Chứng khoán châu Á “mở hàng” kém may
Phiên giao dịch đầu tháng 3, các chỉ số chứng khoán chủ chốt của châu Á sụt giảm mạnh và xóa sạch thành quả đã đạt được trong tháng trước
Phiên giao dịch đầu tháng 3, các chỉ số chứng khoán chủ chốt của châu Á sụt giảm mạnh và xóa sạch thành quả đã đạt được trong tháng trước khi thua lỗ tín dụng vẫn là “căn bệnh ung thư” đe dọa thị trường nhập khẩu lớn nhất của châu Á.
Đóng cửa giao dịch, chỉ có hai thị trường tăng điểm là Trung Quốc và New Zealand. Nikkei 225 của Nhật Bản lùi sâu 4,5% (610,84 điểm) xuống mức 12.992,18 điểm, chịu tổn thất lớn nhất kể từ 6/2. S&P/ASX 200 của Úc mất 3% còn 5.405,8 điểm, thiệt hại trong 4 tháng 18%, là bước tụt lùi sâu nhất kể từ năm 1992. Hang Seng của Hồng Kông giảm 746 điểm (3,1%).
“Không còn nghi ngờ gì nữa, kinh tế Mỹ đang giằng co, sự suy kiệt của chứng khoán đang và sẽ tiếp tục vượt qua ranh giới khu vực tài chính trong vài tháng tới” Tom Murphy, giám đốc quản lý quỹ tại ngân hàng Deutsche Bank AG ở Sydney, Úc nhận xét.
Lúc 4 giờ chiều, chỉ số MSCI của khu vực châu Á - Thái Bình Dương mất 3%, chỉ còn 143,11 điểm. Cổ phiếu tài chính là những “người chơi” chịu nhiều thua thiệt nhất, 2,8%.
Takefuji, ông chủ cho vay tiêu dùng lớn thứ ba nước Nhật tính theo giá trị thị trường giảm 6,6%, chỉ còn 2.490 yên, mức sụt giảm lớn nhất kể từ 12/2, sau khi công ty này cho biết doanh thu cả năm có thể bị cắt giảm vì thua lỗ từ những giao dịch phái sinh thông qua Merrill Lynch.
Ngân hàng Commonwealth, nhà cung cấp dịch vụ thế chấp lớn nhất nước Úc, mất 5,1%, chỉ còn 40A$, giá đóng cửa thấp nhất tính từ 7/11/2005. Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ, ngân hàng thương mại đại chúng lớn nhất của Nhật, giảm 4,7%, chỉ còn 902 yên.
Tại Hồng Kông, HSBC Holdings Plc, ngân hàng số 1 châu Âu về tổng giá trị thị trường trượt 1,7%, chỉ còn 118,70 HK$.
Khi các khoản thua lỗ và thâm hụt do thế chấp Subprime “phình” lên 181 tỷ USD, các cổ phiếu tài chính trong hàn thử biểu MSCI của châu Á đã tổn thất lên đến 14% trong năm nay, giảm lớn nhất trong 10 nhóm ngành của chỉ số khu vực này.
Xuất khẩu của Nhật cũng chịu chung cảnh ngộ khi đồng USD mất giá kỷ lục so với đồng Yên trong ba năm qua. Toyota, ông chủ sản xuất ô tô lớn thứ hai thế giới, giảm 3,3%, chỉ còn 5.560 Yên. Samsung, thương hiệu sản xuất con chip và điện thoại di động lớn nhất châu Á, tụt lùi 2%, chỉ còn 549.000 won.
Cứ 1 Yên bị hao hụt khi quy đổi từ USD, thì lợi nhuận kinh doanh hàng năm của Toyota sẽ tổn thất 35 tỷ Yên (340 triệu USD). Trong khi đó, các báo cáo vừa công bố của chính phủ Mỹ cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 2 của thị trường xuất khẩu lớn nhất của châu Á có thể tăng vì sản xuất đang gặp khó.
