Chứng khoán thế giới: Giá dầu sụt giảm, thị trường Mỹ lên điểm
Ngày 22/8, chứng khoán châu Âu và Mỹ đã tăng điểm nhờ cổ phiếu khối tài chính lên điểm và giá dầu xuống 114,59 USD/thùng
Ngày 22/8, chứng khoán châu Âu và Mỹ đã tăng điểm nhờ cổ phiếu khối tài chính lên điểm và giá dầu xuống 114,59 USD/thùng.
Chứng khoán Mỹ: Giá dầu sụt giảm, thị trường Mỹ lên điểm
Đồng USD đã tăng giá trở lại so với nhiều ngoại tệ mạnh khác nên đã đẩy giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 10 tại NYMEX trong ngày 22/8 giảm 6,59 USD/thùng, tương đương -5,4%, đóng cửa ở mức 114,59 USD/thùng.
Như vậy, giá dầu đã tăng 1,72 USD/thùng, tương ứng 1,52% so với tuần trước nhưng vẫn giảm 22,19% so với thời kỳ lên đỉnh, 147,27 USD/thùng.
Hôm thứ Sáu, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Ben Bernanke cho biết, FED có thể sẽ giữ mặt bằng lãi suất cơ bản ở mức thấp trong thời gian tới vì giá các hàng hóa đã hạ xuống do nhu cầu giảm, do đó sẽ làm giảm các mối đe dọa từ lạm phát.
Bên cạnh đó, thông tin Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc sẽ mua lại cổ phần của Lehman Brothers khiến nỗi lo về “gánh nặng” khối tài chính của Phố Wall phần nào được giảm xuống, góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán lên điểm.
Trong tuần qua, cổ phiếu khối năng lượng có mức tăng ấn tượng nhất khi tiến thêm 5,18%, tiếp theo là mức tăng 2,14% của khối dịch vụ công cộng. Trong khi đó, mức giảm điểm mạnh nhất thuộc về khối tài chính với biên độ giảm 3,04%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục lên 197,85 điểm, tương đương 1,73%, đóng cửa ở mức 11.628,06, giảm 0,27% so với tuần trước và mất 12,34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số Nasdaq phiên này tiến thêm 34,33 điểm, tương ứng 1,44%, đóng cửa ở mức 2.414,71, mất 1,54% so với tuần trước và giảm 8,965% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 14,48 điểm, tương đương 1,3%, đóng cửa ở mức 1.292,2, giảm 0,46% so với tuần trước và thấp hơn 12% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán châu Âu: Khối ngân hàng tăng điểm mạnh
Hôm thứ Sáu, Cơ quan thống kê Anh đã công bố số liệu về tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý 2/2008, theo đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh đã không thay đổi so với quý 1/2008 và vẫn duy trì mức tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khối dịch vụ tăng 0,2%, khối sản xuất giảm 0,8%, ngành xây dựng giảm 1,1%...
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch cuối tuần đã tăng điểm mạnh do cổ phiếu khối ngân hàng lên điểm mạnh mẽ nhờ thông tin Ngân hàng Lehman Brothers có thể được mua lại trong khi giá dầu đã giảm xuống 118 USD/thùng khi thị trường châu Âu đóng cửa.
Trong phiên này, cổ phiếu khối ngân hàng đã tăng hơn 3%, trong đó cổ phiếu HBOS tăng 6,3%, HSBC lên 2,6%, Ngân hàng Hoàng Gia Scotland tiến thêm 5,4%, Ngân hàng Barclays tăng 5,1%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 135,4 điểm, tương đương 2,52%, đóng cửa ở mức 5505,6, tăng 0,93% so với tuần trước, khối lượng giao dịch phiên này đạt 1,71 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức trong phiên giao dịch cuối tuần lên 1,69% nhưng mất 1,6% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 4,19 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 2,23% nhưng thấp hơn tuần trước 1,19%, khối lượng giao dịch đạt 116 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: 4 phiên mất điểm trong tuần
Các chỉ số chứng khoán chính của châu Á đã giảm điểm phiên thứ tư trong tuần do giá dầu tăng cao và nguy cơ khủng hoảng tín dụng lan rộng.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Sáu tiếp tục mất điểm phiên thứ tư liên tiếp trong tuần, đưa chỉ số Nikkei 225 xuống mức thấp nhất kể từ 1/4.
Đồng Yên tiếp tục lên giá so với USD khiến cổ phiếu của các nhà xuất khẩu tiếp tục mất điểm. Trong khi đó, cổ phiếu khối tài chính cũng không tránh khỏi bị giới đầu tư bán tháo, do lo ngại sẽ có thêm một ngân hàng đầu tư đổ vỡ ở Phố Wall.
Trong số những cổ phiếu khối tài chính bị giảm điểm mạnh nhất trong thời gian qua có tên Mitsubishi UFJ Financial Group, khi cổ phiếu ngân hàng này đã xuống mức thấp nhất kể từ ngày 17/3.
