Kỷ lục mới của VN-Index
Trong khi thị trường chứng khoán ở châu Âu và châu Á sụt giảm thì tại Việt Nam, thị trường chứng khoán vẫn tăng tốc
Trong khi thị trường chứng khoán ở châu Âu và châu Á sụt giảm thì tại Việt Nam, thị trường chứng khoán vẫn tăng tốc.
Sức cầu cổ phiếu trong phiên giao dịch đầu tuần, ngày 12/3/2007, được xem là nguyên nhân tiếp tục đẩy giá nhiều cổ phiếu tăng giá. Chính vì thế chỉ số giá chứng khoán Việt Nam VN-Index tăng 14,99 điểm, đạt kỷ lục mới với 1170,67 điểm khi kết thúc phiên giao dịch.
Những thông tin về thị trường chứng khoán Việt Nam, giá cổ phiếu trên sàn giao dịch chính thức và tự do tiếp tục là những đề tài được đưa ra bàn luận nhiều nhất. Theo thống kê từ Trung tâm Thông tin tài nguyên môi trường và đăng ký nhà đất Tp.HCM, trong 2 tháng đầu năm đã có hơn 2.000 hồ sơ thế chấp nhà để chơi chứng khoán. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đang tiềm ẩn một nguy cơ hết sức rủi ro khi giá các cổ phiếu trên thị trường đi xuống.
Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi không chỉ có giới chuyên môn trong nước mà nhiều tổ chức quốc tế cũng đã lên tiếng về nguy cơ “bong bóng” giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thế nhưng, bất chấp những rủi ro nói trên, số lượng tài khoản mới tại các công ty chứng khoán ngày càng nhiều, ngay cả khi một số công ty chứng khoán đã đưa ra những biện pháp để hạn chế bớt các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Lợi nhuận kiếm được một cách nhanh chóng và dễ dàng từ việc mua bán cổ phiếu là động lực thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư đến với thị trường.
Trở lại phiên giao dịch, theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, khối lượng giao dịch cổ phiếu phiên này tăng 13,2% so với phiên cuối tuần trước và đạt 9,4 triệu cổ phiếu.
Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu đạt hơn 1.066 tỷ đồng, trong đó có hơn 35,6 tỷ là giá trị giao dịch thoả thuận. Trong số 107 cổ phiếu đang niêm yết, có 77 cổ phiếu tăng giá, 20 cổ phiếu giảm giá và số còn lại đứng giá.
Trong số các cổ phiếu tăng giá phải kể đến cổ phiếu đầu đàn STB khi chứng khoán này tăng 7.000 đồng lên mức kịch trần 147.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức kỷ lục mới của STB. Không những thế, lượng giao dịch của STB cũng đạt khá cao, có đến 1.124.790 cổ phiếu được khớp lệnh và 20.000 cổ phiếu được chuyển nhượng theo phương thức lô lớn. Với số lượng này, dư mua của STB ở giá trần vẫn còn gần 166.000 cổ phiếu.
Không chỉ có STB, rất nhiều cổ phiếu tiếp tục tăng kịch trần, trong đó có các cổ phiếu lớn như SAM, SJS, TAC, BSH, DCT... Một số cổ phiếu chủ chốt khác trên sàn chứng khoán TP.HCM như FPT, PDV, VNM, VSH... mặc dù không đạt giá trần nhưng cũng tăng mạnh, giúp thị trường đi lên.
Đi ngược với xu thế tăng giá có 20 cổ phiếu, trong đó đáng chú ý là cổ phiếu PPC. PPC đã giảm 3.500 đồng xuống mức 86.500 đồng; kế đến là CII giảm 4.500 đồng xuống còn 87.500 đồng...
Ngoài cổ phiếu, chứng chỉ quỹ BF1 là tâm điểm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Với 1,88 triệu đơn vị được chuyển nhượng ở mức giá tăng kịch trần 15.700 đồng, tăng 700 đồng/đơn vị, thế nhưng dư mua giá trần của BF1 vẫn còn hơn 2,27 triệu đơn vị.
Ngược lại với BF1, giá của VF1 lại giảm sàn 2.600 đồng xuống 49.900 đồng với 2,4 triệu chứng chỉ khớp lệnh. Giao dịch của 2 chứng chỉ quỹ này góp thêm cho thị trường 150,4 tỷ đồng giá trị.
Ngoài ra, còn có thêm 425,12 tỷ đồng giá trị trái phiếu được chuyển nhượng, nâng tổng giá trị giao dịch tại sàn chứng khoán tập trung (sàn Tp.HCM) lên hơn 1.641 tỷ đồng, tương đương hơn 100 triệu USD.
