Hà Nội cần nhiều khách sạn lớn
Để có thể đón được 2 triệu khách quốc tế vào năm 2010, Hà Nội sẽ thiếu khoảng 13.000 phòng
Hà Nội đã trở thành một trong 2 địa phương của cả nước có lượng khách du lịch đến đông nhất.
Theo tính toán của Sở Du lịch Hà Nội, khả năng đạt được khoảng 2 triệu khách quốc tế, 6 - 7 triệu khách nội địa hàng năm vào năm 2010 rất khả thi, hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch phát triển du lịch mà thành phố Hà Nội đã chính thức phê duyệt.
Tính đến cuối quý I/2007, trên địa bàn Hà Nội có 516 cơ sở lưu trú du lịch với 12.894 phòng, trong đó có 181 khách sạn đã được xếp hạng với 8.562 phòng. Cụ thể, có 8 khách sạn hạng 5 sao với 2.361 phòng; 6 khách sạn 4 sao với 1.074 phòng; 20 khách sạn 3 sao với 1.708 phòng; 82 khách sạn 2 sao với 2.407 phòng; 56 khách sạn 1 sao với 909 phòng...
Nhìn chung, quy mô các khách sạn trên địa bàn Hà Nội không lớn, số khách sạn có số phòng trên 100 phòng và 50 phòng chỉ chiếm 3,63% và 8,87% tổng số cơ sở lưu trú. Nguyên nhân chính là do Hà Nội là một thành phố có quy định chặt chẽ về các chỉ tiêu quy hoạch trong xây dựng tại những khu vực có giá trị lịch sử, văn hoá đặc biệt như khu phố cổ, vì vậy, số lượng khách sạn 2 sao (quy mô khoảng 20 - 30 phòng) là phổ biến và nằm chủ yếu trong khu nội thành cũ.
Đồng thời, do quy định về quy mô phòng trong tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn nên mặc dù có chất lượng phòng cao, có thể tương đương 3 sao ở châu Âu, nhưng số khách sạn này chỉ được xếp hạng 2 sao tại Việt Nam. Nếu tính cả số lượng các loại phòng này, năm 2006, tổng số phòng chất lượng cao tại Hà Nội vào khoảng 8.000 phòng.
Hà Nội, điểm đến được nhiều du khách lựa chọn
Theo bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, thời gian gần đây, Hà Nội đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn, được yêu thích trên thế giới, trở thành một trung tâm tổ chức hội nghị hội thảo (MICE) ở trong nước và khu vực, một trung tâm phân phối khách cho toàn miền Bắc và tập trung nhiều hãng lữ hành hàng đầu.
Độc giả Tạp chí Travel & Leisure - tạp chí du lịch lữ hành hàng đầu của Mỹ 5 năm liên tiếp bình chọn Hà Nội là 1 trong 10 thành phố hấp dẫn nhất châu Á dựa trên các tiêu chí về cảnh quan, văn hoá, con người, nghệ thuật, dịch vụ du lịch và ẩm thực. Hà Nội được độc giả của mạng MSN bình chọn xếp hàng thứ 3 trong Top 10 thành phố có đồ ăn ngon và đáng thưởng thức nhất thế giới. Năm 2006, công ty xếp hạng De Loitte & Touche LLP cũng xếp Hà Nội đứng thứ 3 trong số các thành phố có công suất phòng khách sạn cao nhất thế giới.
Theo số liệu thống kê, năm 2006, công suất buồng phòng khách sạn đạt trung bình 83%, tăng 1% so với năm 2005. Đặc biệt, yếu tố thời vụ giảm gần như không còn mùa thấp điểm, cụ thể như vào tháng 5, 6 hàng năm là thời gian vắng khách của các khách sạn nhưng công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn vẫn đạt trên 70%.
Cùng với sự tăng trưởng không ngừng về lượng khách quốc tế, thị trường khách sạn Hà Nội ngày càng được nhiều nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là về khách sạn cao cấp. Nếu như trong giai đoạn 1996 - 2000 hầu như không có dự án nước ngoài mới về đầu tư khách sạn thì chỉ trong một khoảng thời gian từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007, UBND thành phố Hà Nội đã ký quyết định cho phép 5 chủ đầu tư trong nước, nước ngoài đầu tư xây dựng khách sạn với quy mô lớn với tổng số vốn vào khoảng 1.242 triệu USD với 2.200 phòng khách sạn 5 sao.
Đồng thời, các dự án đang dừng lại từ những năm trước nay lại tiếp tục được triển khai gấp rút để đưa vào hoạt động trong thời gian nhanh nhất. Nhiều nhà đầu tư trong nước cũng đầu tư xây mới khách sạn, đầu tư các trang thiết bị hiện đại như Khách sạn Majestic Salute, Zephir, Flower, Quốc Hoa,...
Chất lượng dịch vụ của khách sạn cũng ngày càng được chú trọng, hầu hết các khách sạn đều quan tâm nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị và quan tâm hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động. Chất lượng dịch vụ của một số khách sạn đã được đánh giá ngang tầm với các nước du lịch phát triển trong khu vực.
