“Khó tái diễn “sốt” nhà đất!”
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực nhận định tình trạng nhà nhà mua đất như trước đây khó lặp lại
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực nhận định tình trạng nhà nhà mua đất như trước đây khó lặp lại.
Vài tháng gần đây, nhà đất một số khu vực thuộc Tp.HCM và Hà Nội được nhiều người tìm mua và trở nên “sốt” giá. Bộ trưởng nhận định gì về tình hình này?
Thị trường nhà ở, đất ở thường diễn biến theo chu kỳ nhộn nhịp - trầm lắng, quá mức đó là “sốt” - “đóng băng”. Từ những tháng cuối năm 2006 trở lại đây, thị trường nhà ở, đất ở đã ấm lên sau một thời gian trầm lắng. Điều này phù hợp với nhận định ngay từ đầu năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc ấm lên của thị trường nhà đất là kết quả của nhiều nguyên nhân như môi trường đầu tư nước ta tốt lên sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Mỹ thông qua Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam; tăng trưởng kinh tế liên tục đạt mức cao trong nhiều năm; thu nhập của một bộ phận nhân dân tăng khá và có nhu cầu cải thiện nhà ở.
Tuy nhiên, việc “sốt” giá nhà ở, đất ở như đang diễn ra tại một số khu vực của Tp.HCM và Hà Nội thời gian gần đây có những dấu hiệu bất thường. Theo nhận định chung, có tình trạng này là do nhiều người “trúng” chứng khoán đã chuyển sang mua nhà hoặc đầu tư bất động sản. Nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất.
Quan sát số người đang săn lùng mua nhà hoặc đất dự án hiện nay, có thể thấy một bộ phận không nhỏ trong số họ là những người chuyên mua bán nhà đất, sau một thời gian thúc thủ nay thấy nhà đất lên giá đã tung tiền ra mua để bán kiếm chênh lệch giá.
Cũng có một bộ phận thật sự có nhu cầu về nhà ở, lâu nay chần chừ đợi giá xuống thêm, nhưng nay thấy giá nhà đất lên đã vội tìm mua. Cùng một lúc có nhiều người tìm đến các dự án nhà đất làm cho cầu tăng đột biến, trong khi cung chưa kịp tăng tương ứng đã gây nên tình trạng “sốt” giá như chúng ta đang thấy.
Theo Bộ trưởng, tình hình “sốt” giá nhà đất lần này có gì khác so với lần “sốt” giá trước đây?
Chưa thể đưa ra một sự so sánh toàn diện bởi cơn sốt mới chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu so sánh cơn sốt hiện tại với cơn sốt vào các năm 2000-2002 thì có mấy điểm khác như sau.
Trước hết về quy mô, cơn sốt này hiện chỉ diễn ra trên một số khu vực có hạ tầng tốt hoặc một số khu đô thị mới có cự ly gần với trung tâm Tp.HCM hoặc Hà Nội, mặc dù trước mắt có thể cách trở về giao thông nhưng sẽ được giải quyết sau khi khu đô thị mới được hình thành.
Hai là, về loại địa ốc, chủ yếu tập trung vào căn hộ chung cư cao cấp, biệt thự và nền đất ở các khu vực như đã nêu trên. Ba là, về tốc độ tăng giá, cơn sốt lần này tăng nhanh hơn.
Bộ trưởng có cho rằng cơn sốt nhà đất này tiếp tục kéo dài và thời gian tới sẽ lan rộng trên phạm vi cả nước?
Chúng tôi đang theo dõi để có thể đưa ra dự báo có căn cứ. Tuy nhiên, khó có khả năng tái diễn cơn sốt nhà đất như những năm 2000-2002, bởi lẽ trong thời gian qua hành lang pháp lý về kinh doanh bất động sản đã được hoàn thiện một bước quan trọng, vừa quản lý chặt hơn việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, vừa tạo môi trường để đầu tư kinh doanh các dự án về nhà ở.