Sức cầu cổ phiếu trong phiên giao dịch đầu tuần, ngày 12/3/2007, được xem là nguyên nhân tiếp tục đẩy giá nhiều cổ phiếu tăng giá. Chính vì thế chỉ số giá chứng khoán Việt Nam VN-Index tăng 14,99 điểm, đạt kỷ lục mới với 1170,67 điểm khi kết thúc phiên giao dịch.
Những thông tin về thị trường chứng khoán Việt Nam, giá cổ phiếu trên sàn giao dịch chính thức và tự do tiếp tục là những đề tài được đưa ra bàn luận nhiều nhất. Theo thống kê từ Trung tâm Thông tin tài nguyên môi trường và đăng ký nhà đất Tp.HCM, trong 2 tháng đầu năm đã có hơn 2.000 hồ sơ thế chấp nhà để chơi chứng khoán. Điều này cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam đang tiềm ẩn một nguy cơ hết sức rủi ro khi giá các cổ phiếu trên thị trường đi xuống.
Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra khi không chỉ có giới chuyên môn trong nước mà nhiều tổ chức quốc tế cũng đã lên tiếng về nguy cơ “bong bóng” giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thế nhưng, bất chấp những rủi ro nói trên, số lượng tài khoản mới tại các công ty chứng khoán ngày càng nhiều, ngay cả khi một số công ty chứng khoán đã đưa ra những biện pháp để hạn chế bớt các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Lợi nhuận kiếm được một cách nhanh chóng và dễ dàng từ việc mua bán cổ phiếu là động lực thu hút sự quan tâm mạnh mẽ của nhà đầu tư đến với thị trường.
Trở lại phiên giao dịch, theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, khối lượng giao dịch cổ phiếu phiên này tăng 13,2% so với phiên cuối tuần trước và đạt 9,4 triệu cổ phiếu.
Tổng giá trị giao dịch cổ phiếu đạt hơn 1.066 tỷ đồng, trong đó có hơn 35,6 tỷ là giá trị giao dịch thoả thuận. Trong số 107 cổ phiếu đang niêm yết, có 77 cổ phiếu tăng giá, 20 cổ phiếu giảm giá và số còn lại đứng giá.
Trong số các cổ phiếu tăng giá phải kể đến cổ phiếu đầu đàn STB khi chứng khoán này tăng 7.000 đồng lên mức kịch trần 147.000 đồng/cổ phiếu. Đây cũng là mức kỷ lục mới của STB. Không những thế, lượng giao dịch của STB cũng đạt khá cao, có đến 1.124.790 cổ phiếu được khớp lệnh và 20.000 cổ phiếu được chuyển nhượng theo phương thức lô lớn. Với số lượng này, dư mua của STB ở giá trần vẫn còn gần 166.000 cổ phiếu.
Không chỉ có STB, rất nhiều cổ phiếu tiếp tục tăng kịch trần, trong đó có các cổ phiếu lớn như SAM, SJS, TAC, BSH, DCT... Một số cổ phiếu chủ chốt khác trên sàn chứng khoán TP.HCM như FPT, PDV, VNM, VSH... mặc dù không đạt giá trần nhưng cũng tăng mạnh, giúp thị trường đi lên.
Đi ngược với xu thế tăng giá có 20 cổ phiếu, trong đó đáng chú ý là cổ phiếu PPC. PPC đã giảm 3.500 đồng xuống mức 86.500 đồng; kế đến là CII giảm 4.500 đồng xuống còn 87.500 đồng...
Ngoài cổ phiếu, chứng chỉ quỹ BF1 là tâm điểm thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Với 1,88 triệu đơn vị được chuyển nhượng ở mức giá tăng kịch trần 15.700 đồng, tăng 700 đồng/đơn vị, thế nhưng dư mua giá trần của BF1 vẫn còn hơn 2,27 triệu đơn vị.
Ngược lại với BF1, giá của VF1 lại giảm sàn 2.600 đồng xuống 49.900 đồng với 2,4 triệu chứng chỉ khớp lệnh. Giao dịch của 2 chứng chỉ quỹ này góp thêm cho thị trường 150,4 tỷ đồng giá trị.
Ngoài ra, còn có thêm 425,12 tỷ đồng giá trị trái phiếu được chuyển nhượng, nâng tổng giá trị giao dịch tại sàn chứng khoán tập trung (sàn Tp.HCM) lên hơn 1.641 tỷ đồng, tương đương hơn 100 triệu USD.