Chứng khoán Mỹ “nhờn thuốc”
Bất chấp việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ của FED, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn giảm điểm khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/1
Bất chấp việc cắt giảm lãi suất mạnh mẽ của FED, thị trường chứng khoán Mỹ vẫn giảm điểm khi đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/1.
Lần thứ hai trong 9 ngày, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FDE) đã hạ lãi suất cơ bản - dấu hiệu động thái này sẽ tiếp tục được áp dụng để ngăn chặn suy thoái kinh tế Mỹ. Mức cắt giảm lãi suất tích lũy tính từ 22/1 là động thái “nới lỏng đồng tiền cho vay” nhanh nhất kể từ năm 1990.
“Kinh tế Mỹ đang liêu xiêu, các thị trường vốn toàn cầu đang phải đánh vật và cả hệ thống cần phải được “tu chỉnh”. FED đang làm mọi điều có thể để thực hiện điều đó” Kevin Rendino, chuyên viên quản lý quỹ cấp cao tại tập đoàn BlackRock Inc. ở Plainsboro, New Jersey nhận định.
Ngay sau khi quyết định của FED được đưa ra, Standard & Poor's 500 nhảy vọt thêm 1,7%. “FED đang cố gắng làm tất cả những gì có thể, và xem ra họ đã kích thích mọi người được một chút. Tuy nhiên, hình ảnh nền kinh tế đang đi xuống là khó đẩy lùi”, Barry James, Chủ tịch của James Investment Research in Dayton, Ohio nói.
Cuối phiên, S&P 500 lùi lại 6,49 điểm (0,5%) chỉ còn 1.355,81 điểm, đây là mức thấp nhất của chỉ số này trong 5 năm qua. Từ đầu năm đến nay chỉ số này đã mất 7,7%. Dow Jones mất 37,47 điểm (0,3%) xuống mức 12.442,83 điểm. Nasdaq giảm 9,06 điểm (0,4%) đứng ở mức 2.349 điểm.
Tại thị trường giao dịch New York, cổ phiếu giảm giá “ép sân” cổ phiếu tăng giá với tỷ lệ 2:1.
Một báo cáo dự báo, các ngân hàng có thể thua lỗ đến 70 tỷ USD, các công ty bảo lãnh trái phiếu đang phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ. Các cổ phiếu tài chính đã xóa sạch thành quả đạt được trong 90 phút giao dịch đầu khi các cổ phiếu tài chính tăng được 2,7% nhờ vào động thái chính sách tiền tệ nhanh chóng nhất kể từ năm 1990.
“Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đang chậm lại. Việc cắt giảm lãi suất thường phải mất 12 tháng mới tác động đến nền kinh tế”, Bruce McCain, Trưởng ban Đầu tư chiến lược tại Ngân hàng Key Private Bank ở Cleverland nhận định.
Các nhà phân tích của Bloomberg dự báo, doanh thu của tất cả các công ty tham gia vào S&P 500 có thể giảm trung bình 18%, con số tổn thất lớn nhất kể từ năm 2001.
Trong khi đó, chứng khoán châu Á lại tăng điểm với niềm tin của các nhà đầu tư là các ông chủ sản xuất xe hơi và các ông chủ đóng tàu sẽ đủ sức “đề kháng” với “virus tín dụng” từ thị trường Mỹ.
Lúc 1h40 chiều 30/1 tại Tokyo, chỉ số MSCI - Châu Á - Thái Bình Dương tăng 1,1%, lên mức 142,73 điểm. Trong năm 2008 này, thước đo này đã sụt 9,5% và đánh dấu tháng làm việc tồi tệ nhất kể từ tháng 9/2001. 9 trong số 10 tập đoàn tham gia vào chỉ số này đều tăng điểm trong ngày hôm nay.
Nikkei 225 thêm 1,8%, lên mức 13.583,11 điểm. Kospi của Hàn Quốc leo thêm 2,4%, trở thành hàn thử biểu của khu vực châu Á thăng tiến mạnh nhất trong phiên giao dịch hôm nay.
