Chứng khoán tuần qua: Lượng đặt mua bắt đầu tăng
Trong tuần từ 30/7 đến 3/8, VN-Index tiếp tục xuống dốc mạnh hơn tuần trước, duy nhất phiên 1/8 chỉ số tăng mạnh
Tuần qua, trên sàn Tp.HCM lượng bán ra nhiều hơn mua vào làm cho VN-Index sụt mạnh hơn tuần trước, nhà đầu tư nước ngoài giảm mua vào và tăng bán ra.
Tại sàn Hà Nội, chỉ số giá biến động cùng chiều với sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài đột ngột tăng vọt lượng giao dịch, gấp 4 lần tuần trước, lượng mua vào gấp 3 lần lượng bán ra.
Tại sàn Tp.HCM, trong tuần từ 30/7 đến 3/8, VN-Index tiếp tục xuống dốc mạnh hơn tuần trước, duy nhất phiên 1/8 chỉ số tăng mạnh, mức giảm cả tuần là 47,48 điểm, tăng 6,53 điểm so tuần trước và đã xuyên qua ngưỡng 900 điểm.
HASTC-Index biến động cùng chiều với sàn Tp.HCM, duy nhất phiên 1/8 tăng nên HASTC-Index chỉ giảm 2,89 điểm so với mức giảm 8,58 điểm của tuần trước.
Trong tuần, hàng loạt các công ty niêm yết và các ngân hàng tiếp tục công bố kết quả kinh doanh rất khả quan nhưng thị trường vẫn đi xuống.
Một sự kiện gây sốc, làm hầu hết các nhà đầu tư trong nước hoang mang, lo lắng không biết "bấu víu" và đặt lòng tin vào tổ chức hay những chuyên gia nào. Phiên 1/8, thị trường bắt đầu "nóng lên”, lượng đặt mua đột ngột tăng vọt từ 7,63 triệu chứng khoán (phiên 31/7) lên 10,86 triệu chứng khoán, lượng đặt bán sụt mạnh từ 10 triệu xuống còn 6,54 triệu chứng khoán làm cho cầu vượt cung 4,35 triệu chứng khoán, bảng điện tử xanh rờn, giá đóng cửa 88 cổ phiếu tăng (43 tăng kịch trần) và VN-Index tăng 15,19 điểm, tương đương 1,67%.
Tuy nhiên, chiều ngày 1/8, Ngân hàng HSBC đã "dội" một "gáo nước lạnh" vào thị trường khi công bố một báo cáo mới về thị trường chứng khoán Việt Nam với nhận định có 5 yếu tố khiến thị trường chứng khoán liên tục đi xuống trong những tháng qua và giá cổ phiếu là quá đắt so với một thị trường mới nổi như Việt Nam, đồng thời vẫn giữ nguyên dự báo VN-Index ở mức 900 điểm vào thời điểm cuối năm 2007.
Ngay đợt giao dịch xác định giá mở cửa phiên 2/8, nhà đầu tư trong nước ào ạt bán ra, bảng điện tử đã đỏ rực một màu, lượng bán ra đổi chiều, tăng vọt, tăng tới gần 3 triệu chứng khoán, lượng đặt mua cũng đổi chiều, sụt 3,5 triệu chứng khoán so phiên trước, cung vượt cầu tới 3,06 triệu chứng khoán, VN-Index lại sụt mạnh.
Tại sàn Tp.HCM, qua 5 phiên, chỉ duy nhất phiên 1/8 lượng cầu cao hơn cung, còn lại 4 phiên lượng bán ra lớn hơn mua vào trung bình 2 triệu chứng khoán/phiên.
Tổng lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 39,11 triệu chứng khoán, tăng 4,5 triệu chứng khoán, hơn 16,24 triệu chứng khoán đặt mua không được khớp lệnh, tăng hơn 4 triệu chứng khoán so tuần trước.
Tổng lượng đặt bán đạt 41,87/44,44 triệu chứng khoán, giảm 3,4 triệu chứng khoán, cao hơn đặt mua tới 2,76 triệu chứng khoán và có gần 19 triệu chứng khoán đặt bán không được khớp lệnh, giảm 3 triệu chứng khoán so tuần trước.
Tổng khối lượng khớp lệnh 5 phiên giảm nhẹ, còn 22,962 triệu chứng khoán, tổng trị giá khớp lệnh cũng giảm 59 tỷ, còn 2.196 tỷ đồng.
5 chứng khoán có khối lượng giao dịch khớp lệnh lớn nhất là STB với 2,299 triệu cổ phiếu, trị giá 129,5 tỷ đồng, VF1 đạt 2,284 triệu chứng chỉ quỹ trị giá 61,5 tỷ đồng, FPT đạt 1,985 triệu cổ phiếu, tổng trị giá 468 tỷ đồng, PPC đạt 1,06 triệu cổ phiếu, trị giá 55 tỷ đồng và REE đạt 700.000 cổ phiếu, trị giá 91,4 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều hơn bán ra. Họ mua khớp lệnh 5,17 triệu chứng khoán, giảm 0,05 triệu chứng khoán, tổng trị giá mua đạt hơn 695 tỷ, giảm 14 tỷ đồng, nhà đầu tư nước ngoài bán 4,42 triệu chứng khoán, tăng 1,02 triệu chứng khoán, trị giá bán đạt 518 tỷ đồng, tăng 59 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng vọt, họ mua vào 2.487.900 cổ phiếu, tăng 1,822 triệu cổ phiếu, trị giá mua 239,3 tỷ đồng, tăng hơn 170 tỷ đồng và bán ra 874.700 cổ phiếu, tăng 640.000 cổ phiếu, trị giá bán 61,57 tỷ đồng, tăng 34 tỷ đồng so tuần trước.
