VN-Index có dấu hiệu hạ nhiệt
Đã vượt qua cột mốc 1.000 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở đỉnh điểm của nhạy cảm
Đã vượt qua cột mốc 1.000 điểm, thị trường chứng khoán Việt Nam đang ở đỉnh điểm của nhạy cảm.
Thêm vào đó là một loạt những thông tin được công bố từ Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán với mục đích làm “giảm nhiệt” thị trường đã tác động không nhỏ tới tâm lý nhà đầu tư.
Điều này được thể hiện rõ qua diễn biến của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch đầu tuần, ngày 22/1/2007. Tốc độ tăng của VN-Index đã giảm dần qua từng đợt khớp lệnh và tạm dừng ở mức 1.027,7 điểm khi kết thúc phiên giao dịch.
Đúng như dự báo trước đó của giới chuyên môn, thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch hôm nay đã “hạ nhiệt” khi thông tin Ngân hàng Nhà nước chính thức thắt chặt cho vay đầu tư chứng khoán chính thức được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, rồi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra các công ty chứng khoán sau những thông tin phản ánh có sự thiếu trung thực từ các công ty này trong dư luận.
Và thông tin khá quan trọng khác là có khả năng Chính phủ sẽ tạm ngừng việc mở thêm room cho các nhà đầu tư nước ngoài... đã tác động mạnh đến thị trường.
Giá cổ phiếu đã diễn biến theo chiều hướng giảm dần vào cuối phiên giao dịch, và chỉ số VN-Index chỉ còn tăng 0,45% khi đóng cửa thị trường, thay vì tăng “nóng” trên 3% như những phiên trước đó.
Thông tin chia cổ tức 12% bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 3.540 tỷ đồng... của Sacombank tiếp tục tạo ra “cơn sốt” săn lùng cổ phiếu STB của các nhà đầu tư. Trong phiên này STB, cổ phiếu có khối lượng niêm yết lớn nhất thị trường, tiếp tục tăng kịch trần 4.000 đồng lên mức 91.000 đồng/cổ phiếu. Mặc dù số lượng bán cũng khá lớn (hơn 134.000 cổ phiếu), nhưng vẫn không đáp ứng lượng mua.
Kết quả, dư mua STB ở giá trần vẫn còn khá lớn, gần 5 triệu cổ phiếu nữa. Đây cũng là mức dư mua kỷ lục của cổ phiếu này. Nhiều dự kiến, dù thị trường có giảm nhưng cổ phiếu này sẽ tiếp tục “sốt” trong thời gian tới.
Ngoài STB, FPT cũng là cổ phiếu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong phiên này. Cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường tiếp tục tăng thêm 22.000 đồng (3,8%) lên 600.000 đồng/cổ phiếu. Lượng giao dịch của cổ phiếu này cũng khá lớn, đạt 461.630 cổ phiếu.
Ngoài ra, còn có hai anh em nhà “bánh kẹo” Kinh Đô là KDC và NKD, rồi các cổ phiếu khác như CII, HAP, GIL, ITA... cũng tăng mạnh.
Diễn biến theo chiều hướng ngược lại có “đại gia” Vinamilk. Cổ phiếu VNM của công ty đã giảm kịch sàn và đóng cửa ở mức 185.000 đồng/cổ phiếu. Một số cổ phiếu lớn khác cũng mất giá mạnh, như REE giảm 3,7% xuống 184.000 đồng/cổ phiếu, SAM giảm 3,3% xuống 234.000 đồng/cổ phiếu, GMD giảm 2,8% xuống 175.000 đồng/cổ phiếu...
Các cổ phiếu này là nguyên nhân “hãm” tốc độ tăng trưởng mạnh của VN-Index.
Trong số 106 cổ phiếu và 2 chứng chỉ quỹ đang niêm yết, có đến 55 mã giảm giá, mã tăng chỉ đạt 37 và đứng giá là 16. Tuy nhiên, thị trường một lần nữa lại chứng kiến lượng giao dịch kỷ lục của cổ phiếu với 8,56 triệu cổ phiếu, tương đương 1.246 tỷ đồng giá trị.
Thêm vào đó là 43,7 tỷ đồng của chứng chỉ quỹ (BF1 và VF1) và 456,5 tỷ đồng của trái phiếu, nâng tổng giá trị của toàn thị trường trong phiên này lên 1.773,44 tỷ đồng, khoảng 110 triệu USD. Đây là mức kỷ lục về giá trị của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều dự báo của giới chuyên môn thị trường sẽ hạ nhiệt trong thời gian tới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thị trường sẽ "khó chơi" hơn trong thời gian tới.