Lần thứ hai trong 9 ngày, Cục Dữ trữ Liên bang Mỹ (FDE) đã hạ lãi suất cơ bản - dấu hiệu động thái này sẽ tiếp tục được áp dụng để ngăn chặn suy thoái kinh tế Mỹ. Mức cắt giảm lãi suất tích lũy tính từ 22/1 là động thái “nới lỏng đồng tiền cho vay” nhanh nhất kể từ năm 1990.
“Kinh tế Mỹ đang liêu xiêu, các thị trường vốn toàn cầu đang phải đánh vật và cả hệ thống cần phải được “tu chỉnh”. FED đang làm mọi điều có thể để thực hiện điều đó” Kevin Rendino, chuyên viên quản lý quỹ cấp cao tại tập đoàn BlackRock Inc. ở Plainsboro, New Jersey nhận định.
Ngay sau khi quyết định của FED được đưa ra, Standard & Poor's 500 nhảy vọt thêm 1,7%. “FED đang cố gắng làm tất cả những gì có thể, và xem ra họ đã kích thích mọi người được một chút. Tuy nhiên, hình ảnh nền kinh tế đang đi xuống là khó đẩy lùi”, Barry James, Chủ tịch của James Investment Research in Dayton, Ohio nói.
Cuối phiên, S&P 500 lùi lại 6,49 điểm (0,5%) chỉ còn 1.355,81 điểm, đây là mức thấp nhất của chỉ số này trong 5 năm qua. Từ đầu năm đến nay chỉ số này đã mất 7,7%. Dow Jones mất 37,47 điểm (0,3%) xuống mức 12.442,83 điểm. Nasdaq giảm 9,06 điểm (0,4%) đứng ở mức 2.349 điểm.
Tại thị trường giao dịch New York, cổ phiếu giảm giá “ép sân” cổ phiếu tăng giá với tỷ lệ 2:1.
Một báo cáo dự báo, các ngân hàng có thể thua lỗ đến 70 tỷ USD, các công ty bảo lãnh trái phiếu đang phải đối mặt với tình trạng vỡ nợ. Các cổ phiếu tài chính đã xóa sạch thành quả đạt được trong 90 phút giao dịch đầu khi các cổ phiếu tài chính tăng được 2,7% nhờ vào động thái chính sách tiền tệ nhanh chóng nhất kể từ năm 1990.
“Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đang chậm lại. Việc cắt giảm lãi suất thường phải mất 12 tháng mới tác động đến nền kinh tế”, Bruce McCain, Trưởng ban Đầu tư chiến lược tại Ngân hàng Key Private Bank ở Cleverland nhận định.
Các nhà phân tích của Bloomberg dự báo, doanh thu của tất cả các công ty tham gia vào S&P 500 có thể giảm trung bình 18%, con số tổn thất lớn nhất kể từ năm 2001.
Trong khi đó, chứng khoán châu Á lại tăng điểm với niềm tin của các nhà đầu tư là các ông chủ sản xuất xe hơi và các ông chủ đóng tàu sẽ đủ sức “đề kháng” với “virus tín dụng” từ thị trường Mỹ.
Lúc 1h40 chiều 30/1 tại Tokyo, chỉ số MSCI - Châu Á - Thái Bình Dương tăng 1,1%, lên mức 142,73 điểm. Trong năm 2008 này, thước đo này đã sụt 9,5% và đánh dấu tháng làm việc tồi tệ nhất kể từ tháng 9/2001. 9 trong số 10 tập đoàn tham gia vào chỉ số này đều tăng điểm trong ngày hôm nay.
Nikkei 225 thêm 1,8%, lên mức 13.583,11 điểm. Kospi của Hàn Quốc leo thêm 2,4%, trở thành hàn thử biểu của khu vực châu Á thăng tiến mạnh nhất trong phiên giao dịch hôm nay.