VN-Index rớt sát 900 điểm: Ngưỡng tâm lý mới đang hình thành
Sau hơn 2 tuần giằng co quanh ngưỡng tâm lý 1.000 điểm, một ngưỡng tâm lý mới đang dần hình thành
Phiên giao dịch ngày 24/4, VN-Index đã tiếp tục giảm thêm 25,65 điểm, còn 905,53 điểm.
Với tốc độ giảm giá như hiện nay của các cổ phiếu và tâm lý chờ đợi thị trường sẽ còn giảm nữa thì ngưỡng kháng cự 900 điểm rất có thể sẽ bị phá vỡ ngay trong tuần này.
Và như vậy, sau hơn 2 tuần giằng co quanh ngưỡng tâm lý 1.000 điểm, một ngưỡng tâm lý mới đang dần hình thành.
Giới quan sát thì cho rằng nếu mức 900 điểm tiếp tục bị phá vỡ trong thời gian tới thì dự đoán thị trường giảm xuống tới ngưỡng 800, thậm chí là 750 điểm là hoàn toàn có thể xảy ra.
Và tại ngưỡng “tử thần” này, rất nhiều cổ phiếu bị mất giá tới 100% so với thời điểm cách đây 4 tháng, song lại sẽ là điểm rơi lý tưởng cho những ai bắt đầu chọn cơ hội đầu tư lúc này.
Theo nhận xét của giới chuyên môn, sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hơn 1 tháng nay đang ở trong trạng thái điều chỉnh xuống theo hình răng cưa, có đỉnh có đáy, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước...
Ngay trong lúc này, mặc dù có những thông tin rất tốt như chia cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu, kinh doanh lãi lớn, dự án đầu tư tốt... cũng không có ý nghĩa gì, nhiều cổ phiếu có tin tốt vẫn giảm và không thoát khỏi xu hướng chung của thị trường.
Một chuyên gia chứng khoán nhận định, giá cổ phiếu trên thị trường niêm yết sẽ còn giảm mạnh và tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những đợt đấu giá sắp tới của Bảo Việt, Vietcombank, BIDV, Incombank, Agriseco, Habeco, Sabeco... Trên thị trường niêm yết, lượng cầu đang bị sụt giảm mạnh do lượng tiền được rút ra để chờ những đợt bán đấu giá lần đầu của các tổng công ty, ngân hàng quốc doanh.
Tại sàn Tp.HCM, kết thúc phiên giao dịch ngày 24/4, mặc dù có tới 19 loại chứng khoán tăng giá song cũng không đủ giữ cho chỉ số này giảm nhẹ hơn do có 78 loại giảm giá. Trong số những chứng khoán tăng giá phiên này, hầu hết là những chứng khoán có thị giá thấp hoặc mức tăng không nhiều. Trong khi 78 loại giảm giá thì số cổ phiếu giảm sàn vẫn chiếm đa số. Giá trị giao dịch cổ phiếu còn 490 tỷ đồng.
5 loại cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất là REE, STB, DHA, PPC và BF1. Riêng PPC khối lượng giao dịch đạt xấp xỉ 860 nghìn cổ phiếu, bằng 1/5 khối lượng giao dịch của toàn thị trường cổ phiếu. STB đạt gần nửa triệu cổ phiếu, 458.430 cổ phiếu.
Những mã giảm giá nhiều nhất như: FPT, SJS, BMC, BMP, PVD với mức giảm từ 9.000 đồng – 22.000 đồng. Cổ phiếu PPC tiếp tục giảm xuống gần mức sàn, còn 63.000 đồng/cổ phiếu vào giờ đóng cửa của phiên giao dịch, giảm 3.000 đồng/cổ phiếu so với phiên trước.
Sự giảm sút của PPC được giới quan sát lý giải là do phiên đấu giá ngày 2/4 và gần đây là sự cố lò hơi số 05 xì bộ hâm nên công ty phải ngừng hoạt động tổ máy đó (từ 19/4 đến 23/4) và điều này khiến cho sản lượng điện dự kiến giảm: 295 MW x 96 giờ = 28.320 MWh.
Đáng chú ý là giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đã có thay đổi. Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện bán ra nhiều hơn mua vào đối với các mã chứng khoán nằm trong nhóm hàng đầu của thị trường hiện nay như: GMD, VNM, BMP, PPC, VSH, REE, NKD, KDC, ITA, DHA.
Đặc biệt đối với PPC, lượng bán ra của nhóm này gấp tới gần 30 lần lượng mua vào, đạt 761.270 cổ phiếu, BMP gấp gần 20 lần đạt 15.230 cổ phiếu, DHA gấp gần 10 lần đạt 240.990 cổ phiếu, ITA gấp hơn 8 lần, đạt 19.830 cổ phiếu, REE gấp hơn 12 lần đạt 36.880 cổ phiếu.
Tại thị trường niêm yết Hà Nội, kết thúc phiên giao dịch, giá giao dịch bình quân giảm nhiều hơn tăng. Cả ba loại cổ phiếu là ACB, NPS, SSI có giá giao dịch bình quân tăng trong phiên trước thì cùng giảm hoặc đứng giá trong phiên này.
Chỉ số giá chứng khoán HASTC-Index giảm nhẹ với mức giảm 1,93 điểm, còn 319,51 điểm và giá trị giao dịch cổ phiếu của toàn thị trường đạt hơn 232 tỷ đồng.