Tình trạng đầu cơ nền đất và nhà nhà, người người mua nền đất để cất trữ hoặc chờ bán kiếm chênh lệch giá từng xảy ra trước đây đã bị quy định “cấm phân lô bán nền” của nghị định 181/2004 chặn lại. Số nền đất đang giao dịch tại các thành phố, thị xã hiện nay là của những dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư được phê duyệt trước khi nghị định trên có hiệu lực.
Vậy Nhà nước cần có những chính sách ra sao để thị trường phát triển bình thường, không quá “nóng”?
Có ý kiến đề xuất đánh thuế cao đối với người có nhà, đất thứ hai trở đi, hoặc có chế tài đối với các nhà đầu tư nếu dự án triển khai chậm. Những chính sách như thế đều đã được tính đến. Bộ Tài chính đang chuẩn bị để Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật thuế sử dụng đất, trong đó sẽ có các quy định về tính thuế lũy tiến đối với người có nhiều diện tích đất ở.
Luật thuế tài sản, trong đó chủ yếu là nhà đất, cũng đang được xúc tiến nghiên cứu. Còn chế tài đối với nhà đầu tư chậm sử dụng đất trong các dự án đã được quy định trong Luật đất đai.
Điều quan trọng hiện nay là phải đẩy nhanh việc tăng cung về nhà đất cùng với thực hiện nghiêm các qui định hiện có về chống đầu cơ nhà ở, đất ở. Riêng về đất ở, trong kế hoạch sử dụng đất năm năm 2006-2010 của từng tỉnh, thành phố, Chính phủ đã phê duyệt, bảo đảm nhu cầu nhà ở, đất ở tăng lên với mức cao.
Như Tp.HCM, trong 5 năm tới được chuyển gần 3.000 ha đất sang làm đất ở trong đô thị. Nếu thành phố sử dụng tốt diện tích này cho các dự án đầu tư về nhà ở cùng với đẩy nhanh tiến độ thực hiện gần 360 dự án nhà ở đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng hiện nay, nguồn cung về nhà ở sẽ tăng lên và vì vậy sẽ hạn chế “sốt” giá.
Vài tháng gần đây, nhà đất một số khu vực thuộc Tp.HCM và Hà Nội được nhiều người tìm mua và trở nên “sốt” giá. Bộ trưởng nhận định gì về tình hình này?
Thị trường nhà ở, đất ở thường diễn biến theo chu kỳ nhộn nhịp - trầm lắng, quá mức đó là “sốt” - “đóng băng”. Từ những tháng cuối năm 2006 trở lại đây, thị trường nhà ở, đất ở đã ấm lên sau một thời gian trầm lắng. Điều này phù hợp với nhận định ngay từ đầu năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Việc ấm lên của thị trường nhà đất là kết quả của nhiều nguyên nhân như môi trường đầu tư nước ta tốt lên sau khi trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Mỹ thông qua Quy chế Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) đối với Việt Nam; tăng trưởng kinh tế liên tục đạt mức cao trong nhiều năm; thu nhập của một bộ phận nhân dân tăng khá và có nhu cầu cải thiện nhà ở.
Tuy nhiên, việc “sốt” giá nhà ở, đất ở như đang diễn ra tại một số khu vực của Tp.HCM và Hà Nội thời gian gần đây có những dấu hiệu bất thường. Theo nhận định chung, có tình trạng này là do nhiều người “trúng” chứng khoán đã chuyển sang mua nhà hoặc đầu tư bất động sản. Nhưng đó không phải là nguyên nhân duy nhất.
Quan sát số người đang săn lùng mua nhà hoặc đất dự án hiện nay, có thể thấy một bộ phận không nhỏ trong số họ là những người chuyên mua bán nhà đất, sau một thời gian thúc thủ nay thấy nhà đất lên giá đã tung tiền ra mua để bán kiếm chênh lệch giá.
Cũng có một bộ phận thật sự có nhu cầu về nhà ở, lâu nay chần chừ đợi giá xuống thêm, nhưng nay thấy giá nhà đất lên đã vội tìm mua. Cùng một lúc có nhiều người tìm đến các dự án nhà đất làm cho cầu tăng đột biến, trong khi cung chưa kịp tăng tương ứng đã gây nên tình trạng “sốt” giá như chúng ta đang thấy.