“Các nhà đầu tư đang rất lo lắng về căng thẳng kinh tế của Mỹ, đây là nguyên nhân làm suy yếu sức mua của đồng USD trong so sánh với đồng Yên và điều này sẽ kéo thị trường đi xuống. Tuần này, sẽ có nhiều dữ liệu kinh tế được công bố và nếu các con số đưa ra không khác biệt mấy so với dự báo của các nhà kinh tế thì có thể chúng ta còn chứng kiến tình trạng thị trường tiếp tục điều chỉnh” Junichi Misawa, chuyên viên quản lý quỹ của STB Asset Management Co. ở Tokyo, Nhật Bản, bình luận.
BHP,công ty khai khoáng lớn nhất thế giới, giảm 2,5%, xuống mức 38,59 A$. Rio Tinto, công ty lớn thứ ba, mất 3,9%, chỉ còn 131,65 A$, con số tổn thất lớn nhất kể từ 29/1.
Tại Thái Lan, các cổ phiếu bất động sản phục hồi sau khi ngân hàng trung ương nước này tháo bỏ hàng rào ngăn luồng vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hàn thử biểu của các công ty Trung Quốc tại Thượng Hải và Thẩm Quyến được đánh giá là đang ở mức gấp 41,12 lần doanh thu, gấp đôi tỷ lệ trung bình của các cổ phiếu lục địa giao dịch tại Hồng kông. Cổ phiếu của Jiangxi Copper, công ty sản xuất đồng lớn thứ hai nước này có giá trị thị trường gấp 30,26 lần lợi nhuận, trong khi đó, tỷ lệ này ở Hồng kông là 11,18 lần.
Khoảng cách định giá này đã mở rộng ngay cả khi CSI 300 của thị trường lục địa xuống khỏi độ cao kỷ lục và bước vào trạng thái thị trường dạng gấu trong 4 tháng qua. Để khoảng cách định giá này được thu hẹp như trước đây, CSI 300 phải rơi xuống mức 3.696,87 điểm, tương đương gấp 32,52 lần lợi nhuận. Điều này dễ nhận thấy từ mức mất mát 21% trong phiên đóng cửa cuối tuần trước, khi chỉ số này chỉ còn 4.674,55 điểm.
Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/3, CSI 300 của Trung Quốc vẫn tăng được 2,3%, lên mức 4.790 điểm.
Đóng cửa giao dịch, chỉ có hai thị trường tăng điểm là Trung Quốc và New Zealand. Nikkei 225 của Nhật Bản lùi sâu 4,5% (610,84 điểm) xuống mức 12.992,18 điểm, chịu tổn thất lớn nhất kể từ 6/2. S&P/ASX 200 của Úc mất 3% còn 5.405,8 điểm, thiệt hại trong 4 tháng 18%, là bước tụt lùi sâu nhất kể từ năm 1992. Hang Seng của Hồng Kông giảm 746 điểm (3,1%).
“Không còn nghi ngờ gì nữa, kinh tế Mỹ đang giằng co, sự suy kiệt của chứng khoán đang và sẽ tiếp tục vượt qua ranh giới khu vực tài chính trong vài tháng tới” Tom Murphy, giám đốc quản lý quỹ tại ngân hàng Deutsche Bank AG ở Sydney, Úc nhận xét.
Lúc 4 giờ chiều, chỉ số MSCI của khu vực châu Á - Thái Bình Dương mất 3%, chỉ còn 143,11 điểm. Cổ phiếu tài chính là những “người chơi” chịu nhiều thua thiệt nhất, 2,8%.
Takefuji, ông chủ cho vay tiêu dùng lớn thứ ba nước Nhật tính theo giá trị thị trường giảm 6,6%, chỉ còn 2.490 yên, mức sụt giảm lớn nhất kể từ 12/2, sau khi công ty này cho biết doanh thu cả năm có thể bị cắt giảm vì thua lỗ từ những giao dịch phái sinh thông qua Merrill Lynch.