Các cổ phiếu blue-chip giảm điểm mạnh nhất bao gồm: cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô lớn thứ hai Nhật - Honda giảm 2,6%, Mitsubishi UFJ mất 2,1%, Sumitomo Mitsui Financial Group trượt 3,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 86,17 điểm, tương đương -0,68%, đóng cửa ở mức 12.666,04, giảm 2,71% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,1% và mất 3,95% so với tuần trước. Chỉ số Straits Times của Singapore phiên giao dịch này tăng 0,36% nhưng mất 2,65% so với tuần trước. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tiếp tục giảm 1,04% và mất 4,78% giá trị so với tuần trước.
Trong tuần qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã có phiên tăng điểm với biên độ hơn 7%, do có thông tin Chính phủ nước này sẽ đưa ra gói hỗ trợ trị giá 200 - 400 tỷ Nhân dân tệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng JPMorgan Chase tại Trung Quốc, Frank Gong cho rằng, các giải pháp đó có thể sẽ bao gồm cả biện pháp cắt giảm thuế, tạo điều kiện tốt hơn cho thị tài chính trong nước và hỗ trợ thị trường bất động sản.
Tuy vậy, sau khi thị trường tăng điểm mạnh hôm thứ Tư thì hai phiên giao dịch sau đó, chứng khoán Trung Quốc đều mất điểm. Kết thúc ngày giao dịch cuối tuần, chỉ số Shanghai Composite giảm 26,49 điểm, tương đương -1,09%, đóng cửa ở mức 2.405,23, giảm 1,85% so với tuần trước.
Thị trường Hồng Kông nghỉ giao dịch ngày 22/8.
Chứng khoán Mỹ: Giá dầu sụt giảm, thị trường Mỹ lên điểm
Đồng USD đã tăng giá trở lại so với nhiều ngoại tệ mạnh khác nên đã đẩy giá dầu thô kỳ hạn giao tháng 10 tại NYMEX trong ngày 22/8 giảm 6,59 USD/thùng, tương đương -5,4%, đóng cửa ở mức 114,59 USD/thùng.
Như vậy, giá dầu đã tăng 1,72 USD/thùng, tương ứng 1,52% so với tuần trước nhưng vẫn giảm 22,19% so với thời kỳ lên đỉnh, 147,27 USD/thùng.
Hôm thứ Sáu, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), ông Ben Bernanke cho biết, FED có thể sẽ giữ mặt bằng lãi suất cơ bản ở mức thấp trong thời gian tới vì giá các hàng hóa đã hạ xuống do nhu cầu giảm, do đó sẽ làm giảm các mối đe dọa từ lạm phát.
Bên cạnh đó, thông tin Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc sẽ mua lại cổ phần của Lehman Brothers khiến nỗi lo về “gánh nặng” khối tài chính của Phố Wall phần nào được giảm xuống, góp phần thúc đẩy thị trường chứng khoán lên điểm.
Trong tuần qua, cổ phiếu khối năng lượng có mức tăng ấn tượng nhất khi tiến thêm 5,18%, tiếp theo là mức tăng 2,14% của khối dịch vụ công cộng. Trong khi đó, mức giảm điểm mạnh nhất thuộc về khối tài chính với biên độ giảm 3,04%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tiếp tục lên 197,85 điểm, tương đương 1,73%, đóng cửa ở mức 11.628,06, giảm 0,27% so với tuần trước và mất 12,34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số Nasdaq phiên này tiến thêm 34,33 điểm, tương ứng 1,44%, đóng cửa ở mức 2.414,71, mất 1,54% so với tuần trước và giảm 8,965% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cuối cùng, chỉ số S&P 500 tăng 14,48 điểm, tương đương 1,3%, đóng cửa ở mức 1.292,2, giảm 0,46% so với tuần trước và thấp hơn 12% giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Chứng khoán châu Âu: Khối ngân hàng tăng điểm mạnh
Hôm thứ Sáu, Cơ quan thống kê Anh đã công bố số liệu về tăng trưởng kinh tế của nước này trong quý 2/2008, theo đó, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Anh đã không thay đổi so với quý 1/2008 và vẫn duy trì mức tăng 1,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, khối dịch vụ tăng 0,2%, khối sản xuất giảm 0,8%, ngành xây dựng giảm 1,1%...
Chứng khoán châu Âu phiên giao dịch cuối tuần đã tăng điểm mạnh do cổ phiếu khối ngân hàng lên điểm mạnh mẽ nhờ thông tin Ngân hàng Lehman Brothers có thể được mua lại trong khi giá dầu đã giảm xuống 118 USD/thùng khi thị trường châu Âu đóng cửa.
Trong phiên này, cổ phiếu khối ngân hàng đã tăng hơn 3%, trong đó cổ phiếu HBOS tăng 6,3%, HSBC lên 2,6%, Ngân hàng Hoàng Gia Scotland tiến thêm 5,4%, Ngân hàng Barclays tăng 5,1%...
