Phát hành chui: Vỏ quýt dày, móng tay có nhọn?
Phát hành cổ phiếu tràn lan là một trong những nguyên nhân khiến thị trường chứng khoán Việt Nam đi xuống thời gian qua
Thời gian qua, việc nhiều doanh nghiệp phát hành cổ phiếu dồn dập với số lượng lớn và giá ưu đãi đã dẫn đến việc giá cổ phiếu bị pha loãng nhanh, trong khi lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh không tăng trưởng với cùng nhịp độ.
Đây là một trong những nguyên nhân đã khiến cho thị trường chứng khoán sụt giảm.
Đua nhau tăng vốn
Theo quy định, các tổ chức phát hành, công ty đại chúng tiến hành chào bán chứng khoán ra công chúng thông qua một trong ba hình thức: qua phương tiện thông tin đại chúng (kể cả Internet), chào bán chứng khoán cho 100 nhà đầu tư trở lên (không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp), chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định, đều phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán.
Tình trạng nhiều công ty niêm yết trên sàn Tp.HCM và sàn Hà Nội tiến hành tăng vốn bằng hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng bán cho người lao động; các ngân hàng phát hành tăng vốn để đáp ứng điều kiện vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên theo qui định mới; các công ty niêm yết tại sàn Tp.HCM tìm cách tăng vốn để đáp ứng yêu cầu vốn từ 80 tỷ đồng trở lên; đã khiến cho từ năm 2007 đến nay, số tổ chức nộp hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán cho Ủy ban Chứng khoán tăng rất nhiều.
Chỉ tính riêng trong năm 2007, đã có 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) ra công chúng với số huy động lên đến gần 100.000 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, việc chào bán riêng lẻ của một số doanh nghiệp và góp vốn thành lập mới của một số tổ chức như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm... trong thời gian qua cũng tăng rất mạnh.
Bên cạnh thị trường có tổ chức, trên thị trường tự do còn diễn ra hoạt động phát hành chứng khoán tuỳ tiện, đó là việc “phát hành chui” (phát hành không theo quy định của Luật Chứng khoán là phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán và phải có đầy đủ hồ sơ được Ủy ban chấp thuận). Tuy nhiên, hiện tượng nhiều doanh nghiệp tự ý phát hành, hoặc phát hành xong mới báo cáo vẫn còn diễn ra tương đối nhiều.
Sẽ phạt nặng hơn?
Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng này, thời gian qua Ủy ban Chứng khoán đã liên tục cảnh báo và tăng cường công tác kiểm tra những sai phạm trên thị trường chứng khoán, đã phát hiện và xử lý hơn 60 trường hợp “phát hành chui”, thậm chí có những đơn vị đã bị xử phạt ở mức cao nhất (70 triệu đồng) trong khung hình phạt theo qui định.
Nhưng với lực lượng mỏng, luồng thông tin chưa đáp ứng nên Ủy ban cũng không thể kiểm soát hết được việc “phát hành chui”, nếu doanh nghiệp không tự giác và cố tình vi phạm.
Ủy ban Chứng khoán cũng đã nỗ lực tối đa trong việc thẩm định chặt chẽ các hồ sơ đăng ký chào bán. Nếu phương án phát hành của doanh nghiệp được cổ đông thông qua đúng luật và doanh nghiệp có đủ hồ sơ hợp pháp thì Ủy ban căn cứ vào qui định pháp luật phải thực hiện cấp giấy chứng nhận chào bán ra công chúng mà không thể từ chối, mặc dù nhận thấy phương án phát hành khiến giá cổ phiếu bị pha loãng và có thể ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và cổ đông nói chung.
Ủy ban Chứng khoán không có quyền yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi phương án phát hành và sử dụng vốn của doanh nghiệp mà chỉ có thể yêu cầu doanh nghiệp nêu rõ những rủi ro liên quan đến đợt phát hành trong bản cáo bạch.
Vừa qua, Ủy ban đã đề xuất Bộ Tài chính trình Chính phủ một số giải pháp để điều hòa cung cầu như: giãn lộ trình IPO của một số doanh nghiệp Nhà nước (doanh nghiệp Nhà nước) thực hiện cổ phần hóa, thay đổi phương thức cổ phần hóa trên cơ sở định giá doanh nghiệp một cách hợp lý và minh bạch, sửa đổi các văn bản pháp qui để kiểm soát việc phát hành cổ phiếu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đề nghị giãn lịch phát hành ra công chúng của các doanh nghiệp.
Để tăng cường vai trò của quản lý Nhà nước trong việc phát hành thêm cổ phiếu, Ủy ban cũng kiến nghị cần qui định mức giảm giá cổ phần phát hành thêm cho các cổ đông hiện hữu và các đối tượng khác để tránh pha loãng cổ phiếu quá nhanh. Đồng thời qui định kiểm soát việc sử dụng vốn thu được sau phát hành, tránh tình trạng phát hành tràn lan và sử dụng vốn sai mục đích.
Ủy ban cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan nâng cao hoạt động giám sát và kiểm tra trên thị trường chứng khoán nhằm xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật, có thể có những hình thức xử lý vi phạm nặng hơn so với hiện nay.
Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định về chào bán riêng lẻ, sửa đổi một số văn bản có liên quan đến việc quản lý phát hành như Nghị định 199/2004/NĐ-CP, Thông tư 33/2005/TT-BTC, Thông tư 18/200 /TT-BTC.
