Nhiều cổ phiếu lên giá, nhà đầu tư nước ngoài tăng mua
Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5 đã diễn ra khá lạc quan khi nhiều cổ phiếu trên sàn Tp.HCM tiếp tục tăng giá
Phiên giao dịch đầu tiên của tháng 5 đã diễn ra khá lạc quan khi nhiều cổ phiếu trên sàn Tp.HCM tiếp tục tăng giá.
Tổng cộng 53 mã (bao gồm 2 chứng chỉ quỹ) tăng giá; 19 mã và 37 mã giảm giá. Chỉ số VN-Index tăng 11,59 điểm (tương đương tăng 1,25%) lên mức 935,48 điểm khi đóng cửa phiên giao dịch.
Thông tin được nhiều nhà đầu tư đưa ra thảo luận trong phiên này chính là việc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM lùi thời điểm thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục (dự kiến là đầu tháng 6/2007). Mặc dù không phải là yếu tố chính quyết định sự tăng trưởng của thị trường trong phiên đầu tiên của tháng 5 này, nhưng thông tin này được đưa ra ngay ở thời điểm nhạy cảm - thị trường đang đi xuống – nên đã phần nào tác dụng đến tâm lý của các nhà đầu tư, làm nhiều nhà đầu tư phấn khởi hẳn lên.
Theo ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, việc lùi thời điểm thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục một mặt để các công ty chứng khoán có thời gian chuẩn bị, một mặt để Trung tâm có thời gian phổ cập kiến thức khớp lệnh liên tục đến với đông đảo công chúng đầu tư.
Nhiều cổ phiếu tại cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM tiếp tục lên giá với kết quả báo cáo tài chính quý I khá khả quan của các công ty niêm yết. Tuy nhiên, trước động thái khả quan của thị trường, nhiều nhà đầu tư đã trì hoãn giao dịch mua bán để chờ đợi những phiên tăng kế tiếp.
Theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, tổng cung và cầu trong phiên gần như cân bằng nhau. Có tổng cộng 5.462 lệnh đặt mua 6,5 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trong khi tổng cung có 5.444 lệnh đặt bán 7,7 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt 4,05 triệu cổ phiếu, tương đương 552 tỷ đồng; và 721.290 chứng chỉ quỹ tương đương với 17,87 tỷ đồng giá trị.
Đứng đầu thị trường về khối lượng khớp lệnh trong phiên này là REE, đạt 404.050 cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông được hưởng quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 đang gần kề cùng với giá cổ phiếu REE đã xuống ở mức khá thấp là nguyên nhân khiến giao dịch của cổ phiếu này tăng mạnh.
Các “đại gia” khác như CII, VNM, SAM, GMD, FPT, VSH... là những cổ phiếu tăng giá có khối lượng giao dịch mạnh, đã góp phần kéo VN-Index vượt dốc trong phiên. Tuy nhiên, REE đứng sau BMC về mức tăng, chỉ tăng 10.000 đồng/cổ phiếu, trong khi BMC tăng 24.000 đồng/cổ phiếu. TDH, FPT, KDC cũng tăng mạnh với mức tăng từ 8.000 - 9.000 đồng/cổ phiếu.
Ngược lại, trong số 37 mã giảm giá, giảm mạnh nhất là SJS, kế đến là ABT, HRC, BMP, PVD với mức giảm từ 3.000 đồng trở lên. Các mã còn lại giảm từ 2.000 đồng/cổ phiếu trở xuống.
Khối đầu tư nước ngoài phiên này tăng mạnh lượng mua. Khối này đã bỏ ra 306 tỷ đồng để mua vào 2,22 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ (chiếm 47% khối lượng toàn thị trường). Các mã được mua nhiều là các mã chủ chốt như VF1, CII, VNM, SAM, GMD, PVD, VSH, REE, VIP, FPT, ITA, KDC...
Ngược lại, chỉ 948.480 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được bán ra với giá trị đạt 134 tỷ đồng (chiếm 24% thị trường); những mã bán nhiều nhất là PPC, CII, SAM, VNM, VSH, FPT, TDH, KDC...
Thị trường trái phiếu trong phiên này cũng khá sôi động. Có hơn 2,9 triệu trái phiếu được chuyển nhượng, góp thêm cho thị trường 301,78 tỷ đồng. Với sự đóng góp mạnh mẽ của trái phiếu, tổng giá trị giao dịch sàn Tp.HCM đã đạt gần 872 tỷ đồng.
Khác với sàn Tp.HCM, chỉ số HASTC-Index của sàn Hà Nội giảm nhẹ 3,55 điểm xuống mức 329,24 điểm. Kết thúc phiên 24/86 mã cổ phiếu giảm giá, 04 mã đứng giá, 46 mã tăng giá và 12 mã không có giao dịch. Tổng khối lượng giao dịch tại sàn Hà Nội chỉ đạt 974.300 cổ phiếu, tương đương 117 tỷ đồng giá trị.