Tại sàn Hà Nội, chỉ số giá biến động cùng chiều với sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài đột ngột tăng vọt lượng giao dịch, gấp 4 lần tuần trước, lượng mua vào gấp 3 lần lượng bán ra.
Tại sàn Tp.HCM, trong tuần từ 30/7 đến 3/8, VN-Index tiếp tục xuống dốc mạnh hơn tuần trước, duy nhất phiên 1/8 chỉ số tăng mạnh, mức giảm cả tuần là 47,48 điểm, tăng 6,53 điểm so tuần trước và đã xuyên qua ngưỡng 900 điểm.
HASTC-Index biến động cùng chiều với sàn Tp.HCM, duy nhất phiên 1/8 tăng nên HASTC-Index chỉ giảm 2,89 điểm so với mức giảm 8,58 điểm của tuần trước.
Trong tuần, hàng loạt các công ty niêm yết và các ngân hàng tiếp tục công bố kết quả kinh doanh rất khả quan nhưng thị trường vẫn đi xuống.
Một sự kiện gây sốc, làm hầu hết các nhà đầu tư trong nước hoang mang, lo lắng không biết "bấu víu" và đặt lòng tin vào tổ chức hay những chuyên gia nào. Phiên 1/8, thị trường bắt đầu "nóng lên”, lượng đặt mua đột ngột tăng vọt từ 7,63 triệu chứng khoán (phiên 31/7) lên 10,86 triệu chứng khoán, lượng đặt bán sụt mạnh từ 10 triệu xuống còn 6,54 triệu chứng khoán làm cho cầu vượt cung 4,35 triệu chứng khoán, bảng điện tử xanh rờn, giá đóng cửa 88 cổ phiếu tăng (43 tăng kịch trần) và VN-Index tăng 15,19 điểm, tương đương 1,67%.
Tuy nhiên, chiều ngày 1/8, Ngân hàng HSBC đã "dội" một "gáo nước lạnh" vào thị trường khi công bố một báo cáo mới về thị trường chứng khoán Việt Nam với nhận định có 5 yếu tố khiến thị trường chứng khoán liên tục đi xuống trong những tháng qua và giá cổ phiếu là quá đắt so với một thị trường mới nổi như Việt Nam, đồng thời vẫn giữ nguyên dự báo VN-Index ở mức 900 điểm vào thời điểm cuối năm 2007.
Ngay đợt giao dịch xác định giá mở cửa phiên 2/8, nhà đầu tư trong nước ào ạt bán ra, bảng điện tử đã đỏ rực một màu, lượng bán ra đổi chiều, tăng vọt, tăng tới gần 3 triệu chứng khoán, lượng đặt mua cũng đổi chiều, sụt 3,5 triệu chứng khoán so phiên trước, cung vượt cầu tới 3,06 triệu chứng khoán, VN-Index lại sụt mạnh.
Tại sàn Tp.HCM, qua 5 phiên, chỉ duy nhất phiên 1/8 lượng cầu cao hơn cung, còn lại 4 phiên lượng bán ra lớn hơn mua vào trung bình 2 triệu chứng khoán/phiên.
Tổng lượng đặt mua cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 39,11 triệu chứng khoán, tăng 4,5 triệu chứng khoán, hơn 16,24 triệu chứng khoán đặt mua không được khớp lệnh, tăng hơn 4 triệu chứng khoán so tuần trước.
Tổng lượng đặt bán đạt 41,87/44,44 triệu chứng khoán, giảm 3,4 triệu chứng khoán, cao hơn đặt mua tới 2,76 triệu chứng khoán và có gần 19 triệu chứng khoán đặt bán không được khớp lệnh, giảm 3 triệu chứng khoán so tuần trước.
Tổng khối lượng khớp lệnh 5 phiên giảm nhẹ, còn 22,962 triệu chứng khoán, tổng trị giá khớp lệnh cũng giảm 59 tỷ, còn 2.196 tỷ đồng.
5 chứng khoán có khối lượng giao dịch khớp lệnh lớn nhất là STB với 2,299 triệu cổ phiếu, trị giá 129,5 tỷ đồng, VF1 đạt 2,284 triệu chứng chỉ quỹ trị giá 61,5 tỷ đồng, FPT đạt 1,985 triệu cổ phiếu, tổng trị giá 468 tỷ đồng, PPC đạt 1,06 triệu cổ phiếu, trị giá 55 tỷ đồng và REE đạt 700.000 cổ phiếu, trị giá 91,4 tỷ đồng.
Tại sàn Tp.HCM, nhà đầu tư nước ngoài mua vào nhiều hơn bán ra. Họ mua khớp lệnh 5,17 triệu chứng khoán, giảm 0,05 triệu chứng khoán, tổng trị giá mua đạt hơn 695 tỷ, giảm 14 tỷ đồng, nhà đầu tư nước ngoài bán 4,42 triệu chứng khoán, tăng 1,02 triệu chứng khoán, trị giá bán đạt 518 tỷ đồng, tăng 59 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Nội, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng vọt, họ mua vào 2.487.900 cổ phiếu, tăng 1,822 triệu cổ phiếu, trị giá mua 239,3 tỷ đồng, tăng hơn 170 tỷ đồng và bán ra 874.700 cổ phiếu, tăng 640.000 cổ phiếu, trị giá bán 61,57 tỷ đồng, tăng 34 tỷ đồng so tuần trước.