Những thách thức về cơ sở vật chất
Tuy nhiên, thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch Hà Nội chính là vấn đề thiếu cơ sở vật chất phục vụ du khách. Một trong số đó là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Hà Nội.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 1997 - 2010 và Báo cáo tổng hợp bổ sung điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2002 - 2010, để có thể đón được 2 triệu khách quốc tế vào năm 2010, Hà Nội sẽ thiếu khoảng 13.000 phòng, đặc biệt là loại khách sạn từ 3- 5 sao quy mô lớn.
Điều này có nghĩa là mỗi năm Hà Nội sẽ thiếu khoảng 2.000 - 3.000 phòng khách sạn, trong đó phần lớn là thiếu các khách sạn từ 3 sao trở lên - loại khách sạn có quy mô đón được các đoàn khách lớn, có các dịch vụ bổ trợ phong phú phục vụ khách và có khả năng tổ chức MICE.
Như vậy, trong 4 năm từ 2007 - 2010, trung bình mỗi năm Hà Nội sẽ phải xây thêm khoảng 3.300 phòng khách sạn, trong đó số phòng khách sạn từ 4 - 5 sao ở vào khoảng 1.700 phòng/ năm, tương đương với việc xây thêm 6 - 7 khách sạn. Số phòng còn lại (trung bình từ 1.800 - 2.300 phòng/năm) sẽ do các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế xây dựng theo quy luật cung cầu của thị trường và có thể ở hạng trung bình, quy mô nhỏ hơn.
Hiện nay, bên cạnh một số dự án đã được cấp phép cũ đang được khởi động, hoàn thiện như Khách sạn Intercontinental 5 sao, 315 phòng dự kiến hoàn thành quý II/2007, Khách sạn Đông Đô 3 sao với 56 phòng dự kiến hoàn thành trong năm 2007, đều do Tổng công ty Du lịch Hà Nội đầu tư. Một số khách sạn đang được xây dựng lại với quy mô lớn hơn như Khách sạn Hoàn Kiếm (4 sao, 126 phòng), Đồng Lợi (3 sao, 70 phòng), Dân Chủ (4 sao, 160 phòng)…
Đặc biệt, còn có 5 dự án đầu tư xây dựng khách sạn mới đều thuộc hạng 5 sao tại huyện Từ Liêm (3 dự án), quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy với tổng số vốn đầu tư 1.155 triệu USD và 270 tỷ đồng. Các khách sạn này có quy mô nhỏ nhất là 200 phòng và lớn nhất là 564 phòng.
Theo tính toán của Sở Du lịch Hà Nội, khả năng đạt được khoảng 2 triệu khách quốc tế, 6 - 7 triệu khách nội địa hàng năm vào năm 2010 rất khả thi, hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch phát triển du lịch mà thành phố Hà Nội đã chính thức phê duyệt.
Tính đến cuối quý I/2007, trên địa bàn Hà Nội có 516 cơ sở lưu trú du lịch với 12.894 phòng, trong đó có 181 khách sạn đã được xếp hạng với 8.562 phòng. Cụ thể, có 8 khách sạn hạng 5 sao với 2.361 phòng; 6 khách sạn 4 sao với 1.074 phòng; 20 khách sạn 3 sao với 1.708 phòng; 82 khách sạn 2 sao với 2.407 phòng; 56 khách sạn 1 sao với 909 phòng...
Nhìn chung, quy mô các khách sạn trên địa bàn Hà Nội không lớn, số khách sạn có số phòng trên 100 phòng và 50 phòng chỉ chiếm 3,63% và 8,87% tổng số cơ sở lưu trú. Nguyên nhân chính là do Hà Nội là một thành phố có quy định chặt chẽ về các chỉ tiêu quy hoạch trong xây dựng tại những khu vực có giá trị lịch sử, văn hoá đặc biệt như khu phố cổ, vì vậy, số lượng khách sạn 2 sao (quy mô khoảng 20 - 30 phòng) là phổ biến và nằm chủ yếu trong khu nội thành cũ.
Đồng thời, do quy định về quy mô phòng trong tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn nên mặc dù có chất lượng phòng cao, có thể tương đương 3 sao ở châu Âu, nhưng số khách sạn này chỉ được xếp hạng 2 sao tại Việt Nam. Nếu tính cả số lượng các loại phòng này, năm 2006, tổng số phòng chất lượng cao tại Hà Nội vào khoảng 8.000 phòng.
Hà Nội, điểm đến được nhiều du khách lựa chọn
Theo bà Cao Thị Ngọc Lan, Phó giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, thời gian gần đây, Hà Nội đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn, được yêu thích trên thế giới, trở thành một trung tâm tổ chức hội nghị hội thảo (MICE) ở trong nước và khu vực, một trung tâm phân phối khách cho toàn miền Bắc và tập trung nhiều hãng lữ hành hàng đầu.