Tổng cộng 53 mã (bao gồm 2 chứng chỉ quỹ) tăng giá; 19 mã và 37 mã giảm giá. Chỉ số VN-Index tăng 11,59 điểm (tương đương tăng 1,25%) lên mức 935,48 điểm khi đóng cửa phiên giao dịch.
Thông tin được nhiều nhà đầu tư đưa ra thảo luận trong phiên này chính là việc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM lùi thời điểm thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục (dự kiến là đầu tháng 6/2007). Mặc dù không phải là yếu tố chính quyết định sự tăng trưởng của thị trường trong phiên đầu tiên của tháng 5 này, nhưng thông tin này được đưa ra ngay ở thời điểm nhạy cảm - thị trường đang đi xuống – nên đã phần nào tác dụng đến tâm lý của các nhà đầu tư, làm nhiều nhà đầu tư phấn khởi hẳn lên.
Theo ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, việc lùi thời điểm thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục một mặt để các công ty chứng khoán có thời gian chuẩn bị, một mặt để Trung tâm có thời gian phổ cập kiến thức khớp lệnh liên tục đến với đông đảo công chúng đầu tư.
Nhiều cổ phiếu tại cả hai sàn Hà Nội và Tp.HCM tiếp tục lên giá với kết quả báo cáo tài chính quý I khá khả quan của các công ty niêm yết. Tuy nhiên, trước động thái khả quan của thị trường, nhiều nhà đầu tư đã trì hoãn giao dịch mua bán để chờ đợi những phiên tăng kế tiếp.
Theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, tổng cung và cầu trong phiên gần như cân bằng nhau. Có tổng cộng 5.462 lệnh đặt mua 6,5 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ, trong khi tổng cung có 5.444 lệnh đặt bán 7,7 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ. Tổng khối lượng giao dịch cổ phiếu đạt 4,05 triệu cổ phiếu, tương đương 552 tỷ đồng; và 721.290 chứng chỉ quỹ tương đương với 17,87 tỷ đồng giá trị.
Đứng đầu thị trường về khối lượng khớp lệnh trong phiên này là REE, đạt 404.050 cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông được hưởng quyền chia cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 2:1 đang gần kề cùng với giá cổ phiếu REE đã xuống ở mức khá thấp là nguyên nhân khiến giao dịch của cổ phiếu này tăng mạnh.
Các “đại gia” khác như CII, VNM, SAM, GMD, FPT, VSH... là những cổ phiếu tăng giá có khối lượng giao dịch mạnh, đã góp phần kéo VN-Index vượt dốc trong phiên. Tuy nhiên, REE đứng sau BMC về mức tăng, chỉ tăng 10.000 đồng/cổ phiếu, trong khi BMC tăng 24.000 đồng/cổ phiếu. TDH, FPT, KDC cũng tăng mạnh với mức tăng từ 8.000 - 9.000 đồng/cổ phiếu.
Ngược lại, trong số 37 mã giảm giá, giảm mạnh nhất là SJS, kế đến là ABT, HRC, BMP, PVD với mức giảm từ 3.000 đồng trở lên. Các mã còn lại giảm từ 2.000 đồng/cổ phiếu trở xuống.
Khối đầu tư nước ngoài phiên này tăng mạnh lượng mua. Khối này đã bỏ ra 306 tỷ đồng để mua vào 2,22 triệu cổ phiếu và chứng chỉ quỹ (chiếm 47% khối lượng toàn thị trường). Các mã được mua nhiều là các mã chủ chốt như VF1, CII, VNM, SAM, GMD, PVD, VSH, REE, VIP, FPT, ITA, KDC...
Ngược lại, chỉ 948.480 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được bán ra với giá trị đạt 134 tỷ đồng (chiếm 24% thị trường); những mã bán nhiều nhất là PPC, CII, SAM, VNM, VSH, FPT, TDH, KDC...
Thị trường trái phiếu trong phiên này cũng khá sôi động. Có hơn 2,9 triệu trái phiếu được chuyển nhượng, góp thêm cho thị trường 301,78 tỷ đồng. Với sự đóng góp mạnh mẽ của trái phiếu, tổng giá trị giao dịch sàn Tp.HCM đã đạt gần 872 tỷ đồng.
Khác với sàn Tp.HCM, chỉ số HASTC-Index của sàn Hà Nội giảm nhẹ 3,55 điểm xuống mức 329,24 điểm. Kết thúc phiên 24/86 mã cổ phiếu giảm giá, 04 mã đứng giá, 46 mã tăng giá và 12 mã không có giao dịch. Tổng khối lượng giao dịch tại sàn Hà Nội chỉ đạt 974.300 cổ phiếu, tương đương 117 tỷ đồng giá trị.