Với tốc độ giảm giá như hiện nay của các cổ phiếu và tâm lý chờ đợi thị trường sẽ còn giảm nữa thì ngưỡng kháng cự 900 điểm rất có thể sẽ bị phá vỡ ngay trong tuần này.
Và như vậy, sau hơn 2 tuần giằng co quanh ngưỡng tâm lý 1.000 điểm, một ngưỡng tâm lý mới đang dần hình thành.
Giới quan sát thì cho rằng nếu mức 900 điểm tiếp tục bị phá vỡ trong thời gian tới thì dự đoán thị trường giảm xuống tới ngưỡng 800, thậm chí là 750 điểm là hoàn toàn có thể xảy ra.
Và tại ngưỡng “tử thần” này, rất nhiều cổ phiếu bị mất giá tới 100% so với thời điểm cách đây 4 tháng, song lại sẽ là điểm rơi lý tưởng cho những ai bắt đầu chọn cơ hội đầu tư lúc này.
Theo nhận xét của giới chuyên môn, sự biến động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong hơn 1 tháng nay đang ở trong trạng thái điều chỉnh xuống theo hình răng cưa, có đỉnh có đáy, đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước, đáy sau thấp hơn đáy trước...
Ngay trong lúc này, mặc dù có những thông tin rất tốt như chia cổ phiếu thưởng, trả cổ tức bằng cổ phiếu, kinh doanh lãi lớn, dự án đầu tư tốt... cũng không có ý nghĩa gì, nhiều cổ phiếu có tin tốt vẫn giảm và không thoát khỏi xu hướng chung của thị trường.
Một chuyên gia chứng khoán nhận định, giá cổ phiếu trên thị trường niêm yết sẽ còn giảm mạnh và tiếp tục bị ảnh hưởng bởi những đợt đấu giá sắp tới của Bảo Việt, Vietcombank, BIDV, Incombank, Agriseco, Habeco, Sabeco... Trên thị trường niêm yết, lượng cầu đang bị sụt giảm mạnh do lượng tiền được rút ra để chờ những đợt bán đấu giá lần đầu của các tổng công ty, ngân hàng quốc doanh.
Tại sàn Tp.HCM, kết thúc phiên giao dịch ngày 24/4, mặc dù có tới 19 loại chứng khoán tăng giá song cũng không đủ giữ cho chỉ số này giảm nhẹ hơn do có 78 loại giảm giá. Trong số những chứng khoán tăng giá phiên này, hầu hết là những chứng khoán có thị giá thấp hoặc mức tăng không nhiều. Trong khi 78 loại giảm giá thì số cổ phiếu giảm sàn vẫn chiếm đa số. Giá trị giao dịch cổ phiếu còn 490 tỷ đồng.
5 loại cổ phiếu có khối lượng giao dịch lớn nhất là REE, STB, DHA, PPC và BF1. Riêng PPC khối lượng giao dịch đạt xấp xỉ 860 nghìn cổ phiếu, bằng 1/5 khối lượng giao dịch của toàn thị trường cổ phiếu. STB đạt gần nửa triệu cổ phiếu, 458.430 cổ phiếu.
Những mã giảm giá nhiều nhất như: FPT, SJS, BMC, BMP, PVD với mức giảm từ 9.000 đồng – 22.000 đồng. Cổ phiếu PPC tiếp tục giảm xuống gần mức sàn, còn 63.000 đồng/cổ phiếu vào giờ đóng cửa của phiên giao dịch, giảm 3.000 đồng/cổ phiếu so với phiên trước.
Sự giảm sút của PPC được giới quan sát lý giải là do phiên đấu giá ngày 2/4 và gần đây là sự cố lò hơi số 05 xì bộ hâm nên công ty phải ngừng hoạt động tổ máy đó (từ 19/4 đến 23/4) và điều này khiến cho sản lượng điện dự kiến giảm: 295 MW x 96 giờ = 28.320 MWh.
Đáng chú ý là giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài đã có thay đổi. Các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện bán ra nhiều hơn mua vào đối với các mã chứng khoán nằm trong nhóm hàng đầu của thị trường hiện nay như: GMD, VNM, BMP, PPC, VSH, REE, NKD, KDC, ITA, DHA.
Đặc biệt đối với PPC, lượng bán ra của nhóm này gấp tới gần 30 lần lượng mua vào, đạt 761.270 cổ phiếu, BMP gấp gần 20 lần đạt 15.230 cổ phiếu, DHA gấp gần 10 lần đạt 240.990 cổ phiếu, ITA gấp hơn 8 lần, đạt 19.830 cổ phiếu, REE gấp hơn 12 lần đạt 36.880 cổ phiếu.
Tại thị trường niêm yết Hà Nội, kết thúc phiên giao dịch, giá giao dịch bình quân giảm nhiều hơn tăng. Cả ba loại cổ phiếu là ACB, NPS, SSI có giá giao dịch bình quân tăng trong phiên trước thì cùng giảm hoặc đứng giá trong phiên này.
Chỉ số giá chứng khoán HASTC-Index giảm nhẹ với mức giảm 1,93 điểm, còn 319,51 điểm và giá trị giao dịch cổ phiếu của toàn thị trường đạt hơn 232 tỷ đồng.