ cấu...
Về quy trình lựa chọn doanh nghiệp sẽ gồm 3 bước: bước 1 là lựa chọn doanh nghiệp để Bộ Tài chính và ADB thẩm định trên cơ sở kết quả soát xét của chuyên gia tư vấn về hồ sơ, báo cáo của doanh nghiệp, qua đó sẽ công bố danh sách ngắn các doanh nghiệp; bước 2 là lựa chọn doanh nghiệp theo các tiêu chí "định tính" và cuối cùng là đánh giá toàn diện hoạt động để quyết định.