Đây là một trong những nguyên nhân đã khiến cho thị trường chứng khoán sụt giảm.
Đua nhau tăng vốn
Theo quy định, các tổ chức phát hành, công ty đại chúng tiến hành chào bán chứng khoán ra công chúng thông qua một trong ba hình thức: qua phương tiện thông tin đại chúng (kể cả Internet), chào bán chứng khoán cho 100 nhà đầu tư trở lên (không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp), chào bán cho một số lượng nhà đầu tư không xác định, đều phải đăng ký với Ủy ban Chứng khoán.
Tình trạng nhiều công ty niêm yết trên sàn Tp.HCM và sàn Hà Nội tiến hành tăng vốn bằng hình thức chia cổ tức bằng cổ phiếu, phát hành cổ phiếu thưởng bán cho người lao động; các ngân hàng phát hành tăng vốn để đáp ứng điều kiện vốn điều lệ từ 1.000 tỷ đồng trở lên theo qui định mới; các công ty niêm yết tại sàn Tp.HCM tìm cách tăng vốn để đáp ứng yêu cầu vốn từ 80 tỷ đồng trở lên; đã khiến cho từ năm 2007 đến nay, số tổ chức nộp hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán cho Ủy ban Chứng khoán tăng rất nhiều.
Chỉ tính riêng trong năm 2007, đã có 192 công ty và 4 ngân hàng thương mại cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng khoán (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) ra công chúng với số huy động lên đến gần 100.000 nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, việc chào bán riêng lẻ của một số doanh nghiệp và góp vốn thành lập mới của một số tổ chức như ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm... trong thời gian qua cũng tăng rất mạnh.
Bên cạnh thị trường có tổ chức, trên thị trường tự do còn diễn ra hoạt động phát hành chứng khoán tuỳ tiện, đó là việc “phát hành chui” (phát hành không theo quy định của Luật Chứng khoán là phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán và phải có đầy đủ hồ sơ được Ủy ban chấp thuận). Tuy nhiên, hiện tượng nhiều doanh nghiệp tự ý phát hành, hoặc phát hành xong mới báo cáo vẫn còn diễn ra tương đối nhiều.
Sẽ phạt nặng hơn?
Để hạn chế và ngăn chặn tình trạng này, thời gian qua Ủy ban Chứng khoán đã liên tục cảnh báo và tăng cường công tác kiểm tra những sai phạm trên thị trường chứng khoán, đã phát hiện và xử lý hơn 60 trường hợp “phát hành chui”, thậm chí có những đơn vị đã bị xử phạt ở mức cao nhất (70 triệu đồng) trong khung hình phạt theo qui định.
Nhưng với lực lượng mỏng, luồng thông tin chưa đáp ứng nên Ủy ban cũng không thể kiểm soát hết được việc “phát hành chui”, nếu doanh nghiệp không tự giác và cố tình vi phạm.
Ủy ban Chứng khoán cũng đã nỗ lực tối đa trong việc thẩm định chặt chẽ các hồ sơ đăng ký chào bán. Nếu phương án phát hành của doanh nghiệp được cổ đông thông qua đúng luật và doanh nghiệp có đủ hồ sơ hợp pháp thì Ủy ban căn cứ vào qui định pháp luật phải thực hiện cấp giấy chứng nhận chào bán ra công chúng mà không thể từ chối, mặc dù nhận thấy phương án phát hành khiến giá cổ phiếu bị pha loãng và có thể ảnh hưởng đến lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và cổ đông nói chung.
Ủy ban Chứng khoán không có quyền yêu cầu doanh nghiệp sửa đổi phương án phát hành và sử dụng vốn của doanh nghiệp mà chỉ có thể yêu cầu doanh nghiệp nêu rõ những rủi ro liên quan đến đợt phát hành trong bản cáo bạch.
Vừa qua, Ủy ban đã đề xuất Bộ Tài chính trình Chính phủ một số giải pháp để điều hòa cung cầu như: giãn lộ trình IPO của một số doanh nghiệp Nhà nước (doanh nghiệp Nhà nước) thực hiện cổ phần hóa, thay đổi phương thức cổ phần hóa trên cơ sở định giá doanh nghiệp một cách hợp lý và minh bạch, sửa đổi các văn bản pháp qui để kiểm soát việc phát hành cổ phiếu của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, đề nghị giãn lịch phát hành ra công chúng của các doanh nghiệp.
Để tăng cường vai trò của quản lý Nhà nước trong việc phát hành thêm cổ phiếu, Ủy ban cũng kiến nghị cần qui định mức giảm giá cổ phần phát hành thêm cho các cổ đông hiện hữu và các đối tượng khác để tránh pha loãng cổ phiếu quá nhanh. Đồng thời qui định kiểm soát việc sử dụng vốn thu được sau phát hành, tránh tình trạng phát hành tràn lan và sử dụng vốn sai mục đích.
Ủy ban cho biết sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan nâng cao hoạt động giám sát và kiểm tra trên thị trường chứng khoán nhằm xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật, có thể có những hình thức xử lý vi phạm nặng hơn so với hiện nay.
Đồng thời, Bộ Tài chính sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định về chào bán riêng lẻ, sửa đổi một số văn bản có liên quan đến việc quản lý phát hành như Nghị định 199/2004/NĐ-CP, Thông tư 33/2005/TT-BTC, Thông tư 18/200 /TT-BTC.