Theo Bộ trưởng, tình hình “sốt” giá nhà đất lần này có gì khác so với lần “sốt” giá trước đây?
Chưa thể đưa ra một sự so sánh toàn diện bởi cơn sốt mới chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu so sánh cơn sốt hiện tại với cơn sốt vào các năm 2000-2002 thì có mấy điểm khác như sau.
Trước hết về quy mô, cơn sốt này hiện chỉ diễn ra trên một số khu vực có hạ tầng tốt hoặc một số khu đô thị mới có cự ly gần với trung tâm Tp.HCM hoặc Hà Nội, mặc dù trước mắt có thể cách trở về giao thông nhưng sẽ được giải quyết sau khi khu đô thị mới được hình thành.
Hai là, về loại địa ốc, chủ yếu tập trung vào căn hộ chung cư cao cấp, biệt thự và nền đất ở các khu vực như đã nêu trên. Ba là, về tốc độ tăng giá, cơn sốt lần này tăng nhanh hơn.
Bộ trưởng có cho rằng cơn sốt nhà đất này tiếp tục kéo dài và thời gian tới sẽ lan rộng trên phạm vi cả nước?
Chúng tôi đang theo dõi để có thể đưa ra dự báo có căn cứ. Tuy nhiên, khó có khả năng tái diễn cơn sốt nhà đất như những năm 2000-2002, bởi lẽ trong thời gian qua hành lang pháp lý về kinh doanh bất động sản đã được hoàn thiện một bước quan trọng, vừa quản lý chặt hơn việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất, vừa tạo môi trường để đầu tư kinh doanh các dự án về nhà ở.
Tình trạng đầu cơ nền đất và nhà nhà, người người mua nền đất để cất trữ hoặc chờ bán kiếm chênh lệch giá từng xảy ra trước đây đã bị quy định “cấm phân lô bán nền” của nghị định 181/2004 chặn lại. Số nền đất đang giao dịch tại các thành phố, thị xã hiện nay là của những dự án xây dựng hạ tầng khu dân cư được phê duyệt trước khi nghị định trên có hiệu lực.
Vậy Nhà nước cần có những chính sách ra sao để thị trường phát triển bình thường, không quá “nóng”?
Có ý kiến đề xuất đánh thuế cao đối với người có nhà, đất thứ hai trở đi, hoặc có chế tài đối với các nhà đầu tư nếu dự án triển khai chậm. Những chính sách như thế đều đã được tính đến. Bộ Tài chính đang chuẩn bị để Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật thuế sử dụng đất, trong đó sẽ có các quy định về tính thuế lũy tiến đối với người có nhiều diện tích đất ở.
Luật thuế tài sản, trong đó chủ yếu là nhà đất, cũng đang được xúc tiến nghiên cứu. Còn chế tài đối với nhà đầu tư chậm sử dụng đất trong các dự án đã được quy định trong Luật đất đai.
Điều quan trọng hiện nay là phải đẩy nhanh việc tăng cung về nhà đất cùng với thực hiện nghiêm các qui định hiện có về chống đầu cơ nhà ở, đất ở. Riêng về đất ở, trong kế hoạch sử dụng đất năm năm 2006-2010 của từng tỉnh, thành phố, Chính phủ đã phê duyệt, bảo đảm nhu cầu nhà ở, đất ở tăng lên với mức cao.
Như Tp.HCM, trong 5 năm tới được chuyển gần 3.000 ha đất sang làm đất ở trong đô thị. Nếu thành phố sử dụng tốt diện tích này cho các dự án đầu tư về nhà ở cùng với đẩy nhanh tiến độ thực hiện gần 360 dự án nhà ở đang trong giai đoạn xây dựng hạ tầng hiện nay, nguồn cung về nhà ở sẽ tăng lên và vì vậy sẽ hạn chế “sốt” giá.