Ngân hàng Commonwealth, nhà cung cấp dịch vụ thế chấp lớn nhất nước Úc, mất 5,1%, chỉ còn 40A$, giá đóng cửa thấp nhất tính từ 7/11/2005. Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ, ngân hàng thương mại đại chúng lớn nhất của Nhật, giảm 4,7%, chỉ còn 902 yên.
Tại Hồng Kông, HSBC Holdings Plc, ngân hàng số 1 châu Âu về tổng giá trị thị trường trượt 1,7%, chỉ còn 118,70 HK$.
Khi các khoản thua lỗ và thâm hụt do thế chấp Subprime “phình” lên 181 tỷ USD, các cổ phiếu tài chính trong hàn thử biểu MSCI của châu Á đã tổn thất lên đến 14% trong năm nay, giảm lớn nhất trong 10 nhóm ngành của chỉ số khu vực này.
Xuất khẩu của Nhật cũng chịu chung cảnh ngộ khi đồng USD mất giá kỷ lục so với đồng Yên trong ba năm qua. Toyota, ông chủ sản xuất ô tô lớn thứ hai thế giới, giảm 3,3%, chỉ còn 5.560 Yên. Samsung, thương hiệu sản xuất con chip và điện thoại di động lớn nhất châu Á, tụt lùi 2%, chỉ còn 549.000 won.
Cứ 1 Yên bị hao hụt khi quy đổi từ USD, thì lợi nhuận kinh doanh hàng năm của Toyota sẽ tổn thất 35 tỷ Yên (340 triệu USD). Trong khi đó, các báo cáo vừa công bố của chính phủ Mỹ cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 2 của thị trường xuất khẩu lớn nhất của châu Á có thể tăng vì sản xuất đang gặp khó.
“Các nhà đầu tư đang rất lo lắng về căng thẳng kinh tế của Mỹ, đây là nguyên nhân làm suy yếu sức mua của đồng USD trong so sánh với đồng Yên và điều này sẽ kéo thị trường đi xuống. Tuần này, sẽ có nhiều dữ liệu kinh tế được công bố và nếu các con số đưa ra không khác biệt mấy so với dự báo của các nhà kinh tế thì có thể chúng ta còn chứng kiến tình trạng thị trường tiếp tục điều chỉnh” Junichi Misawa, chuyên viên quản lý quỹ của STB Asset Management Co. ở Tokyo, Nhật Bản, bình luận.
BHP,công ty khai khoáng lớn nhất thế giới, giảm 2,5%, xuống mức 38,59 A$. Rio Tinto, công ty lớn thứ ba, mất 3,9%, chỉ còn 131,65 A$, con số tổn thất lớn nhất kể từ 29/1.
Tại Thái Lan, các cổ phiếu bất động sản phục hồi sau khi ngân hàng trung ương nước này tháo bỏ hàng rào ngăn luồng vốn đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hàn thử biểu của các công ty Trung Quốc tại Thượng Hải và Thẩm Quyến được đánh giá là đang ở mức gấp 41,12 lần doanh thu, gấp đôi tỷ lệ trung bình của các cổ phiếu lục địa giao dịch tại Hồng kông. Cổ phiếu của Jiangxi Copper, công ty sản xuất đồng lớn thứ hai nước này có giá trị thị trường gấp 30,26 lần lợi nhuận, trong khi đó, tỷ lệ này ở Hồng kông là 11,18 lần.
Khoảng cách định giá này đã mở rộng ngay cả khi CSI 300 của thị trường lục địa xuống khỏi độ cao kỷ lục và bước vào trạng thái thị trường dạng gấu trong 4 tháng qua. Để khoảng cách định giá này được thu hẹp như trước đây, CSI 300 phải rơi xuống mức 3.696,87 điểm, tương đương gấp 32,52 lần lợi nhuận. Điều này dễ nhận thấy từ mức mất mát 21% trong phiên đóng cửa cuối tuần trước, khi chỉ số này chỉ còn 4.674,55 điểm.
Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch ngày 3/3, CSI 300 của Trung Quốc vẫn tăng được 2,3%, lên mức 4.790 điểm.