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số FTSE 100 của Anh tăng 135,4 điểm, tương đương 2,52%, đóng cửa ở mức 5505,6, tăng 0,93% so với tuần trước, khối lượng giao dịch phiên này đạt 1,71 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số DAX của Đức trong phiên giao dịch cuối tuần lên 1,69% nhưng mất 1,6% so với tuần trước, khối lượng giao dịch đạt 4,19 tỷ cổ phiếu.
Chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 2,23% nhưng thấp hơn tuần trước 1,19%, khối lượng giao dịch đạt 116 triệu cổ phiếu.
Chứng khoán châu Á: 4 phiên mất điểm trong tuần
Các chỉ số chứng khoán chính của châu Á đã giảm điểm phiên thứ tư trong tuần do giá dầu tăng cao và nguy cơ khủng hoảng tín dụng lan rộng.
Chứng khoán Nhật phiên giao dịch hôm thứ Sáu tiếp tục mất điểm phiên thứ tư liên tiếp trong tuần, đưa chỉ số Nikkei 225 xuống mức thấp nhất kể từ 1/4.
Đồng Yên tiếp tục lên giá so với USD khiến cổ phiếu của các nhà xuất khẩu tiếp tục mất điểm. Trong khi đó, cổ phiếu khối tài chính cũng không tránh khỏi bị giới đầu tư bán tháo, do lo ngại sẽ có thêm một ngân hàng đầu tư đổ vỡ ở Phố Wall.
Trong số những cổ phiếu khối tài chính bị giảm điểm mạnh nhất trong thời gian qua có tên Mitsubishi UFJ Financial Group, khi cổ phiếu ngân hàng này đã xuống mức thấp nhất kể từ ngày 17/3.
Các cổ phiếu blue-chip giảm điểm mạnh nhất bao gồm: cổ phiếu của nhà sản xuất ôtô lớn thứ hai Nhật - Honda giảm 2,6%, Mitsubishi UFJ mất 2,1%, Sumitomo Mitsui Financial Group trượt 3,6%.
Kết thúc ngày giao dịch, chỉ số Nikkei 225 giảm 86,17 điểm, tương đương -0,68%, đóng cửa ở mức 12.666,04, giảm 2,71% so với tuần trước.
Điểm qua các thị trường khác: Chỉ số Taiwan Weighted của Đài Loan giảm 0,1% và mất 3,95% so với tuần trước. Chỉ số Straits Times của Singapore phiên giao dịch này tăng 0,36% nhưng mất 2,65% so với tuần trước. Chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tiếp tục giảm 1,04% và mất 4,78% giá trị so với tuần trước.
Trong tuần qua, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã có phiên tăng điểm với biên độ hơn 7%, do có thông tin Chính phủ nước này sẽ đưa ra gói hỗ trợ trị giá 200 - 400 tỷ Nhân dân tệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế, thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản.
Bên cạnh đó, Chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng JPMorgan Chase tại Trung Quốc, Frank Gong cho rằng, các giải pháp đó có thể sẽ bao gồm cả biện pháp cắt giảm thuế, tạo điều kiện tốt hơn cho thị tài chính trong nước và hỗ trợ thị trường bất động sản.
Tuy vậy, sau khi thị trường tăng điểm mạnh hôm thứ Tư thì hai phiên giao dịch sau đó, chứng khoán Trung Quốc đều mất điểm. Kết thúc ngày giao dịch cuối tuần, chỉ số Shanghai Composite giảm 26,49 điểm, tương đương -1,09%, đóng cửa ở mức 2.405,23, giảm 1,85% so với tuần trước.
Thị trường Hồng Kông nghỉ giao dịch ngày 22/8.
Thị trường |
Chỉ số |
Phiên trước | Đóng cửa | Tăng / giảm (điểm) | Tăng / giảm (%) |
Mỹ | Dow Jones | 11.430,21 | 11.628,06 | 197,85 | 1,73 |
Nasdaq | 2.380,38 | 2.414,71 | 34,33 | 1,44 | |
S&P 500 | 1.277,72 | 1.292,20 | 14,48 | 1,13 | |
Anh | FTSE 100 | 5.370,20 | 5.505,60 | 135,40 | 2,52 |
Đức | DAX | 6.236,96 | 6.342,42 | 105,46 | 1,69 |
Pháp | CAC 40 | 4.304,61 | 4.400,45 | 95,84 | 2,23 |
Đài Loan | Taiwan Weighted | 6.918,48 | 6.911,64 | 6,84 | 0,10 |
Nhật | Nikkei 225 | 12.752,21 | 12.666,04 | 86,17 | 0,68 |
Hồng Kông | Hang Seng | 20.413,39 | N/A | N/A | N/A |
Hàn Quốc | KOSPI Composite | 1.512,59 | 1.496,91 | 15,68 | 1,04 |
Singapore | Straits Times |
2.716,72 |
2,723.30 | 9,83 | 0,36 |
Trung Quốc | Shanghai Composite | 2.431,72 | 2.405,23 | 26,49 | 1,09 |
Nguồn: CNBC, Thomson Reuters, Bloomberg |