Thêm vào đó là một loạt những thông tin được công bố từ Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán với mục đích làm “giảm nhiệt” thị trường đã tác động không nhỏ tới tâm lý nhà đầu tư.
Điều này được thể hiện rõ qua diễn biến của chỉ số VN-Index trong phiên giao dịch đầu tuần, ngày 22/1/2007. Tốc độ tăng của VN-Index đã giảm dần qua từng đợt khớp lệnh và tạm dừng ở mức 1.027,7 điểm khi kết thúc phiên giao dịch.
Đúng như dự báo trước đó của giới chuyên môn, thị trường chứng khoán trong phiên giao dịch hôm nay đã “hạ nhiệt” khi thông tin Ngân hàng Nhà nước chính thức thắt chặt cho vay đầu tư chứng khoán chính thức được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, rồi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tổ chức các đoàn kiểm tra các công ty chứng khoán sau những thông tin phản ánh có sự thiếu trung thực từ các công ty này trong dư luận.
Và thông tin khá quan trọng khác là có khả năng Chính phủ sẽ tạm ngừng việc mở thêm room cho các nhà đầu tư nước ngoài... đã tác động mạnh đến thị trường.
Giá cổ phiếu đã diễn biến theo chiều hướng giảm dần vào cuối phiên giao dịch, và chỉ số VN-Index chỉ còn tăng 0,45% khi đóng cửa thị trường, thay vì tăng “nóng” trên 3% như những phiên trước đó.
Thông tin chia cổ tức 12% bằng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 3.540 tỷ đồng... của Sacombank tiếp tục tạo ra “cơn sốt” săn lùng cổ phiếu STB của các nhà đầu tư. Trong phiên này STB, cổ phiếu có khối lượng niêm yết lớn nhất thị trường, tiếp tục tăng kịch trần 4.000 đồng lên mức 91.000 đồng/cổ phiếu. Mặc dù số lượng bán cũng khá lớn (hơn 134.000 cổ phiếu), nhưng vẫn không đáp ứng lượng mua.
Kết quả, dư mua STB ở giá trần vẫn còn khá lớn, gần 5 triệu cổ phiếu nữa. Đây cũng là mức dư mua kỷ lục của cổ phiếu này. Nhiều dự kiến, dù thị trường có giảm nhưng cổ phiếu này sẽ tiếp tục “sốt” trong thời gian tới.
Ngoài STB, FPT cũng là cổ phiếu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong phiên này. Cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường tiếp tục tăng thêm 22.000 đồng (3,8%) lên 600.000 đồng/cổ phiếu. Lượng giao dịch của cổ phiếu này cũng khá lớn, đạt 461.630 cổ phiếu.
Ngoài ra, còn có hai anh em nhà “bánh kẹo” Kinh Đô là KDC và NKD, rồi các cổ phiếu khác như CII, HAP, GIL, ITA... cũng tăng mạnh.
Diễn biến theo chiều hướng ngược lại có “đại gia” Vinamilk. Cổ phiếu VNM của công ty đã giảm kịch sàn và đóng cửa ở mức 185.000 đồng/cổ phiếu. Một số cổ phiếu lớn khác cũng mất giá mạnh, như REE giảm 3,7% xuống 184.000 đồng/cổ phiếu, SAM giảm 3,3% xuống 234.000 đồng/cổ phiếu, GMD giảm 2,8% xuống 175.000 đồng/cổ phiếu...
Các cổ phiếu này là nguyên nhân “hãm” tốc độ tăng trưởng mạnh của VN-Index.
Trong số 106 cổ phiếu và 2 chứng chỉ quỹ đang niêm yết, có đến 55 mã giảm giá, mã tăng chỉ đạt 37 và đứng giá là 16. Tuy nhiên, thị trường một lần nữa lại chứng kiến lượng giao dịch kỷ lục của cổ phiếu với 8,56 triệu cổ phiếu, tương đương 1.246 tỷ đồng giá trị.
Thêm vào đó là 43,7 tỷ đồng của chứng chỉ quỹ (BF1 và VF1) và 456,5 tỷ đồng của trái phiếu, nâng tổng giá trị của toàn thị trường trong phiên này lên 1.773,44 tỷ đồng, khoảng 110 triệu USD. Đây là mức kỷ lục về giá trị của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên, nhiều dự báo của giới chuyên môn thị trường sẽ hạ nhiệt trong thời gian tới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thị trường sẽ "khó chơi" hơn trong thời gian tới.