Độc giả Tạp chí Travel & Leisure - tạp chí du lịch lữ hành hàng đầu của Mỹ 5 năm liên tiếp bình chọn Hà Nội là 1 trong 10 thành phố hấp dẫn nhất châu Á dựa trên các tiêu chí về cảnh quan, văn hoá, con người, nghệ thuật, dịch vụ du lịch và ẩm thực. Hà Nội được độc giả của mạng MSN bình chọn xếp hàng thứ 3 trong Top 10 thành phố có đồ ăn ngon và đáng thưởng thức nhất thế giới. Năm 2006, công ty xếp hạng De Loitte & Touche LLP cũng xếp Hà Nội đứng thứ 3 trong số các thành phố có công suất phòng khách sạn cao nhất thế giới.
Theo số liệu thống kê, năm 2006, công suất buồng phòng khách sạn đạt trung bình 83%, tăng 1% so với năm 2005. Đặc biệt, yếu tố thời vụ giảm gần như không còn mùa thấp điểm, cụ thể như vào tháng 5, 6 hàng năm là thời gian vắng khách của các khách sạn nhưng công suất sử dụng phòng của nhiều khách sạn vẫn đạt trên 70%.
Cùng với sự tăng trưởng không ngừng về lượng khách quốc tế, thị trường khách sạn Hà Nội ngày càng được nhiều nhà đầu tư quan tâm, đặc biệt là về khách sạn cao cấp. Nếu như trong giai đoạn 1996 - 2000 hầu như không có dự án nước ngoài mới về đầu tư khách sạn thì chỉ trong một khoảng thời gian từ cuối năm 2006 đến đầu năm 2007, UBND thành phố Hà Nội đã ký quyết định cho phép 5 chủ đầu tư trong nước, nước ngoài đầu tư xây dựng khách sạn với quy mô lớn với tổng số vốn vào khoảng 1.242 triệu USD với 2.200 phòng khách sạn 5 sao.
Đồng thời, các dự án đang dừng lại từ những năm trước nay lại tiếp tục được triển khai gấp rút để đưa vào hoạt động trong thời gian nhanh nhất. Nhiều nhà đầu tư trong nước cũng đầu tư xây mới khách sạn, đầu tư các trang thiết bị hiện đại như Khách sạn Majestic Salute, Zephir, Flower, Quốc Hoa,...
Chất lượng dịch vụ của khách sạn cũng ngày càng được chú trọng, hầu hết các khách sạn đều quan tâm nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới trang thiết bị và quan tâm hơn đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ lao động. Chất lượng dịch vụ của một số khách sạn đã được đánh giá ngang tầm với các nước du lịch phát triển trong khu vực.
Những thách thức về cơ sở vật chất
Tuy nhiên, thách thức lớn đối với sự phát triển của ngành du lịch Hà Nội chính là vấn đề thiếu cơ sở vật chất phục vụ du khách. Một trong số đó là hệ thống cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn Hà Nội.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội giai đoạn 1997 - 2010 và Báo cáo tổng hợp bổ sung điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2002 - 2010, để có thể đón được 2 triệu khách quốc tế vào năm 2010, Hà Nội sẽ thiếu khoảng 13.000 phòng, đặc biệt là loại khách sạn từ 3- 5 sao quy mô lớn.
Điều này có nghĩa là mỗi năm Hà Nội sẽ thiếu khoảng 2.000 - 3.000 phòng khách sạn, trong đó phần lớn là thiếu các khách sạn từ 3 sao trở lên - loại khách sạn có quy mô đón được các đoàn khách lớn, có các dịch vụ bổ trợ phong phú phục vụ khách và có khả năng tổ chức MICE.
Như vậy, trong 4 năm từ 2007 - 2010, trung bình mỗi năm Hà Nội sẽ phải xây thêm khoảng 3.300 phòng khách sạn, trong đó số phòng khách sạn từ 4 - 5 sao ở vào khoảng 1.700 phòng/ năm, tương đương với việc xây thêm 6 - 7 khách sạn. Số phòng còn lại (trung bình từ 1.800 - 2.300 phòng/năm) sẽ do các nhà đầu tư thuộc các thành phần kinh tế xây dựng theo quy luật cung cầu của thị trường và có thể ở hạng trung bình, quy mô nhỏ hơn.
Hiện nay, bên cạnh một số dự án đã được cấp phép cũ đang được khởi động, hoàn thiện như Khách sạn Intercontinental 5 sao, 315 phòng dự kiến hoàn thành quý II/2007, Khách sạn Đông Đô 3 sao với 56 phòng dự kiến hoàn thành trong năm 2007, đều do Tổng công ty Du lịch Hà Nội đầu tư. Một số khách sạn đang được xây dựng lại với quy mô lớn hơn như Khách sạn Hoàn Kiếm (4 sao, 126 phòng), Đồng Lợi (3 sao, 70 phòng), Dân Chủ (4 sao, 160 phòng)…
Đặc biệt, còn có 5 dự án đầu tư xây dựng khách sạn mới đều thuộc hạng 5 sao tại huyện Từ Liêm (3 dự án), quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy với tổng số vốn đầu tư 1.155 triệu USD và 270 tỷ đồng. Các khách sạn này có quy mô nhỏ nhất là 200 phòng và lớn nhất là 564 phòng.